Bất bình đẳng thu nhập có chiều hướng tăng.

Một phần của tài liệu Phân phối thu nhập ở Malaixia và một số kinh nghiệm đối với Việt Nam (Trang 93 - 103)

Về cơ bản, những số liệu về phân phối thu nhập ở Việt Nam thời kỳ trước và ngay sau khi đổi mới là không đủ độ tin cậy. Những số liệu về tình hình phân phối thu nhập ở nước ta mới chỉ xuất hiện trong khoảng một thập kỷ gần đây. Bảng 3.2 dưới đây cung cấp các số liệu về hệ số Gini theo mức chi tiêu cho cả nước và các khu vực. Toàn bộ Việt Nam được phân chia theo bảy khu vực.

Bảng 3.2: Hệ số Gini theo mức chi tiêu ở Việt Nam thời kỳ 1993-2002.

1993 1998 2002 Cả nước 0,34 0,35 0,37 Thành thị 0,35 0,34 0,35 Nông thôn 0,28 0,26 0,28 Vùng núi phía Bắc 0,25 0,26 0,34 Vùng Châu thổ Sông Hồng 0,32 0,32 0,36

89

Vùng ven biển Bắc miền Trung 0,25 0,29 0,30

Vùng ven biển nam miền Trung 0,36 0,33 0,33

Khu vực Tây Nguyên 0,31 0,31 0,36

Vùng Đông Nam Bộ 0,36 0,36 0,38

Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long 0,33 0,30 0,30

Nguồn: Tổng cục Thống kê (GSO) và Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), (2003).

Trong bảng cho thấy, bất bình đẳng xét về hệ số Gini theo chi tiêu trong cả nước tăng lên từ 0,34 năm 1993 lên 0,37 năm 2002. Chỉ số này khi so sánh giữa thành thị và nông thôn cho thấy có sự khác biệt khá lớn khi khu vực thành thị bất bình đẳng hơn nhiều so với khu vực nông thôn trong suốt một thập kỷ. Năm 2002, hệ số Gini của khu vực thành thị và nông thôn lần lượt là 0,35 và 0,28. Tuy nhiên, khi xét riêng từng khu vực nông thôn hay thành thị cho thấy các con số không có sự thay đổi trong thời kỳ 1993-2002. Hệ số này khi xét trên 7 vùng của cả nước cho thấy các khu vực như Đông Nam Bộ và Thành phố Hồ Chí Minh, khu vực Đồng bằng Sông Hồng, và Tây Nguyên là những khu vực có mức độ bất bình đẳng cao nhất năm 2002. Xét về xu hướng biến đổi, có thể thấy, hầu hết các vùng đều có hệ số Gini tăng nhanh trong thời kỳ như vùng núi phía Bắc tăng từ 0,25 lên 0,34, khu vực Tây Nguyên tăng từ 0,31 lên 0,36, vùng ven biển Bắc miền Trung từ 0,25 lên 0,30… Trong khi đó, các khu vực như ven biển Nam Trung Bộ và Đồng bằng Sông Cửu long, hệ số Gini đều được cải thiện trong thời kỳ 1993-2002, khu vực ven biển Nam Trung Bộ giảm từ 0,36 xuống 0,33 và Đồng bằng Sông Cửu Long giảm từ 0,33 xuống 0,30.

