Bước vào thập kỷ 70, Malaixia đã phải đương đầu với hàng loạt vấn đề kinh tế-xã hội. Sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn, giữa các tầng lớp dân cư, giữa các tộc người Mã Lai, Hoa, Ấn về việc làm, thu nhập và của cải trở nên sâu sắc. Sau 13 năm độc lập, chỉ số phân phối thu nhập theo nhóm người cho thấy sự bất bình đẳng tăng lên. Ở bán đảo Malaixia, thu nhập của 20% số hộ có thu nhập cao nhất tăng từ 48,6% năm 1957 lên 55,7% năm 1970 trong khi thu nhập của 40% số hộ có thu nhập thấp nhất giảm từ 15,9% xuống 11,5% trong cùng thời kỳ. Hệ số Gini vì thế đã tăng từ 0,412 năm 1957 lên 0,513 năm 1970. Khi xét riêng từng tộc người Mã Lai, Hoa, Ấn về các chỉ số nêu trên cũng cho thấy tình trạng bất bình đẳng tăng lên. Tại bán đảo Mã Lai, hệ số Gini của người Mã Lai, Hoa, Ấn, lần lượt tăng từ 0,342, 0,374, 0,347 năm 1957 lên 0,466, 0,455, 0,463 năm 1970. Năm 1970, thu nhập hộ gia đình ở thành thị cao hơn ở khu vực nông thôn là 2,14 lần. Trong khoảng thời gian từ năm 1957 đến năm 1970, tỉ lệ đói nghèo của toàn bộ bán đảo Malaixia giảm không đáng kể từ 51,2% xuống 49,3%. Trong đó, ở nông thôn tỉ lệ nghèo đói là rất cao với 58,7% so với khu vực thành thị là 21,3% và tộc người Mã Lai là tộc người có tỉ lệ nghèo đói cao nhất. Bên cạnh đó, tỉ lệ thất nghiệp cũng gia tăng trong thời kỳ nói trên. Đặc biệt, sự khác biệt giữa ba cộng đồng tộc người về thu nhập, việc làm và sở hữu của cải trở thành một vấn đề nghiêm trọng. Năm 1970, thu nhập trung bình tháng của hộ gia đình người Hoa là 399 Ringgit (RM), Ấn Độ là 310 RM và người Mã Lai là 172 RM. Cũng trong năm này, tỉ lệ sở hữu cổ phần trong các công ty kinh doanh của người Mã Lai chỉ chiếm 2,4% (trong đó các cá nhân là 1,6%), của người Malaixia khác (chủ yếu người Hoa) là 34,3% và người nước ngoài là 63,3% [29, tr. 8 và 11].
Để khắc phục những mất cân đối nêu trên, Malaixia đã thi hành chính sách kinh tế mới (NEP) kéo dài trong thời kỳ 1971-1990. Có thể nói, NEP đã góp phần đáng kể vào quá trình phát triển kinh tế-xã hội và cải thiện phân
42
phối thu nhập ở Malaixia. Xét toàn bộ thời kỳ 1970-1990, thu nhập của 20% số hộ gia đình có mức thu nhập cao nhất đã giảm từ 55,7% năm 1970 xuống còn 50,4% năm 1990, mặc dù đã tăng lên 57,7% trong thời kỳ 1970-1976. Tương tự như vậy, thu nhập của 40% số hộ gia đình có mức thu nhập thấp nhất cũng giảm từ 11,5% năm 1970 xuống 11,1% năm 1976 và tăng lên 14,3% năm 1990. Hệ số Gini cũng phản ánh xu hướng bất bình đẳng tăng lên trong thời kỳ đầu và được cải thiện ở giai đoạn sau từ 0,513 năm 1970 tăng lên 0,529 năm 1976 và giảm còn 0,446 năm 1990 (xem bảng 2.2). Sự bất bình đẳng trong phân phối thu nhập tăng lên trong thời kỳ đầu là do xu hướng phát triển trước đó vẫn tiếp tục khi mà các chính sách điều tiết mới của chính phủ chưa phát huy hiệu lực. Sự cải thiện trong phân phối thu nhập cũng được thể hiện ở tỉ số chênh lệch giữa các nhóm thu nhập (tỉ số giữa phần thu nhập của 20% dân số giàu nhất và 20% dân số nghèo nhất). Chỉ số này ở Malaixia đã giảm từ 16 lần năm 1973 xuống 11,7 lần năm 1989. Mặc dù bất bình đẳng thu nhập tổng thể được cải thiện nhưng nếu xét cụ thể năm 1990 thì với hệ số Gini là 0,446, Malaixia cũng chỉ ở mức trung bình so với khu vực Đông Nam Á. Đặc biệt, năm 1990, 40% dân số thu nhập thấp nhất ở Malaixia chỉ chiếm 14,3% tổng thu nhập. Như vậy, nếu theo tiêu chuẩn của Ngân hàng Thế giới thì đây là con số tương đối bất bình đẳng.
