Vào thập kỷ 90, Malaixia bước sang thời kỳ phát triển mới với những thay đổi trong chính sách phát triển kinh tế xã hội. Chính sách phát triển quốc gia (NDP) 1991-2000 đã thay thế cho NEP.
Nhìn một cách tổng thể, những chỉ số về phân phối thu nhập cho thấy tình trạng trở nên xấu đi trong những năm từ 1990 đến 1997 và được cải thiện hơn sau khủng hoảng tài chính. Thu nhập của 20% số hộ có thu nhập cao nhất tăng từ 50,4% năm 1990 lên 52,4% năm 1997 và giảm còn 50,5% năm 1999. Thu nhập của 40% số hộ có thu nhập thấp nhất giảm từ 14,3% năm
47
1990 xuống còn 13,2% năm 1997 và tăng chút ít lên 14% năm 1999. Hệ số Gini cũng phản ánh xu hướng tương tự khi tăng từ 0,446 năm 1990 lên 0,470 năm 1997 và giảm còn 0,443 năm 1999 sau khủng hoảng.
Phân phối thu nhập khi xét riêng khu vực nông thôn hay thành thị và theo nhóm thu nhập lại cho thấy bức tranh tương phản: trong khi ở nông thôn xấu đi thì ở thành thị lại được cải thiện hơn chút ít trong thời kỳ 1990-1999. Đối với nhóm 20% hộ gia đình có thu nhập cao nhất, trong khi ở nông thôn tỷ lệ này tăng từ 47,1% năm 1990 lên 47,9% năm 1999 thì ở thành thị lại giảm từ 50,6% xuống 48,7%. Ở nhóm 40% thu nhập thấp nhất thì ngược lại, tỉ lệ này bị giảm từ 15,8% xuống 15,6% tại khu vực nông thôn nhưng lại tăng từ 14,3% lên 14,8% ở khu vực thành thị trong cùng thời kỳ so sánh. Do vậy, trong khi ở thành thị sự chênh lệch về thu nhập được rút ngắn thì ở nông thôn có chiều hướng dãn ra trong thời kỳ 1990-1999. Hệ số Gini khi xét theo khu vực cũng phản ánh xu hướng như vậy. Nếu như ở khu vực nông thôn tăng từ 0,409 năm 1990 lên 0,418 năm 1999 thì ở khu vực thành thị giảm từ 0,445 xuống 0,416 trong cùng thời gian so sánh. Thế nhưng, khi so sánh giữa nông thôn và thành thị về thu nhập bình quân hộ gia đình thì sự khác biệt lại tăng lên. Trong khi thu nhập bình quân hộ gia đình ở nông thôn tăng từ 927 RM năm 1990 lên 1718 RM năm 1999 thì ở thành thị tăng từ 1591 lên 3103 RM trong cùng thời kỳ. Điều này làm cho hệ số khác biệt giữa hai khu vực đã tăng từ 1,70 năm 1990 lên 1,81 năm 1999. Lẽ ra, hệ số khác biệt này còn cao hơn nữa nếu không xảy ra khủng hoảng tài chính khu vực bởi vì năm 1997 hệ số khác biệt đã là 2,04 (xem bảng 2.3).
Bảng 2.3: Phân phối thu nhập hộ gia đình theo nhóm: Malaixia 1990- 1999.
48
Tỉ lệ thu nhập hộ gia đình Phần thu nhập
1990 1997 1999 Cả nƣớc: Nhóm 20% cao nhất 50,4 52,4 50,5 Nhóm 40% trung lưu 35,3 34,4 35,5 Nhóm 40% thấp nhất 14,3 13,2 14,0 Hệ số Gini 0,446 0,470 0,443 Thu nhập hộ gia đình tháng (RM) 1163 2606 2472 Nông thôn Nhóm 20% cao nhất 47,1 48,2 47,9 Nhóm 40% trung lưu 37,1 36,6 36,5 Nhóm 40% thấp nhất 15,8 15,2 15,6 Hệ số Gini 0,409 0,424 0,418 Thu nhập hộ gia đình tháng (RM) 927 1704 1718 Thành thị Nhóm 20% cao nhất 50,6 50,2 48,7 nhóm 40% trung lưu 35,1 35,6 36,5 Nhóm 40% thấp nhất 14,3 14,2 14,8 Hệ số Gini 0,445 0,427 0,416 Thu nhập hộ gia đình tháng (RM) 1591 3357 3103 Hệ số khác biệt thành thị - nông thôn 1,70 2,04 1,81
Nguồn: Malaysia (1991, 1996,1999, 2001), mean household incomes of income classes for Malaysia, Economic Planning Unit.