90

Mặt khác, khi xem xét sự khác biệt giữa các nhóm dân cư về chi tiêu theo cùng nguồn số liệu của GSO và ADB năm 2003 cũng cho thấy, mức độ bất bình đẳng đã tăng lên. Nếu như toàn bộ dân cư chia ra thành năm nhóm, thì phần chi tiêu của bốn nhóm từ nghèo nhất đến gần giàu nhất đều giảm trong khi phần chi tiêu của nhóm dân cư giàu nhất tăng lên trong giai đoạn 1993-2002. Phần chi tiêu của nhóm dân cư nghèo nhất giảm từ 8,4% năm 1993 xuống 7,8% năm 2002, của nhóm dân cư gần nghèo nhất giảm từ 12,3% xuống 11,2% trong cùng thời kỳ. Tương tự như vậy, phần chi tiêu của nhóm trung lưu giảm từ 16% xuống 14,6% và của nhóm dân cư gần với nhóm thượng lưu giảm từ 21,5% xuống 20,6%. Như vậy, nhóm dân cư giàu nhất là nhóm duy nhất tăng từ 41,8% năm 1993 lên 45,9% năm 2002. Sự thay đổi trong phần chi tiêu của các nhóm dân cư đã làm cho tỉ số khác biệt về chi tiêu giữa nhóm giàu nhất và nhóm nghèo nhất tăng lên từ 4,97 lần năm 1993 lên 6,03 lần năm 2002.

Khi đánh giá về bất bình đẳng, chúng ta có thể thấy giữa thu nhập và chi tiêu của các nhóm dân cư có sự khác biệt. Do đó, giữa hệ số Gini hay tỉ lệ khác biệt giữa các nhóm dân cư theo mức chi tiêu với hệ số Gini theo thu nhập và tỉ lệ khác biệt giữa các nhóm thu nhập có sự khác nhau đáng kể. Nói cách khác, có sự khác nhau căn bản giữa bất bình đẳng theo chi tiêu và bất bình đẳng thu nhập. Bảng 3.3 dưới đây cho thấy bất bình đẳng thu nhập của Việt Nam có chiều hướng tăng lên nhanh hơn trong cùng thời kỳ so sánh nêu trên.

Bảng 3.3: Bất bình đẳng thu nhập ở Việt Nam qua một số thước đo (1993- 2002).

91

Hệ số Gini 0,33 0,35 0,391

Hệ số chênh lệch thu nhập (lần) giữa:

- 20% dân số thu nhập cao nhất và 20% dân số thu nhập thấp nhất

- 10% dân số thu nhập cao nhất và 10% dân số thu nhập thấp nhất

- 5% dân số thu nhập cao nhất và 5% dân số thu nhập thấp nhất 7,5 10,6 19,85 9,5 12 15,1 10,5 12,5 17,1 Tỉ lệ thu nhập của 40% dân số nghèo nhất trong

tổng thu nhập (%) 20,09 19,69 19

Nguồn: Tổng cục Thống kê, tổng hợp từ số liệu điều tra mức sống hộ gia đình năm 2002.

Trong bảng 3.3 cho thấy, bất bình đẳng thu nhập đã tăng lên đáng kể trong thời kỳ khi hệ số Gini đã tăng từ 0,33 năm 1993 lên 0,391 năm 2001- 2002. Mặt khác, tỉ lệ khác biệt giữa các nhóm thu nhập (giữa 20% dân số có thu nhập cao nhất và 20% dân số thu nhập thấp nhất) đã tăng từ 7,5 lần năm 1993 lên 10,5 lần năm 2002. Chỉ số khác biệt tăng nhanh như vậy cho thấy tình trạng bất bình đẳng ở nước ta đã ở mức cao hơn một số nước trong khu vực Đông Nam Á những năm 70 của thế kỷ trước như Inđônêxia, Thái Lan và thấp hơn các nước Malaixia và Philippin trong cùng thời kỳ nêu trên. Một vài con số cho thấy sự chênh lệch của các chỉ số nêu trên ở các nước Đông Nam Á, năm 1976 ở Inđônêxia là 7,5, Thái Lan năm 1975 là 8,9, Philippin năm 1971 là 14,2 và Malaixia năm 1973 là 16 lần. Tuy nhiên, tỉ lệ thu nhập của 40% dân số nghèo nhất trong tổng thu nhập ở nước ta vẫn ở mức khá cao 19% năm 2002, là mức có thể chấp nhận được theo tiêu chuẩn của WB và là mức cao hơn nhiều khi so với các chỉ số tương tự của hầu hết các nước

92

ASEAN những năm 70. Chỉ số này ở Inđônêxia năm 1976 là 14,4%, của Malaixia năm 1973 là 11,2%, của Philippin năm 1971 là 11,9% và Thái Lan năm 1975 là 15,2% [21, tr.14]. Điều này cũng phù hợp với hệ số Gini, bất bình đẳng thu nhập có tăng nhưng vẫn ở mức tương đối công bằng so với tình hình chung của thế giới.

