Nghèo đói và chính sách giảm nghèo.

Một phần của tài liệu Phân phối thu nhập ở Malaixia và một số kinh nghiệm đối với Việt Nam (Trang 33 - 35)

Nếu như bất bình đẳng thu nhập thể hiện mặt tương đối của việc đảm bảo công bằng xã hội thì đói nghèo lại thể hiện mặt tuyệt đối của vấn đề nêu trên. Đói nghèo là một vấn đề lớn của sự phát triển mang tính toàn cầu, nó tồn tại trong mọi quốc gia, dân tộc. Tuy nhiên, cho đến nay, người ta vẫn chưa đưa ra một khái niệm nghèo đói chung, thống nhất giữa các nước do sự khác biệt trong cách đo lường về mức sống, nhu cầu vật chất tối thiểu, về đặc điểm văn hoá…

Tuy chúng ta chưa đưa ra được một khái niệm chung, đầy đủ về nghèo đói nhưng có thể chỉ ra những biều hiện cơ bản hay những khía cạnh chủ yếu của đói nghèo. Theo các tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới, Liên hợp quốc, nghèo đói bao gồm những khía cạnh cơ bản như sau:

- Nghèo đói trước hết là sự khốn cùng về vật chất, được đo lường theo một tiêu chí thích hợp về thu nhập hoặc tiêu dùng, tuỳ theo trình độ phát triển kinh tế xã hội của mỗi nước.

- Không được hưởng thụ đầy đủ những điều kiện về y tế và giáo dục. - Tình trạng không có tiếng nói và quyền lực.

29

- Tình trạng dễ bị tổn thương và dễ bị rủi ro của nhóm người nghèo. Nói lên khả năng của cá nhân và hộ gia đình dễ bị rơi vào cảnh đói nghèo về thu nhập và về sức khoẻ.

Để đánh giá tình trạng kinh tế của một nhóm dân cư hay hộ gia đình có thuộc diện nghèo đói hay không, người ta thường đưa ra tiêu chuẩn được gọi là ngưỡng nghèo (hay chuẩn nghèo). Theo đó, có hai cách chính để xác định ngưỡng nghèo là nghèo đói tuyệt đối và tương đối. Ngưỡng nghèo tuyệt đối (chuẩn tuyệt đối về mức sống) được coi là mức sống tối thiểu cần thiết để cá nhân hoặc hộ gia đình có thể tồn tại khoẻ mạnh. Ngưỡng nghèo tuyệt đối có hai mức là nghèo lương thực thực phẩm và ngưỡng nghèo chung. Ngưỡng nghèo tương đối, được xác định theo phân phối thu nhập hoặc tiêu dùng chung, phản ánh tình trạng một bộ phận dân cư sống dưới mức trung bình của cộng đồng. Trên bình diện quốc tế, để tiện so sánh mức độ nghèo đói giữa các nước, Ngân hàng Thế giới đã tính toán ngưỡng nghèo tuyệt đối cho các nước thu nhập thấp (GNP đầu người từ 755 đô la/năm trở xuống, theo giá năm 1999) là 1 đô la/ngày và cho các nước thu nhập trung bình thấp (GNP đầu người từ 755 đến 2995 đô la/ năm) là 2 đô la/ngày. Đồng thời, để đảm bảo so sánh được giữa các nước, ngưỡng nghèo này được tính theo ngang giá sức mua.

Về cơ bản, các giải pháp, chính sách để giảm đói nghèo nói chung của các nước đều dựa trên các hướng chính như sau:

Thứ nhất: phát triển nông nghiệp và nông thôn. Thông thường, ở các nước có nền nông nghiệp thì người nghèo thường sống tập trung trong khu vực nông, lâm, ngư nghiệp. Cho nên, giải pháp toàn diện đối với việc giảm đói nghèo của hầu hết các quốc gia đều phải tập trung vào việc phát triển nông nghiệp và nâng cao mức sống của cư dân nông thôn.

30

Thứ hai: phát triển các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động trong các khu vực công nghiệp và các khu đô thị để thu hút số lao động thất nghiệp ở khu vực thành thị và số lao động dôi dư từ khu vực nông nghiệp trong quá trình công nghiệp hoá. Có thể nói, việc phát triển các ngành sản xuất tạo nhiều việc làm có ý nghĩa rất quan trọng đối với người nghèo nhằm tạo ra thu nhập và cải thiện cuộc sống.

Thứ ba: đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện cho dân cư nghèo có thể tiếp cận được các dịch vụ công cộng của nhà nước.

Thứ tư: phát triển giáo dục và đào tạo, tạo điều kiện cho dân cư nghèo có thể được tiếp cận bình đẳng với giáo dục thông qua chế độ miễn học phí, trợ cấp …

Thứ năm: phát triển mạng lưới an sinh xã hội, nhằm phòng ngừa rủi ro do thiên tai, mất mùa, khủng hoảng kinh tế.

Như vậy, có thể thấy, những chính sách của chính phủ đóng vai trò quan trọng đối với việc cải thiện phân phối thu nhập và nâng cao mức sống cho dân cư nghèo. Để thực hiện và điều chỉnh có hiệu quả quá trình phân phối thu nhập, đem lại công bằng cho các nhóm dân cư đòi hỏi chính phủ các nước phải có sự phối hợp một cách đồng bộ các chính sách. Tác động qua lại của các chính sách này sẽ buộc chính phủ các nước phải đưa ra một chương

trình nghị sự toàn diện để có thể hạn chế bất công và giảm đói nghèo.

Một phần của tài liệu Phân phối thu nhập ở Malaixia và một số kinh nghiệm đối với Việt Nam (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)