Cải cách thủ tục hành chính giai đoạn 2006

Một phần của tài liệu Cải cách thủ tục hành chính tại Ủy ban nhân dân cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 43 - 44)

Trong giai đoạn 2006 - 2010, cải cách hành chính ở Hà Nội đứng trước những yêu cầu mới và được đặt trong bối cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, đòi hỏi xây dựng bộ máy hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chính quy, hiện đại, nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở, đẩy mạnh đấu tranh chống tham nhũng; yêu cầu hội nhập kinh tế với các nước trong khu vực và quốc tế, tiếp tục cơ cấu lại nền kinh tế, đẩy mạnh phân cấp trung ương với địa phương, thực hiện xã hội hóa trong lĩnh vực y tế, văn hóa, giáo dục và thể dục thể thao; yêu cầu hiện đại hóa nền hành chính nhà nước, tin học hóa quản lý nhà nước, tiến tới xây dựng Chính phủ điện tử trên địa bàn thành phố. Những yêu cầu này không chỉ là thời cơ, mà còn là thách thức, đòi hỏi thành phố Hà Nội trở thành một trong những địa phương đi đầu trong công tác cải cách hành chính.

Nhiệm vụ trọng tâm của chương trình cải cách hành chính giai đoạn 2006 - 2010 là cải cách thể chế hành chính, trong đó có sự thể chế về tổ chức và hoạt động của bộ máy chính quyền các cấp, cụ thể chỉ đạo thực hiện quy chế "Một cửa" đối với toàn bộ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền tiếp nhận của các cơ quan hành chính thành phố là then chốt, tiến tới thực hiện quy chế "Một cửa" liên ngành, liên thông trên phạm vi toàn thành phố. Từ việc thực hiện quy chế "Một cửa", tiếp tục phát hiện những bất hợp lý trong tổ chức bộ máy, trong cơ chế phối hợp quản lý, trong chính sách đối với cán bộ, công chức để từng bước khắc phục, tháo gỡ nhằm đạt được mục tiêu thủ tục hành chính minh bạch, đơn giản, không phiền hà.

Trên tinh thần này, quá trình cải cách thủ tục hành chính tại Ủy ban nhân dân cấp xã hiện nay trên địa bàn thành phố Hà Nội vẫn đang được tiếp

tục triển khai. Kết quả của công cuộc cải cách này hoàn toàn xứng đáng với việc được lựa chọn là "khâu đột phá" trong công cuộc cải cách hành chính nói chung tại Việt Nam. Tuy nhiên, để nhận diện rõ và đánh giá đầy đủ về thực trạng thủ tục hành chính cũng như quá trình cải cách thủ tục hành chính tại chính quyền cơ sở giai đoạn hiện nay, cần đi sâu phân tích thực trạng cải cách thủ tục hành chính trong một số lĩnh vực quan trọng, nhạy cảm và thường gặp nhất như hộ tịch, chứng thực, tài nguyên - môi trường, khiếu nại - tố cáo...

Một phần của tài liệu Cải cách thủ tục hành chính tại Ủy ban nhân dân cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 43 - 44)