Tình trạng bất bình đẳng của Việt Nam trong những năm 90 còn được thể hiện ở chỉ số Theil L được cung cấp trong bảng dưới đây. Có thể thấy, bất bình đẳng tại khu vực thành thị cao hơn khu vực nông thôn khi xét trên chỉ số Theil L, điều này cũng phù hợp với những nhận định được nêu ra ở trên. Đồng thời, trong thời kỳ 1993-1998, bất bình đẳng ở khu vực nông thôn được cải thiện chút ít trong khi bất bình đẳng ở khu vực thành thị lại tăng lên. Trong bảng 3.4 cho thấy, bất bình đẳng thu nhập chung của cả nước đã tăng lên trong thời kỳ 1993-1998. Trong đó, khi xét riêng từng năm thì bất bình đẳng trong nội bộ khu vực nông thôn hay thành thị đóng góp phần lớn hơn bất bình đẳng giữa hai khu vực trong tổng bất bình đẳng quốc gia. Bất bình đẳng trong nội bộ thành thị hay nông thôn đóng góp 79% vào tổng bất bình đẳng năm 1993 và giảm còn 70% năm 1998. Trong khi đó, sự phát triển không đều giữa thành thị và nông thôn đóng góp 21% vào tổng bất bình đẳng năm 1993 và tăng lên mức 30% năm 1998. Trong thời kỳ, chênh lệch phát triển của cả nước đã tăng khi chỉ số Theil L đã tăng 0,024. Trong đó, 96% sự chênh lệch phát triển này là do sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn, còn 4% là do sự phát triển không đều trong nội bộ từng khu vực. Tác động tổng hợp trong nội bộ khu vực như thấy trong bảng là rất nhỏ khi các con số so sánh giữa năm 1998 và 1993 trở thành những con số tương đối.

Bảng 3.4: Chênh lệch phát triển giữa thành thị - nông thôn qua chỉ số Theil L thời kỳ 1993-1998

93

tuyệt đối giữa 1998 và 1993 Nông thôn

Thành thị

Phân tích tình trạng phát triển không đều

Mức chênh lệch chung ở Việt Nam trong đó:

+ Sự phát triển không đều giữa nông thôn và thành thị + Sự phát triển không đều trong nội bộ từng vùng nông thôn và thành thị 0,128 0,187 0,177 (100%) 0,037 (21%) 0,140 (79%) 0,126 0,197 0,201 (100%) 0,060 (30%) 0,141 (70%) - 0,002 + 0,010 + 0,024 (100%) + 0,023 (96%) + 0,001 (4%)

Nguồn: Ngân hàng Thế giới, Báo cáo phát triển Việt Nam: Việt Nam tấn công vào nghèo đói, 2000.

3.1.2.2. Giảm đói nghèo và cải thiện phúc lợi xã hội.

Như trên đã chỉ ra, nghèo đói thể hiện mặt tuyệt đối của bất bình đẳng trong phân phối thu nhập. Do đó, Việt Nam đã coi việc giảm nghèo là một mục tiêu phát triển quan trọng nhất. Giảm nghèo là nhân tố cơ bản để đảm bảo công bằng xã hội và tăng trưởng kinh tế bền vững, đến lượt nó, tăng trưởng cao và bền vững góp phần tạo ra các nguồn lực cần thiết và tạo cơ hội cho việc thực hiện mục tiêu giảm đói nghèo. Năm 1996, chính phủ đã đề ra chương trình quốc gia về xoá đói giảm nghèo nhằm tập trung và phối hợp các nguồn lực cho cuộc chiến chống đói nghèo. Theo hướng phát triển đó, hàng loạt các chương trình phát triển của chính phủ ra đời trong những năm gần đây như chương trình quốc gia về thủ tiêu đói nghèo, chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2001-2010, các cam kết thực hiện mục tiêu phát triển thiên niên kỷ… Ngoài ra phải kể đến các chiến lược phát triển khác như