Trong thời kỳ 1990-1999 khi xét theo các bang và vùng lãnh thổ cho thấy phân phối thu nhập đã được cải thiện ở hầu hết các bang trừ Kelantan và
49
Negeri Sembilan. Hệ số Gini ở Kelantan và Negeri Sembilan đã tăng từ 0,406 và 0,368 năm 1990 lên 0,434 và 0,392 năm 1999. Trong khi đó, các bang còn lại đều có hệ số Gini giảm hoặc giữ nguyên trong cùng thời kỳ. Cũng trong khoảng thời gian nêu trên, có nhiều bang giàu đã cải thiện được tình trạng phân phối thu nhập nhưng có nhiều bang nghèo, bất bình đẳng về phân phối thu nhập tăng lên. Năm 1999, các bang có thu nhập cao như Selangor và Penang có hệ số Gini ở mức trung bình nhưng có những bang nghèo như Terengganu có mức thu nhập hộ gia đình/tháng thấp thứ tư nhưng lại có hệ số Gini cao thứ hai so với cả nước. Trong thời kỳ từ 1990 đến 1999, tốc độ tăng trưởng bình quân hộ gia đình nhìn chung có sự khác nhau cơ bản giữa bang giàu và bang nghèo: có nhiều bang giàu có tốc độ tăng trưởng thu nhập cao trong khi không ít các bang nghèo có tốc độ tăng trưởng thu nhập thấp. Những bang thu nhập cao có tốc độ tăng trưởng nhanh như Penang, tăng gấp 2,35 lần, Johor tăng 2,30 lần và Kualalumpur 2,28 lần trong thời kỳ nêu trên. Những bang nghèo có tốc độ tăng trưởng chậm như Perak 1,47 lần; Perlis 1,72 lần và Kelantan 1,85 lần trong cùng thời kỳ so sánh. Sự khác biệt về tốc độ tăng trưởng thu nhập hộ gia đình/tháng làm cho chênh lệch về thu nhập giữa các bang tăng lên. Năm 1999, thu nhập hộ gia đình/tháng của Kuala lumpur (bang có thu nhập cao nhất) là 4293 RM và Kelantan (bang thấp nhất) là 1314 RM, nghĩa là chênh lệch lên đến 3,2 lần. Xin lưu ý, đây là con số năm 1999, năm bị tác động của khủng hoảng, còn nếu so sánh về cùng chỉ số nêu trên của hai bang vào năm 1997 thì sự khác biệt là 3,82 lần [31, tr. 59].
Trong những năm 1990, phân phối thu nhập khi xét theo cộng đồng tộc người cho thấy tình trạng xấu đi ở người Mã Lai, người Ấn và cải thiện chút ít ở người Hoa. Hệ số Gini của người Mã Lai và người Ấn lần lượt tăng từ 0,429 và 0,390 năm 1990 lên 0,448 và 0,409 năm 1997 trong khi của người Hoa giảm từ 0,419 xuống 0,416 trong cùng thời kỳ. Như vậy năm 1997, phân
50
phối thu nhập trong nội bộ tộc người Mã Lai vẫn là bất bình đẳng nhất [31, tr. 60].
Bảng 2.4: Tỉ lệ tăng trung bình (%) của thu nhập hộ gia đình theo tộc người (1990 -1997) Tộc người Cao nhất (20%) Trung lưu (40%) Thấp nhất (40%) Trung bình toàn bộ Malaixia 11,4 10,0 9,1 10,6 Bumiputera 11,1 10,1 8,9 10,3 Hoa 11,3 11,0 10,0 10,9 Ấn 12,1 11,4 9,9 11,4 Tộc người khác - 4,8 - 10,3 3,0 9,9 Thành thị 10,2 9,6 9,0 9,8 Bumiputera 10,3 10,0 9,3 9,8 Hoa 9,4 11,8 9,9 10,3 Ấn 10,1 10,0 10,0 10,0 Tộc người khác 1,9 -14,7 -3,9 7,9 Nông thôn 7,6 7,3 6,9 7,3 Bumiputera 7,9 7,9 7,6 7,7 Hoa 9,7 7,8 7,5 8,6 Ấn 10,0 9,6 8,0 9,4 Tộc người khác -8,7 0,8 6,6 5.1
Nguồn: Economic Planning Unit.
