Tiếp tục thực hiện cơ chế "Một cửa" trong giải quyết thủ tục hành chính tại Ủy ban nhân dân cấp xã như một nhiệm vụ trọng tâm

Một phần của tài liệu Cải cách thủ tục hành chính tại Ủy ban nhân dân cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 82 - 83)

tục hành chính tại Ủy ban nhân dân cấp xã như một nhiệm vụ trọng tâm của cải cách thủ tục hành chính

Để khắc phục những nhược điểm khiến cho thời gian qua mô hình này chưa đáp ứng được hết nhu cầu phục vụ nhân dân và doanh nghiệp, các giải pháp về cải cách thủ tục hành chính cần được xây dựng đúng tinh thần Nghị quyết số 38/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 04/5/1994 về cải cách một bước thủ tục hành chính; Chương trình Tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001 - 2010; Quyết định 93/2007/QĐ-TTg ngày 22/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương; Quyết định số 156/2003/QĐ-UB ngày 11/11/2003 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc thực hiện cơ chế "Một cửa" trong giải quyết thủ tục hành chính tại các cơ quan hành chính; Quyết định số 171/2004/QĐ-UB ngày 22/11/2004 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc thực hiện Quy chế "Một cửa" trong giải quyết thủ tục hành chính tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn; Chỉ thị số 09/2005/TT-TTg ngày 05/01/2005 của Thủ tướng Chính phủ về

việc tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách hành chính và Quyết định số 19/2007/QĐ-UBND ngày 02/02/2007 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về việc niêm yết công khai và thực hiện 58 thủ tục hành chính tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn…

Như vậy, trong giai đoạn 2006 - 2010, đứng trước yêu cầu phát triển kinh tế và giải quyết những vấn đề bức xúc của đời sống xã hội phù hợp với xu hướng phát triển của nền kinh tế tri thức, xu hướng dân chủ hóa và hội nhập quốc tế. Với vai trò và vị trí là Thủ đô của Việt Nam, là trái tim của cả nước, đầu não chính trị - hành chính quốc gia, Hà Nội cần phải làm tốt nhiệm vụ cải cách hành chính hơn bất cứ một địa phương nào trong cả nước để xứng tầm với vị trí đặc biệt đang có. Bởi vậy, cải cách thủ tục hành chính tại bộ máy chính quyền cơ sở cần thể hiện rõ nét tính chất phục vụ của bộ máy hành chính của dân, do dân, vì dân, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của chính quyền các cấp.

Một phần của tài liệu Cải cách thủ tục hành chính tại Ủy ban nhân dân cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 82 - 83)