Phát triển nông nghiệp và nông thôn.

Một phần của tài liệu Phân phối thu nhập ở Malaixia và một số kinh nghiệm đối với Việt Nam (Trang 66)

Phát triển nông nghiệp và nông thôn đóng vai trò quan trọng trong việc thủ tiêu đói nghèo và cải thiện phân phối thu nhập trong thời kỳ NEP. Bởi lẽ tình trạng đói nghèo ở Malaixia tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn và cũng là nơi có nhiều người Mã Lai sinh sống. Qua bốn thời kỳ kế hoạch 5 năm, chính phủ đã dành những khoản đầu tư lớn cho phát triển nông nghiệp và nông thôn.

Vấn đề trọng tâm trong các kế hoạch phát triển nói trên là chương trình phát triển khu vực bao gồm phát triển đất mới và cải tạo đất hiện có. Phát triển khu vực nhằm mục tiêu khắc phục những mất cân đối về cơ cấu kinh tế giữa các khu vực, làm giảm dòng người di cư từ nông thôn ra thành thị và thúc đẩy sự liên kết nông nghiệp với công nghiệp. Vào những năm cuối thập kỷ 60, đầu 70, để vượt qua những khó khăn do thiếu ruộng đất, chính phủ Malaixia không theo đuổi các chương trình cải cách ruộng đất truyền thống

62

mà thực hiện các chương trình phát triển đất mới. Trong chương trình phát triển đất mới, chính phủ đã thực hiện các kế hoạch định cư đồng bộ và toàn diện do cơ quan phát triển đất liên bang (FELDA) thực hiện. Trong chương trình này, việc định cư dành cho những người nông dân không có hoặc thiếu ruộng đất do nhân khẩu tăng. Những khu đất rộng có tính chất qui mô kinh tế đã được phân phối cho những người nông dân không ruộng đất đến định cư để trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao với việc sử dụng kỹ thuật sản xuất hiện đại. Nhà nước đã cung cấp trọn gói dịch vụ cơ sở hạ tầng vật chất, kinh tế và tiện nghi xã hội để cho người dân yên tâm tồn tại lâu dài. Theo kết quả đánh giá của chính phủ, các chương trình phát triển đất mới do FELDA thực hiện trong các kế hoạch 5 năm đều hoàn thành vượt mức chỉ tiêu đặt ra. Đây là chương trình đóng góp quan trọng vào việc nâng cao thu nhập cho các hộ gia đình nghèo, góp phần vào việc giảm đói nghèo và cải thiện phân phối thu nhập ở khu vực nông thôn trong suốt thời kỳ NEP. Chương trình cải tạo đất hiện có bao gồm các chương trình phát triển nông nghiệp tổng hợp (IADP). Các IADP được thiết lập nhằm củng cố và hồi phục đất đai, các trang trại hoạt động kém hiệu quả để đối phó với tình trạng năng suất lao động thấp và nghèo đói. Vấn đề trung tâm của chiến lược phát triển này là chương trình phát triển kinh tế xã hội và nông nghiệp toàn diện Trong chương trình này, chính phủ đầu tư cho việc cải tiến công nghệ, đào tạo, nghiên cứu, cải thiện dịch vụ đầu vào nhằm nâng cao năng suất, hiệu quả và tăng thu nhập cho người lao động. Để thực hiện có hiệu quả các chương trình và kế hoạch đề ra, chính phủ Malaixia đã thành lập các cơ quan phát triển khác nhau nhằm hỗ trợ cho các IADP thông qua các giải pháp cả gói bao gồm xây dựng cơ sở hạ tầng vật chất và các tiện nghi xã hội. Vấn đề trọng tâm khác trong chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn là việc cung cấp các dịch vụ hỗ trợ và trợ cấp nông nghiệp. Trong số này phải kể đến việc mở rộng dịch vụ nghiên

63

cứu, đào tạo, trợ cấp tín dụng, trợ cấp giá và các dịch vụ đầu vào, chế biến và tiếp thị để giảm chi phí sản xuất thực tế và nâng cao hiệu quả sản xuất. Nhà nước cũng thực hiện kế hoạch trợ giúp cho những hộ nông dân sản xuất nhỏ thông qua các quĩ đầu tư để trồng mới, trồng lại góp phần nâng cao năng suất và đa dạng hoá các sản phẩm. Bên cạnh đó, quá trình mở rộng việc làm và tăng thu nhập ở nông thôn còn được thực hiện thông qua kế hoạch phát triển các ngành chế biến các sản phẩm nông nghiệp, công nghệ sau thu hoạch và các ngành nghề thủ công.