94

chiến lược bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ, cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường, chiến lược dân số, chiến lược dinh dưỡng… Thông qua các chương trình và chiến lược phát triển, nhà nước đã huy động các nguồn lực và thực hiện các biện pháp nhằm hỗ trợ cho các vùng, các khu vực nghèo đói nhất trong cả nước, các cộng đồng, các nhóm người yếu thế trong xã hội. Một trong những chương trình giảm nghèo có ý nghĩa và hiệu quả trong những năm gần đây là chiến lược tăng trưởng và giảm nghèo toàn diện. Thông qua chương trình, chính phủ đã dành những nguồn lực công cộng để thực hiện các mục tiêu giảm nghèo bao gồm:

- Chi tiêu trực tiếp cho việc giảm đói nghèo như chương trình tạo việc làm, chương trình phát triển kinh tế xã hội cho các cộng đồng người kém lợi thế, chương trình phát triển giáo dục, y tế, văn hoá.

- Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng như hệ thống thuỷ lợi, điện, nước, trạm y tế, đường sá, cầu cống và các dịch vụ hỗ trợ cho sản xuất ở khu vực nông thôn.

- Hình thành và phát triển các trung tâm tăng trưởng tạo đà cho việc phát triển kinh tế xã hội ở các vùng nông thôn nghèo, vùng sâu, vùng xa. Có thể nói, tăng trưởng kinh tế cao từ cuối thập kỷ 80 đến nay cùng với các chính sách giảm nghèo có hiệu quả của chính phủ đã làm cho tỉ lệ đói nghèo giảm mạnh từ mức 75% năm 1984 xuống 58,1% năm 1993, 37,4% năm 1998 và 28,9% năm 2002. Về cơ bản, tình trạng đói nghèo được cải thiện ở tất cả các cộng đồng tộc người, các nhóm dân cư khác nhau. Xem xét nhịp độ giảm nghèo trong toàn bộ giai đoạn 1993-2002, có thể thấy có hai thời kỳ khác biệt. Trong thời kỳ 1993-1998, do đạt được tỉ lệ tăng trưởng kinh tế cao, tốc độ giảm nghèo nhanh hơn khoảng trên 4% mỗi năm, làm cho tỉ lệ nghèo giảm từ 58,1% năm 1993 xuống 37,4% năm 1998. Theo các chuyên gia của WB, đây là tốc độ giảm nghèo nhanh hiếm có đối với một nước đang phát triển. Trong khi đó, do tỉ lệ tăng trưởng giảm sút trong thời

95

kỳ 1998-2002 nên tốc độ giảm nghèo đã diễn ra chậm hơn với mức hơn 2% mỗi năm [34, tr. 11].

Bảng 3.5: Tình trạng nghèo đói thời kỳ 1993-2002 (tỉ lệ %).

1993 1998 2002 Tổng số 58,1 37,4 28,9 Theo khu vực Thành thị Nông thôn 25,1 66,4 9,2 45,5 6,6 35,6 Theo tộc người Kinh và Hoa Tộc người khác 53,9 86,4 31,1 75,2 23,1 69,3 Theo vùng Đồng bằng Sông Hồng Vùng núi phía Bắc

Vùng ven biển Bắc Trung Bộ Vùng ven biển Nam Trung Bộ Tây Nguyên

Đông Nam Bộ

Đồng bằng Sông Cửu Long

62,7 81,5 74,5 42,7 70,0 37,0 47,1 29,3 64,2 48,1 34,5 52,4 12,2 36,9 22,4 43,9 43,9 25,2 51,8 10,6 23,4 Nguồn: Tổng cục Thống kê, tổng hợp từ số liệu điều tra mức sống hộ gia đình năm 2002.

