Một vài điểm hạn chế.

Một phần của tài liệu Phân phối thu nhập ở Malaixia và một số kinh nghiệm đối với Việt Nam (Trang 87 - 91)

Bên cạnh những thành công như nêu trên, các giải pháp, chính sách phân phối thu nhập của Malaixia cũng bộc lộ những vấn đề tồn tại chính như sau:

Thứ nhất: Sự can thiệp quá lớn của chính phủ vào các hoạt động kinh tế làm méo mó các quan hệ thị trường và ảnh hưởng đến cộng đồng kinh

83

doanh người Hoa. Sự can thiệp đó được thể hiện rõ nét trong thời kỳ NEP với việc ban hành các sắc luật, các chính sách đối với quá trình sản xuất kinh doanh và sự tham gia trực tiếp của nhà nước vào các hoạt động thương mại và công nghiệp. Điển hình nhất của sự can thiệp của nhà nước là đạo luật phối hợp công nghiệp ICA năm 1975. Theo luật này, tất cả những công ty cũ và mới được thành lập, cả trong nước và nước ngoài phải đăng ký với bộ thương mại. Theo đó, các công ty này phải tuân thủ những qui định về cơ cấu vốn cổ phần trong kinh doanh, số lượng nhân công sử dụng. Mục tiêu của đạo luật là nhằm tăng thêm việc làm và vốn cổ phần cho người Mã lai trong hoạt động thương mại và công nghiệp. Do vậy, việc cấp phép kinh doanh và các qui định bắt buộc là nội dung chủ yếu của đạo luật này. Trong khi đó, như trên đã nói, người Mã Lai lại được tạo điều kiện dễ dàng trong đăng ký kinh doanh, tiếp cận các nguồn vốn và mua cổ phần trong khu vực kinh tế nhà nước thông qua các cơ quan bảo hộ. Đặc biệt, hình thức quan trọng nhất của sự can thiệp là việc nhà nước tham gia trực tiếp vào các hoạt động thương mại và công nghiệp. Bên cạnh việc đào tạo, tuyển dụng người Mã Lai vào khu vực kinh tế công cộng thì nhà nước còn dành cho các nhà kinh doanh Mã Lai những hợp đồng có lợi. Do đó, hoạt động của khu vực kinh tế nhà nước thời kỳ này có hai đặc điểm nổi bật đó là: (i) Mặc dù được quản lý và kiểm soát bởi nhà nước nhưng trên thực tế các xí nghiệp này hoạt động nhằm mục đích nâng đỡ cộng đồng kinh doanh Bumiputera theo mục tiêu cấu trúc lại xã hội chứ không phải đại diện cho cả cộng đồng kinh doanh, cho mọi người dân Malaixia nói chung. (ii) Do tính chất và mục đích của nó, những quyết định phân phối, những hạn ngạch qui định cũng như những hoạt động khác cho thấy nó chịu sự tác động của các quyết định, của quyền lực chứ không chịu sự chi phối của thị trường, của tự do kinh doanh. Trong những năm 90, mặc dù chính phủ thực hiện quá trình tư nhân hoá nhưng hầu hết các

84

cổ phần có lợi đều được dành cho người Mã Lai. Bên cạnh đó, khi cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997-1998 xảy ra, để cứu vãn các tập đoàn, các công ty có sự tham gia của người Mã Lai, chính phủ nước này cũng phải dành những khoản tài chính lớn làm nảy sinh dư luận bất bình trong nước. Chính các chính sách can thiệp nêu trên của chính phủ đã làm giảm đáng kể hiệu quả kinh tế: phần chi tiêu của chính phủ tăng lên trong khi khu vực kinh tế nhà nước hoạt động không có hiệu quả, ảnh hưởng đến tình hình tài chính của đất nước. Hơn nữa, chính sách đó không khuyến khích được cộng đồng kinh doanh người Hoa, cộng đồng đóng góp chủ yếu vào quá trình tăng trưởng kinh tế.

Thứ hai: Do quá chú trọng đến vấn đề kết cấu lại xã hội, nhất là phân phối lại quyền sở hữu tài sản và kiểm soát kinh tế giữa các cộng đồng tộc người, chính phủ đã không chú trọng đúng mức đến vấn đề công bằng và bình đẳng trong mỗi cộng đồng tộc người. Những chính sách và kết quả thực hiện qua hai thời kỳ NEP và NDP cho thấy vấn đề trọng tâm là phân phối lại thu nhập giữa các tộc người trong khi lại bỏ qua quá trình phân phối trong nội bộ tộc người. Một ví dụ điển hình chứng minh cho điều này là khi thực hiện mục tiêu kết cấu lại vốn cổ phần, chính phủ qui định tất cả người Mã Lai đủ tư cách (18 tuổi trở lên) có thể mua mức cao nhất 50.000 RM, nhưng 1,3% trong số những người mua đã quản lý 75% vốn cổ phần trong những năm 80 [13, tr.123]. Thực tế cho thấy trong suốt hơn ba thập kỷ qua, sự bất bình đẳng trong nội bộ tộc người Mã Lai là cao nhất và mức độ cải thiện phân phối thu nhập của họ theo thời gian là kém nhất trong ba cộng đồng tộc người sinh sống ở Malaixia. Điều này được thể hiện ở hệ số Gini: nếu như năm 1970, hệ số Gini của người Mã Lai, Hoa, Ấn lần lượt là 0,466, 0,455 và 0,463 thì năm 1997 các con số tương ứng là 0,448, 0,416 và 0,409 [31, tr. 60].

85

Thứ ba: Mặc dù đường lối và chiến lược phát triển mang ý nghĩa tốt đẹp vì sự đoàn kết dân tộc và thống nhất quốc gia nhưng quá trình thực hiện đã làm nảy sinh tâm lý phân biệt giữa người Mã Lai và không phải Mã Lai. Điều này được thể hiện rõ trong đạo luật ICA như nêu trên, đó là sự phân biệt về quyền đăng ký kinh doanh, trong đào tạo, tuyển dụng và hàng loạt những vấn đề khác có liên quan. Đặc biệt, cộng đồng kinh doanh người Hoa ở Malaixia cảm thấy bị phân biệt đối xử, bị chèn ép dẫn đến thua thiệt và mất mát trong quá trình thực hiện NEP.

Thứ tư: tính thiếu hiệu quả trong các chính sách phân phối lại thu nhập và các biện pháp thủ tiêu đói nghèo. Thực tế cho thấy, những chính sách đã không hướng tới đúng mục tiêu và đối tượng. Ví dụ, khi trợ cấp giá dầu Diezen cho ngư dân thì những chủ sở hữu lớn có lợi hơn những người đánh cá nhỏ hay chính sách đảm bảo giá tối thiểu cho người nông dân trồng lúa lại thực hiện trợ cấp tuỳ thuộc vào qui mô sở hữu và những người sở hữu lớn thường được trợ cấp nhiều hơn so với người nông dân nhỏ… Điều này còn chưa tính đến hiệu quả của các dự án công, nếu xét trên góc độ lợi ích-chi phí. Chính điều này không khỏi dẫn đến nhưng bất bình trong dư luận. Những người nghèo ở Sabah, Sarawak, những người nghèo không phải là người Mã Lai ở nông thôn, và hầu hết dân nghèo ở thành thị đều thờ ơ với các chính sách thủ tiêu đói nghèo của chính phủ vì họ cảm thấy những chính sách không phải dành cho họ.

86

CHƢƠNG 3

Một phần của tài liệu Phân phối thu nhập ở Malaixia và một số kinh nghiệm đối với Việt Nam (Trang 87 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)