Trong thời kỳ 1990-1997, xem xét tỉ lệ tăng trưởng trung bình của thu nhập hộ gia đình theo tộc người cho thấy người Mã Lai vẫn là tộc người có tỉ
51
lệ tăng trưởng thấp nhất. Tỉ lệ tăng trưởng trung bình của người Mã Lai chỉ là 10,3% so với người Hoa 10,9% và người Ấn là 11,4%. Tỉ lệ tăng trưởng thu nhập hộ gia đình bình quân của cả ba cộng đồng tộc người khi xét ở khu vực nông thôn hay thành thị và theo nhóm thu nhập cũng phản ánh xu hướng chung, nghĩa là nhóm người Mã Lai vẫn là nhóm có tỉ lệ tăng trưởng thấp nhất. Trong bảng 2.4, chỉ có tỉ lệ tăng trưởng trung bình của người Mã Lai ở nhóm 20% thu nhập cao nhất khu vực đô thị cao hơn hai tộc người còn lại.
Do sự khác biệt về tỉ lệ tăng trưởng trung bình của thu nhập hộ gia đình giữa ba cộng đồng dẫn đến sự bất bình đẳng trong phân phối thu nhập tăng trở lại trong những năm 90. Trong khi thu nhập trung bình hộ gia đình của người Mã Lai tăng từ 931 RM năm 1990 lên 2052 RM năm 1997 (nghĩa là tăng 2,2 lần) thì người Hoa tăng từ 1582 lên 3743 RM (tăng 2,36 lần) và người Ấn tăng từ 1201 lên 2887 RM (tăng 2,4 lần) trong cùng thời kỳ. Do đó, hệ số khác biệt về thu nhập giữa người Mã Lai và người Hoa tăng từ 1:1,74 năm 1990 lên 1:1,83 năm 1997 và giảm còn 1:1,74 năm 1999 sau khủng hoảng. Tương tự, hệ số khác biệt giữa người Mã Lai và người Ấn tăng từ 1:1,29 năm1990 lên 1:1,42 năm 1997 và giảm còn 1:1,36 năm 1999[27].
Rõ ràng là sự khác biệt giữa ba cộng đồng tộc người đã không được cải thiện mà còn tăng lên trong những năm 90. Năm 1997, khảo sát cơ cấu hộ gia đình theo tộc người và nhóm thu nhập cho thấy người Mã Lai chiếm tỉ lệ nhỏ hơn trong nhóm 20% số hộ thu nhập cao nhất và chiếm tỉ lệ lớn trong nhóm 40% số hộ thu nhập thấp nhất. Trong nhóm 20% số hộ thu nhập cao nhất (khoảng 7200 RM mỗi tháng) người Mã Lai chiếm 37,3%, người Hoa chiếm 47,3% và người Ấn là 8,8%. Trong nhóm 40% số hộ thu nhập trung lưu (mức thu nhập 2002 RM mỗi tháng) người Mã Lai chiếm 55,6%, người Hoa chiếm 33,1%, người Ấn chiếm 8,7%. Đặc biệt, trong nhóm 40% số hộ có mức thu nhập thấp nhất (khoảng 840 RM) người Mã Lai chiếm đến 70,2% trong khi
52
người Hoa chỉ 14,4% và người Ấn là 5,3% [31, tr. 24]. Như vậy, trong ba nhóm này thì chỉ có tầng lớp trung lưu là tương đối phù hợp với cơ cấu tộc người. Ở hai nhóm còn lại, người Mã Lai vẫn là tộc người có vị trí yếu kém nhất.
Trong thời kỳ thực hiện NDP, tỉ lệ đói nghèo đã giảm từ 17,1% năm 1990 xuống 7,5% năm 2000 và số hộ cực nghèo chỉ còn chiếm 1,4%. Con số này đã tăng so với năm 1997, là năm xảy ra khủng hoảng tài chính. Trên thực tế, năm 1997, tổng số hộ nghèo là 346 nghìn người, chiếm 6,8%, với tỉ lệ nghèo đói ở thành thị và nông thôn lần lựơt là 2,4 và 11,8%. Trong số này, số hộ cực nghèo là 70,3 nghìn với tỉ lệ 1,4%, ở thành thị là 0,5% và nông thôn là 2,4% [32, tr. 25]. Nhìn chung, các hộ gia đình nghèo vẫn thường tập trung ở khu vực nông thôn, nơi có nhiều hộ nông dân sản xuất nhỏ (những người trồng lúa, cao su, dừa…), những hộ làm nghề cá và những hộ sống ở thành thị không chính thức (những hộ này không tham gia các hoạt động kinh tế như thương mại và dịch vụ). Về khu vực địa lý, các bang tập trung nhiều người nghèo nhất vẫn không có sự thay đổi, đó là các bang Kelantan, Perak, Kedah và Terengganu.
Những số liệu nêu trên cho thấy, tự do hoá và giảm sự can thiệp của