Xét theo khu vực, tỉ lệ nghèo đói ở thành thị giảm từ 25,1% năm 1993 xuống 6,6% năm 2002, trong khi tỉ lệ nghèo đói ở nông thôn giảm gần một nửa từ 66,4% năm 1993 xuống 35,6% năm 2002. Tuy nhiên, với tỉ lệ đói nghèo như vậy, ở nông thôn vẫn còn trên 1/3 dân cư còn nằm trong diện nghèo. Xét trên phạm vi cả nước, vẫn còn trên 90% người nghèo tập trung ở khu vực nông thôn.

96

Xét theo tộc người, các dân tộc ít người vẫn chiếm tỉ lệ cao trong số các hộ gia đình nghèo. Nếu như năm 1993, tỉ lệ nghèo đói trong số các hộ gia đình dân tộc ít người là 86,4% thì năm 2002 chỉ giảm còn 69,3%. Trong khi đó, ở tộc người Kinh và người Hoa, tỉ lệ nghèo đói đã giảm mạnh từ 53,9% năm 1993 xuống 23,1% năm 2002. Như vậy, trong vòng một thập kỷ, tỉ lệ giảm nghèo của các hộ gia đình dân tộc ít người chậm hơn nhiều so với tộc người Kinh và người Hoa (mức giảm chỉ là 17,1% so với 30,8%). Tình trạng nghèo đói của bà con dân tộc ít người chủ yếu tập trung ở các khu vực vùng núi phía Bắc và Tây Nguyên. Điều này cho thấy, tăng trưởng kinh tế cao nhưng lợi ích của tăng trưởng chưa được phân bổ đồng đều cho mọi khu vực, mọi vùng của đất nước. Cuộc sống của các dân tộc ít người ở Việt Nam vẫn còn tụt hậu so với tiến trình phát triển chung của đất nước.

Xét theo vùng, trong vòng một thập kỷ, tỉ lệ giảm nghèo nhanh nhất thuộc về vùng đồng bằng Sông Hồng, tiếp đó là vùng Đông Nam Bộ, khu vực thành phố Hồ Chí Minh và vùng đồng bằng Sông Cửu Long. Trong khi đó, các khu vực như Tây Nguyên và ven biển Bắc Trung Bộ, tốc độ giảm nghèo còn chậm. Năm 2002, tỉ lệ các hộ gia đình nghèo ở các khu vực Tây Nguyên, vùng núi phía Bắc và ven biển Bắc Trung Bộ vẫn rất cao với các mức lần lượt là 51,8% và 43,9% (xem bảng 3.5). Tuy nhiên, nếu xem xét mức đóng góp của 7 vùng trên cả nước thì khu vực vùng núi phía Bắc vẫn chiếm đến 22,2% hộ nghèo, tiếp đó là khu vực ven biển Bắc Trung Bộ chiếm 20,4% hộ gia đình nghèo của cả nước năm 2002. Trong khi đó, tỉ lệ dân số của hai khu vực này lần lượt là 14,6% và 13,4%. Trong vòng một thập kỷ trên, mức đóng góp của ba khu vực là vùng núi phía Bắc, ven biển Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên vào tổng số hộ gia đình nghèo cả nước tăng: vùng núi phía Bắc tăng từ 18,9% năm 1993 lên 22,2% năm 2002, vùng ven biển Bắc miền Trung tăng từ 16,4% lên 20,4% và Tây Nguyên tăng từ 3,8% lên 10,4% trong cùng

97

thời kỳ [19, tr. 6]. Mức nghèo đói cao và ít thay đổi của ba khu vực cho thấy sự hạn chế của các khu vực trong việc tham gia vào quá trình tăng trưởng, đó là các khó khăn về điều kiện địa lý, đất đai hay khả năng tiếp cận với các điều kiện về cơ sở hạ tầng và dịch vụ xã hội.

Ngoài những nguyên nhân về điều kiện địa lý, nghèo đói ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Phân phối thu nhập ở Malaixia và một số kinh nghiệm đối với Việt Nam (Trang 93 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)