Đánh giá thủ tục hành chính từ phƣơng diện pháp luật

Một phần của tài liệu Cải cách thủ tục hành chính tại Ủy ban nhân dân cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 70)

Sau Nghị định 38/NĐ-CP năm 1994, với sự chỉ đạo chặt chẽ của Chính phủ, thủ tục hành chính đã được các cấp, các ngành chú trọng, xem đó như một phương tiện cần thiết trong hoạt động của bộ máy quản lý cũng như bảo đảm thực hiện đúng đắn các quyền và nghĩa vụ của công dân. Đó là điều kiện tốt cho hoạt động của Ủy ban nhân dân cấp xã. Theo tác giả, những cái được của thủ tục hành chính trong hoạt động của Ủy ban nhân dân cấp xã hiện nay là:

Một là, thủ tục hành chính đã được quy định chặt chẽ hơn, cụ thể hơn

trong mối quan hệ giữa Ủy ban nhân dân cấp xã với các cá nhân, tổ chức là đối tượng quản lý.

Hai là, xét về mối quan hệ giữa thủ tục hành chính với các điều kiện thực tế, thủ tục hành chính đã được xây dựng mới, sửa đổi, hoàn thiện theo hướng cải cách trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, yêu cầu hợp tác và hội nhập quốc tế, yêu cầu đảm bảo quyền của công dân, tổ chức và phù hợp với mục tiêu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân.

Ba là, trong các văn bản pháp luật, thủ tục hành chính đã đi theo hướng tích cực, thể hiện ở các điểm sau:

- Thủ tục hành chính được xây dựng mới, sửa đổi có tính đồng bộ, đơn giản, thuận lợi, nhưng vẫn chặt chẽ bảo đảm pháp chế và yêu cầu của quản lý nhà nước.

- Đã bãi bỏ các thủ tục hành chính đối với hoạt động nhất định của công dân, tổ chức không cần thiết là nguyên nhân của các phiền hà đối với công dân, tiêu cực của cán bộ, công chức.

Có thể nhận định rằng, việc cải cách thủ tục hành chính theo Nghị quyết số 38/NQ-CP chưa vươn tới mục tiêu tổng quát cải cách thủ tục hành chính với tính chất như một hệ thống thủ tục thống nhất. Vì trên thực tế Nghị

quyết chỉ yêu cầu từng cơ quan ban hành thủ tục hành chính xem xét, sửa đổi, hủy bỏ các thủ tục hành chính gây phiền hà, rắc rối cho công dân, tổ chức theo các đòi hỏi cũng như định hướng rõ mối quan hệ làm việc giữa các cấp, các cơ quan trong bộ máy hành chính. Hầu như không có hoạt động nào kiểm soát, đòi hỏi có tính chỉ đạo cụ thể của Chính phủ đối với một thủ tục hành chính cụ thể đã được cải cách như thế nào, phải cải cách như thế nào nữa. Bởi vậy, cải cách thủ tục hành chính chưa được xem xét một cách tổng thể, toàn diện trong mục tiêu xây dựng một hệ thống thủ tục hành chính cải cách. Cụ thể, hệ thống thủ tục hành chính nói chung và thủ tục hành chính tại cấp xã nói riêng còn bộc lộ các khiếm khuyết sau:

- Hiện nay chúng ta chưa có Luật về thủ tục hành chính để đưa ra khái niệm chung về thủ tục hành chính, các yếu tố cấu thành cũng như mô hình chung về thủ tục hành chính để từ đó có một quan điểm thống nhất về các thủ tục hành chính.

- Việc ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện thủ tục hành chính còn nhiều chồng chéo, không mang tính dự báo, gây khó khăn cho cán bộ làm công tác tiếp nhận; làm lãng phí tiền bạc của nhà nước. Cụ thể, trước ngày 01/4/2006 tại Ủy ban nhân dân cấp xã tiếp nhận và giải quyết 67 thủ tục trên 5 lĩnh vực. Sau khi tiến hành rà soát, ngày 02/02/2007, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 19/2007/QĐ-UBND phê chuẩn kết quả chuẩn hóa cơ sở pháp lý, thể thức tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết của các cơ quan hành chính thuộc thành phố Hà Nội và ngày 12/3/2007, Sở Nội vụ thành phố Hà Nội ban hành hướng dẫn số 247/SNV-CCHC hướng dẫn việc quản lý, sử dụng Bộ tiêu chuẩn thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền các cơ quan hành chính thuộc thành phố Hà Nội công khai bộ danh mục thủ tục hành chính gồm 58 thủ tục trên 8 lĩnh vực. Đây là một tiến bộ kịp thời đáng ghi nhận của chính quyền thành phố Hà Nội trong công cuộc cải cách thủ tục hành chính, nhưng trong văn bản hướng dẫn này với riêng phần tư pháp - hộ tịch có nhiều chồng chéo mâu thuẫn gây khó

khăn cho người thực hiện. Cụ thể ngày 1/4/2006 Nghị định 158/2005/NĐ-CP của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch có hiệu lực trên toàn quốc thay thế Nghị định số 183/1998/NĐ-CP, trong đó quy định rõ thời gian giải quyết của nhiều thủ tục được rút ngắn lại từ 7 ngày xuống 5 ngày, tránh sự đi lại và chờ đợi của nhân dân. Điều này có nghĩa Nghị định số 158 có hiệu lực thi hành trên thực tế được 01 năm mới có hướng dẫn công khai bộ danh mục thủ tục hành chính tại uu cấp xã của chính quyền thành phố Hà Nội. Tuy nhiên theo hướng dẫn này, thời gian giải quyết hộ tịch của các thủ tục kết hôn, khai sinh, khai tử vẫn áp dụng theo Nghị định số 83/NĐ-CP. Điều này dẫn đến tình trạng cải cách nhưng thực tế không cải cách, gây chồng chéo, mâu thuẫn nhau trong quá trình áp dụng các văn bản pháp luật, gây tâm lý hoang mang cho cán bộ chuyên môn không biết nên áp dụng văn bản hướng dẫn nào.

Như vậy, là một cấp hành chính quan trọng trong quản lý nhà nước, chủ yếu triển khai việc thực hiện các thủ tục hành chính nhưng việc ban hành các văn bản pháp luật về thủ tục hành chính vẫn thiếu sự đồng nhất, dẫn đến tình trạng chồng chéo, mâu thuẫn trong việc áp dụng trên thực tế.

Một phần của tài liệu Cải cách thủ tục hành chính tại Ủy ban nhân dân cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)