Cuối cùng, chương trình phát triển xã hội được xem như là một chương trình bổ sung cần thiết cho chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn. Các chương trình này gồm có: chương trình cung cấp những tiện nghi xã hội cơ bản, phát triển cộng đồng thông qua kế hoạch giúp đỡ lẫn nhau, cung cấp thực phẩm và dinh dưỡng tốt hơn cho các hộ gia đình nông thôn nhằm cải thiện tình trạng sức khoẻ và nâng cao mức sống.

Bước vào thập kỷ 90, quá trình công nghiệp hoá với qui mô ngày càng mở rộng trong điều kiện tự do hoá kinh tế được đẩy mạnh đã làm cho tình trạng phân phối thu nhập có phần xấu đi ở khu vực nông thôn. Bên cạnh lý do nêu trên, còn có một số nguyên nhân khác nữa đó là: Thứ nhất: những chính sách lớn của nhà nước về phát triển nông nghiệp và nông thôn không diễn ra một cách qui mô và rầm rộ như thời kỳ NEP. Bắt đầu kế hoạch 5 năm lần thứ sáu 1991-1995, chính phủ không đầu tư vào chương trình phát triển các vùng đất mới mà chỉ tập trung vào các dự án nâng cao năng lực sản xuất của các trang trại hiện có. Việc phát triển các vùng đất mới bị giới hạn do khó khăn về quĩ đất và nhu cầu bảo vệ môi trường. Thứ hai: Những chính sách đầu tư của nhà nước nhằm phát triển các vùng đất và trang trại hiện có về cơ bản không cải thiện được hiện trạng sản xuất. Lý do chủ yếu ở đây là vì những hộ nghèo được nhà nước quan tâm đầu tư đều là những hộ nông dân sản xuất

64

nhỏ, yếu kém về mặt tổ chức, chậm áp dụng tiến bộ kỹ thuật và công nghệ. Hơn nữa, quá trình công nghiệp hoá mạnh mẽ trong những năm 90 cũng dẫn đến một bộ phận lớn thanh niên nông thôn bỏ ruộng đất hoang hoá, tìm kiếm việc làm ở các khu công nghiệp. Chính vì những lý do đó, nông nghiệp bị rơi vào tình trạng tăng trưởng chậm hoặc suy giảm. Trong điều kiện như vậy, những hộ nông dân, nhất là những hộ sản xuất nhỏ không có điều kiện kiếm sống nào khác thường rơi vào tình trạng nghèo đói và cùng cực.

Nhìn một cách tổng quát, chương trình phát triển nông nghiệp và nông thôn đã đem lại bộ mặt mới cho khu vực, góp phần quan trọng vào việc giảm đói nghèo, tăng thu nhập và phúc lợi cho cư dân nông thôn. Tuy nhiên, quá trình thực hiện các kế hoạch và chương trình như IADP, trợ cấp cho nông dân trồng lúa, trợ cấp cho hộ nông dân nhỏ trồng cao su…lại chưa thực sự có hiệu quả. Do chưa chú trọng các đối tượng cụ thể, nhất là các hộ nông dân nghèo, đặc biệt là sự lơi lỏng trong quá trình giám sát thực hiện của các cơ quan nhà nước đã làm giảm đáng kể hiệu quả của chương trình cải thiện phân phối và tái phân phối thu nhập ở nông thôn.

Một phần của tài liệu Phân phối thu nhập ở Malaixia và một số kinh nghiệm đối với Việt Nam (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)