được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã
Đây là một trong những hướng rất quan trọng của việc hoàn thiện pháp luật thủ tục hành chính trong hoạt động của bộ máy chính quyền cơ sở nói riêng và luật về thủ tục hành chính nói chung. Rà soát thủ tục hành chính là việc liệt kê, xem xét các quy định về một hay một nhóm thủ tục hành chính, đánh giá sự phù hợp dưới góc độ hợp pháp cũng như hợp lý. Cụ thể là xem xét thẩm quyền ban hành, hình thức, nội dung, sự phù hợp với hệ thống văn bản pháp luật và với thực tế cuộc sống.
Rà soát thủ tục hành chính có thể mang lại sản phẩm ở mức độ cao hơn, đó là hệ thống hóa thủ tục hành chính. Hệ thống hóa thủ tục hành chính sẽ mang lại một bộ chuẩn về thủ tục hành chính tại xã, phường, thị trấn, hỗ trợ và bảo đảm tính chính xác, thuận lợi cho cơ quan có thẩm quyền trong việc áp dụng thủ tục hành chính. Đối với người dân, việc hệ thống hóa thủ tục hành chính cũng là điều kiện để họ tìm hiểu, nâng cao ý thức pháp luật cũng như cách thức để bảo vệ quyền lợi của mình khi tham gia thủ tục.
3.2.1.2 Tiếp tục sửa đổi, bổ sung những quy địnhthủ tục hành chính
Sửa đổi, bổ sung những quy định thủ tục hành chính đang được thực hiện tại xã, phường, thị trấn, thể hiện tinh thần cải cách theo hướng đơn giản hóa thủ tục, giảm tải giấy tờ, rút ngắn quy trình, thời gian giải quyết cho nhân dân. Việc đơn giản hóa giấy tờ, rút ngắn quy trình này phải được kết hợp với việc triển khai thực hiện tốt cơ chế một dấu - một cửa; thực hiện nghiêm nguyên tắc công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước các cấp; phổ biến rộng rãi và niêm yết công khai quy chế, quy trình xử lý công việc để nhân dân và doanh nghiệp biết.
Cho dù cải cách thủ tục hành chính theo phương hướng nào thì quá trình thực hiện cải cách thủ tục hành chính luôn phải đảm bảo nguyên tắc bám sát mục tiêu chương trình tổng thể của Chính phủ về cải cách nền hành chính
nhà nước giai đoạn 2001 - 2010 là: "Xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại hóa, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả theo nguyên tắc của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa" [43]; bám sát Đề án đơn giản hóa thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước - một đề án được coi là nhiệm vụ trọng tâm của kế hoạch cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2006 - 2010. Các giải pháp đưa ra nhằm cải cách thủ tục hành chính có hiệu quả hơn nữa phải đáp ứng được mục tiêu đơn giản hóa thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước nhằm bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ, đơn giản, công khai, minh bạch của thủ tục hành chính; tạo sự thuận lợi cho cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp trong tiếp cận và thực hiện thủ tục hành chính; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; góp phần phòng, chống tham nhũng, lãng phí.