Phát triển cân đối giữa các vùng, miền.

Một phần của tài liệu Phân phối thu nhập ở Malaixia và một số kinh nghiệm đối với Việt Nam (Trang 113)

Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội tổng thể thì chính sách phát triển đồng đều giữa các khu vực, vùng, miền là điều kiện quan trọng để đảm bảo cho sự phát triển công bằng và hạn chế bất bình đẳng thu nhập. Nền kinh tế thị trường với sự vận động khách quan của các qui luật và những điều kiện tự nhiên, địa lý, điều kiện xã hội khác nhau tất yếu dẫn đến sự khác biệt trong tăng trưởng và thu nhập. Vai trò của chính phủ là phải khắc phục sự khác biệt đó và đảm bảo sự phát triển đồng đều giữa các vùng, miền.

Trong những năm vừa qua cùng với việc đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao thì chênh lệch vể phát triển giữa các vùng, miền ngày càng tăng. Tính đến năm 2002, sự khác biệt giữa các vùng, miền về mức độ tập trung sản xuất công nghiệp vẫn rất lớn và ít có sự thay đổi: vùng Đông Nam Bộ vẫn dẫn đầu và chiếm trên dưới 50% cơ sở công nghiệp, trong khi Tây Bắc chỉ chiếm 0,3% và Tây Nguyên là 0,9% [11, tr. 84]. Chênh lệch về phát triển giữa các vùng cũng dẫn đến sự khác biệt về thu nhập. Như trên đã chỉ ra, các vùng Tây Bắc, Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên là những khu vực có thu nhập đầu người 1 tháng thấp nhất cả nước năm 2001-2002. Đồng thời các vùng này cũng là nơi có tỉ lệ nghèo đói cao nhất so với các vùng trên cả nước. Việt Nam đã có những chương trình đầu tư để cải thiện cơ sở hạ tầng, dịch vụ xã hội cho các khu vực và nhóm người kém lợi thế. Tuy nhiên, có những thời kỳ chính sách đầu tư chưa được chú trọng đúng mức. Theo các số liệu của WB, trong vòng 5 năm cuối thập kỷ 90, hơn một nửa chi tiêu công cộng được dành cho khu vực đồng bằng Sông Hồng và vùng Đông Nam Bộ, trong khi các vùng này chỉ chiếm 1/3 dân số và chưa đến 1/5 người nghèo của cả nước. Chênh lệch và khác biệt giữa các vùng, miền còn thể hiện ở các chỉ số xã hội khác như giáo dục, y tế… Cho đến nay, các vùng như Tây Bắc, Tây Nguyên,

109

đồng bằng Sông Cửu Long là những vùng có cơ sở vật chất bao gồm thiết bị giảng dạy và trường học thấp hơn mức trung bình của cả nước. Cũng tính đến năm 2001-2002, các khu vực như vùng núi phía Bắc, Tây Nguyên và các tỉnh vùng sâu, vùng xa là những vùng có mạng lưới y tế cơ sở như bệnh viện, phòng khám đa khoa khu vực, trạm y tế và đội ngũ nhân viên y tế thấp hơn các khu vực khác.

Từ thực tiễn phát triển kinh tế xã hội của các vùng, miền trong mối quan hệ với phân phối thu nhập của Malaixia và các nước ASEAN khác, quá trình phát triển của Việt Nam cần lưu ý đến những điểm chính như sau:

- Cần có chính sách đầu tư và khuyến khích đầu tư đối với việc phát triển các khu vực xa xôi, lạc hậu ngay từ giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hoá. Đối với đầu tư nhà nước, cần tập trung nguồn lực để phát triển cơ sở hạ tầng như giao thông, thông tin, điện, nước, phát triển y tế, giáo dục. Mặt khác cần có chính sách khuyến khích rộng rãi đối với các dự án đầu tư thông qua các hình thức như thuế, nguồn vốn, đất đai và những chính sách hỗ trợ khác.

- Hình thành các khu kinh tế, khu vực công nghiệp tập trung, làm hạt nhân và động lực cho sự phát triển kinh tế xã hội của vùng.

Có thể nói, chính sách phát triển khu vực, vùng, miền không chỉ khắc phục sự bất bình đẳng về thu nhập mà còn có ý nghĩa to lớn trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội đó là: (i) Hạn chế được tình trạng di dân và nhập cư lao động đến các khu vực, vùng kinh tế phát triển, giảm áp lực cho các khu đô thị lớn về dân số và vệ sinh môi trường. (ii) Chính sách phát triển cho các khu vực xa xôi và lạc hậu theo hướng hình thành các trung tâm tăng trưởng như trên sẽ có hiệu quả thiết thực hơn nhiều các chính sách giảm nghèo hiện đang triển khai.

110

Một phần của tài liệu Phân phối thu nhập ở Malaixia và một số kinh nghiệm đối với Việt Nam (Trang 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)