Nâng cao hiệu quả của các chính sách công cộng.

Một phần của tài liệu Phân phối thu nhập ở Malaixia và một số kinh nghiệm đối với Việt Nam (Trang 116)

Trong các giải pháp, chính sách nhằm cải thiện phân phối thu nhập theo hướng phân phối lại thì hiệu quả của các chính sách công cộng có ý nghĩa rất quan trọng. Những chính sách thuế, trợ cấp, trợ giá và các chương trình đầu tư công cộng khi thực hiện cần phải đúng mục tiêu, đối tượng mới đem lại hiệu quả thực sự đối với phân phối thu nhập. Đặc biệt, cần phải đứng trên quan điểm lợi ích, chi phí khi thực hiện các dự án công. Đây là một nghịch lý, bởi lẽ về thực chất giữa công bằng và hiệu quả thường không trùng khớp với nhau. Mặc dù vậy, vẫn có những phương án phù hợp hơn trong số các phương án đem lại lợi ích cho cộng đồng nhiều hơn đồng thời tối thiểu hoá chi phí.

Quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường của nước ta trong gần hai thập kỷ qua cho thấy rằng, chúng ta đã đạt được nhiều tiến bộ nhưng vẫn còn tồn tại nhiều mặt hạn chế trong việc quản lý các chi tiêu trong lĩnh vực công

112

cộng. Những hạn chế chủ yếu đó là: Sự bất cập trong quản lý do sự tách rời giữa việc phân bổ nguồn vốn đầu tư công cộng và việc chi tiêu định kỳ; Chưa đánh giá một cách hệ thống các chi phí và lợi ích của các dự án; Việt Nam cũng như một số nước khác trong khu vực còn những hạn chế khi thực hiện các chính sách giảm nghèo bởi có những dự án lại mang lại hiệu quả cho người giàu nhiều hơn là người nghèo. Điều này một phần bắt nguồn từ hệ thống thông tin yếu kém… Tất cả những hạn chế nói trên đã dẫn đến tình trạng nơi thừa, nơi thiếu và là nguồn gốc của những tiêu cực và lãng phí trong việc sử dụng các nguồn lực công cộng.

Những giải pháp chủ yếu để nâng cao tính hiệu quả của các chương trình đầu tư công cộng, do đó hỗ trợ người nghèo và cải thiện phân phối thu nhập của nước ta cần tập trung vào một số điểm chủ yếu sau:

- Kết hợp cả hai lĩnh vực đầu tư công cộng và chi tiêu định kỳ vào một hệ thống thống nhất, sự kết hợp này sẽ tránh được tình trạng lãng phí và trùng lặp. Đây là chìa khoá để phân phối nguồn lực có hiệu quả cho các mục tiêu phát triển mà chiến lược tăng trưởng và giảm nghèo toàn diện đưa ra. Chương trình đầu tư công cộng cho thời kỳ 2001-2005 đã đạt được một số tiến bộ khi các dự án đầu tư được phân chia theo khu vực như y tế, giáo dục hay cơ sở hạ tầng. Sự phân loại kiểu này là bước đi đầu tiên để tiến tới hình thành mối quan hệ giữa đầu tư và chi tiêu định kỳ trong các giai đoạn tiếp theo.

- Cải thiện hệ thống thông tin về đầu tư và chi tiêu công cộng, bao gồm các dự án và kết quả hoạt động, đảm bảo sự rõ ràng, minh bạch và có sự thống nhất từ trung ương tới các tỉnh, huyện và cộng đồng.

- Thiết lập một hệ thống rõ ràng để đánh giá các chi phí và lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường của các dự án. Việt Nam đã đạt được một số kết quả nhất định về mặt này nhưng vẫn cần phải tăng cường và chú trọng hơn nữa

113

việc phân tích rõ ràng lợi ích-chi phí của các dự án, chương trình, đặc biệt là các chương trình đầu tư công cộng của chính phủ qua việc thực hiện các mục tiêu chiến lược.

- Các chương trình đầu tư và chi tiêu công cộng khi thực hiện nhằm hỗ trợ người nghèo phải thiết thực và đảm bảo mục tiêu công bằng xã hội sát với thực tế. Muốn vậy, chúng ta phải cải thiện không ngừng hệ thống thông tin, tăng cường tính minh bạch trong các mục tiêu và chính sách.

KẾT LUẬN

Phân phối thu nhập được phân biệt bằng hai phương pháp: phân phối thu nhập theo qui mô và phân phối thu nhập theo chức năng. Những kết quả của phương pháp phân phối thu nhập theo qui mô chỉ ra đặc điểm, tính chất của mô hình phân phối thu nhập đó, bình đẳng hay bất bình đẳng, công bằng hay bất công. Xem xét quá trình phân phối thu nhập ở Malaixia cho thấy, những thành công hay thất bại của một mô hình phân phối tuỳ thuộc vào các giải pháp hay chính sách tác động của nhà nước trên cả hai phương pháp qui mô và chức năng. Các giải pháp, chính sách này qui định mức độ, phạm vi, tính bền vững của việc cải thiện phân phối thu nhập. Quá trình tác động của nhà nước vào phương pháp qui mô được thực hiện thông qua quá trình phân phối lại. Đây là những giải pháp, chính sách hết sức cần thiết để đem lại công bằng xã hội trong phân phối thu nhập. Tuy nhiên, đây không phải là biện pháp cơ bản để nâng cao thu nhập cho đại bộ phận dân cư. Sự tác động của nhà nước vào quá trình phân phối thu nhập thông qua phương pháp chức năng được thực hiện thông qua các chính sách tác động của chính phủ như

114

công nghiệp hoá, mở rộng qui mô kinh tế, tăng việc làm, phát triển nông nghiệp và nông thôn, đặc biệt là giảm sự kiểm soát và tập trung tài sản, sự bất công trong việc tiếp cận với giáo dục và đào tạo... Đây là những giải pháp mang tính ổn định hơn, lâu dài hơn, phạm vi rộng lớn hơn và là điều kiện cơ bản nhằm làm giảm bất bình đẳng trong phân phối thu nhập.

Nghiên cứu phân phối thu nhập của Malaixia cho thấy quá trình này chịu ảnh hưởng của các chính sách phát triển kinh tế xã hội. Do đó, đặc điểm, tính chất của phân phối thu nhập của nước này mang đặc điểm đặc thù là gắn với phân phối thu nhập giữa các cộng đồng tộc người.

Từ thực tiễn phát triển của Malaixia, Việt Nam có thể tham khảo và rút ra những kinh nghiệm cần thiết về việc điều chỉnh và thực hiện các chính sách nhằm hạn chế bất bình đẳng, đem lại công bằng trong phân phối thu nhập. Mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh đòi hỏi chúng ta phải chú trọng đến phân phối thu nhập ngay từ giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hoá hiện nay./.

115

Một phần của tài liệu Phân phối thu nhập ở Malaixia và một số kinh nghiệm đối với Việt Nam (Trang 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)