Bảng 2.2: Phân phối thu nhập hộ gia đình theo nhóm: Malaixia 1970- 1990 Tỉ lệ hộ gia đình Phần thu nhập (%) 1970 1976 1990 Cả nƣớc Nhóm 20% cao nhất 55,7 57,7 50,4 Nhóm 40% trung lưu 32,9 31,2 35,3 Nhóm 40% thấp nhất 11,5 11,1 14,3
43 Hệ số Gini 0,513 0,529 0,446 Thu nhập hộ gia đình tháng (RM) 264 514 1163 Nông thôn Nhóm 20% cao nhất 51,0 54,5 47,1 Nhóm 40% trung lưu 35,9 33,7 37,1 Nhóm 40% thấp nhất 13,1 11,8 15,8 Hệ số Gini 0,469 0,500 0,409 Thu nhập hộ gia đình tháng (RM) 200 392 927 Thành thị Nhóm 20% cao nhất 55,0 55,9 50,6 Nhóm 40% trung lưu 32,8 32,2 35,1 Nhóm 40% thấp nhất 12,2 11,9 14,3 Hệ số Gini 0,503 0,512 0,445 Thu nhập hộ gia đình tháng 407 830 1591 Hệ số khác biệt Thành thị -Nông thôn 2,14 2,19 1,70
Nguồn: Anand (1983), Malaysia (1981, 1991), Economic Planning Unit Prime Minister's Department (1981,1991).
Phân phối thu nhập hộ gia đình theo các nhóm ở nông thôn và thành thị đều phản ánh xu hướng biến đổi tương tự như khi ta xét trên toàn bộ. Nghĩa là phân phối thu nhập ở cả nông thôn và thành thị xấu đi trong thời kỳ 1970- 1976 và được cải thiện ở giai đoạn từ 1976-1990. Tuy nhiên, nếu xét riêng khu vực thành thị hay nông thôn, chúng ta dễ dàng nhận thấy phân phối thu nhập ở thành thị bất bình đẳng hơn khu vực nông thôn. Nếu như năm 1970, ở nông thôn nhóm 20% hộ gia đình thu nhập cao nhất và nhóm 40% thu nhập thấp nhất là 51% và 13,1% thì năm 1990 các con số tương ứng là 47,1% và
44
15,8%. Trong khi đó, các con số tương tự ở thành thị năm 1970 là 55% và 12,2%, năm 1990 là 50,6% và 14,3%. Hệ số Gini ở khu vực nông thôn và thành thị lần lượt giảm từ 0,469 và 0,503 năm 1970, xuống 0,409 và 0,445 năm 1990. So sánh thu nhập hộ gia đình bình quân giữa khu vực thành thị và nông thôn, hệ số khác biệt đã được cải thiện trong thời kỳ 1970-1990. Nếu như năm 1970, thu nhập hộ gia đình/tháng của khu vực nông thôn là 200 RM thì ở thành thị là 407 RM, nghĩa là sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn là 2,14 lần thì năm 1990 hệ số khác biệt đã giảm còn 1,7 lần với mức thu nhập hộ gia đình bình quân ở thành thị và nông thôn lần lượt là 1591 RM và 927 RM (xem bảng 2.2).
Phân phối thu nhập hộ gia đình khi khảo sát theo từng bang cho thấy mức độ bất bình đẳng giữa các bang và trong từng bang đã được cải thiện trong thời kỳ 1970-1990. Năm 1970, thu nhập hộ gia đình/tháng của bang Selangor (bang cao nhất) là 417 RM và bang Perlis (bang thấp nhất) là 121 RM, tức hệ số khác biệt là 3,4 lần. Năm 1990, hệ số khác biệt giữa bang cao nhất (Kuala lumpur) và bang thấp nhất (Kelantan) chỉ còn 2,6 lần. Thu nhập hộ gia đình/tháng được cải thiện đáng kể ở các bang nghèo, có những bang tăng lên 6 hay 7 lần như Kelantan, Perlis, những bang còn lại tăng trung bình khoảng 3 đến 4 lần trong thời kỳ 1970-1990. Năm 1990, các bang có hệ số Gini thấp nhất là Pahang, Johor, Negeri Sembilan, Kedah, các bang có hệ số Gini cao nhất là Sabah, Terengganu, Sarawak… Nhìn chung, các bang có thu nhập trung bình tháng hộ gia đình cao hơn thì phân phối thu nhập bất bình đẳng hơn (hệ số Gini cao hơn). Tuy nhiên, có bang như Terengganu, thu nhập hộ gia đình thấp thứ ba nhưng lại ở vị trí thứ hai về bất bình đẳng năm 1990. Cũng trong năm này, các bang như Johor, Melaka, Negeri Sembilan có mức thu nhập hộ gia đình/tháng tương đối cao nhưng mức độ bất bình đẳng thu nhập lại thấp hơn (những bang này có hệ số Gini thấp hơn các bang có thu nhập thấp) [31, tr. 59].
45
Phân phối thu nhập xét theo tộc người Mã Lai, Hoa, Ấn cũng phản ánh xu hướng được cải thiện trong nội bộ từng tộc người và giữa ba cộng đồng thời kỳ 1970-1990. Hệ số Gini của người Mã Lai đã giảm từ 0,466 xuống 0,429, người Ấn từ 0,463 giảm còn 0.390 và người Hoa từ 0,455 xuống 0,419 trong cùng thời kỳ đã nêu. Phân phối thu nhập theo nhóm ở từng tộc người cũng được cải thiện. Tỷ lệ thu nhập của nhóm 20% số hộ thu nhập cao nhất đều giảm và nhóm 40% số hộ thu nhập thấp nhất đều tăng ở cả ba cộng đồng thời kỳ 1970-1990.
Tuy nhiên, khi so sánh thu nhập hộ gia đình/tháng giữa ba cộng đồng tộc người năm 1990 thì thu nhập bình quân của người Mã Lai được cải thiện với tốc độ nhanh hơn, mặc dù họ vẫn ở vị trí thấp nhất. Thu nhập hộ gia đình/tháng của người Mã Lai tăng từ 172 RM năm 1970 lên 931 RM năm 1990, người Hoa từ 399 lên 1582 RM và người Ấn từ 310 lên 1201 RM trong cùng thời kỳ so sánh. Do đó, hệ số khác biệt về thu nhập hộ gia đình giữa ba cộng đồng tộc người cũng được thu hẹp. Nếu như năm 1970, hệ số khác biệt về thu nhập giữa người Mã Lai và người Hoa là 1: 2,29, giữa người Mã Lai và người Ấn là 1:1,77 thì năm 1990 các tỉ lệ trên lần lượt giảm còn 1:1,74 và 1:1,29 [27].
Mặc dù chênh lệch về thu nhập hộ gia đình giữa người Mã Lai với người Hoa và người Ấn đã được cải thiện nhưng nếu xét theo nhóm thu nhập ở từng tộc người thì vị trí của người Mã Lai vẫn rất yếu kém. Theo báo cáo của Samsudin Hitam tại hội nghị kinh tế Bumiputera lần thứ 4 (9-1999) thì năm 1990 trong tổng số hộ gia đình người Mã Lai, số hộ lọt vào nhóm 20% thu nhập cao nhất chỉ có 13,2%, còn số hộ nằm ở nhóm 40% thu nhập thấp nhất lên đến 49,6%. Trong khi đó các con số tương tự của người Hoa là 34,1%, 21,1%, người Ấn là 21,1% và 31,5% [31, tr. 25]. Điều đó có nghĩa là người Mã Lai vẫn chiếm tỉ lệ nhỏ trong nhóm thu nhập cao nhất và chiếm tỉ lệ cao trong nhóm thu nhập thấp nhất.
46
Trong thời kỳ 1970-1990, tỉ lệ đói nghèo đã giảm từ 49,3% xuống còn 17%. Trong đó, tỉ lệ nghèo đói ở thành thị và nông thôn lần lượt giảm từ 21,3% và 58,7% năm 1970 xuống 7,5% và 21,8% năm 1990. Năm 1990, tỉ lệ hộ cực nghèo (được xác định là có thu nhập bằng một nửa hộ nghèo theo tiêu chuẩn nghèo đói quốc gia) là 4,0%, bao gồm 1,4% ở thành thị và 5,2% ở nông thôn [32, tr. 25]. So với việc cải thiện phân phối thu nhập thì tỉ lệ giảm đói nghèo dường như đạt được tiến bộ nhanh hơn. Điểm đáng lưu ý là bất bình đẳng thu nhập giữa các khu vực, giữa các bang cũng phù hợp với tình trạng khác biệt về đói nghèo. Nói cách khác, các bang, các khu vực có thu nhập cao thì tình trạng đói nghèo thấp và ngược lại. Ở Malaixia, tình trạng đói nghèo tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn. Trong số họ, các đối tượng nghèo thường là những người nông dân sản xuất nhỏ bao gồm những hộ nông dân trồng cao su, trồng dừa, đánh cá. Năm 1990, tỉ lệ nghèo đói giữa các bang biến đổi từ 7,8 đến 34%. Selangor là bang có tỉ lệ nghèo đói thấp nhất và bang có tỉ lệ cao nhất là Sabah. Những bang có tỉ lệ nghèo đói khá cao (khoảng 30-31%) là Kedah, Kelantan và Terengganu, tiếp đó là Sarawak 28%. Perak và Perlis có tỉ lệ nghèo đói lần lượt là 19 và 17% {32, tr. 25]. Về cơ bản, nhân tố chủ yếu gây ra sự đói nghèo là do sự khác biệt về khu vực địa lý và khu vực hoạt động kinh tế đi liền với tình trạng sở hữu bất bình đẳng đối với các tài sản có thể tạo ra thu nhập.