Khái quát tình hình kinh tế-xã hội và phân phối thu nhập 1 Khái quát tình hình kinh tế xã hội.

Một phần của tài liệu Phân phối thu nhập ở Malaixia và một số kinh nghiệm đối với Việt Nam (Trang 39 - 45)

2.1.1. Khái quát tình hình kinh tế- xã hội.

Kể từ năm 1970 đến nay, tăng trưởng kinh tế ở Malaixia luôn đạt tốc độ cao. Tỉ lệ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) thực tế tăng trung bình 7,8% mỗi năm trong những năm 70. Tỉ lệ tăng trưởng này giảm xuống còn khoảng gần 6% mỗi năm trong thập kỷ 80 do những bất lợi về giá cả hàng hoá xuất khẩu và sự suy thoái kinh tế trong những năm 1985-1986. Trong những năm của thập kỷ 90 (trước khủng hoảng tài chính), tăng trưởng kinh tế của Malaixia đạt tỉ lệ rất cao, trung bình 8,5% mỗi năm. Do tác động của khủng hoảng tài chính - tiền tệ Châu Á 1997-1998, tăng trưởng GDP của Malaixia bị giảm tới mức 7,5% năm 1998. Tuy nhiên, ngay sau đó, tốc độ tăng trưởng được phục hồi đạt mức 6,1% năm 1999 và 8,3% năm 2000 [30]. Trong năm 2001, do sự suy thoái kinh tế của Mỹ và Nhật Bản cùng với sự tác động của vụ khủng bố ngày 11-9, tăng trưởng kinh tế của Malaixia chỉ đạt

35

0,5%. Tốc độ tăng trưởng được phục hồi năm 2002 đạt mức 4,2% và 5,3% năm 2003 [24].

Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao ở Malaixia đi liền với sự tăng trưởng nhanh của thu nhập bình quân đầu người, trung bình đạt mức 4,6% mỗi năm thời kỳ 1971-1990. Tỉ lệ này đạt mức 6,7% thời kỳ 1991-1995 và giảm còn 2,2% thời kỳ 1996- 2000 do khủng hoảng tài chính. Trong ba năm trở lại đây, tỉ lệ tăng trưởng trung bình của thu nhập bình quân đầu người tiếp tục ở mức thấp do tăng trưởng kinh tế thất thưòng. Về con số tuyệt đối, tổng sản phẩm quốc dân (GNP) theo đầu người (danh nghĩa) tăng từ 1109 Ringgit (RM) Malaixia năm 1970 lên 6099 RM năm 1990 và 13361 RM năm 2000. Tuy nhiên con số năm 2000 đưa ra ở trên không thể phản ánh mức tăng trưởng GNP đầu người trong giai đoạn 1998 - 2000 do sự giảm giá của đồng Ringgit Malaixia so với đô la Mỹ. Trên thực tế, thu nhập GNP đầu người đã giảm từ 4.377 USD năm 1997 xuống 3.516 USD năm 2000 [30].

Bảng 2.1: Cơ cấu GDP và phần việc làm (trong ngoặc), tỉ lệ tăng trưởng của các khu vực 1970-2003. 1970 1975 1980 1985 1990 1995 2000 Nông, lâm, ngư nghiệp 29,0 (53,5) 27,7 (49,3) 22,9 (39,7) 20,8 (35,7) 18,7 (26,0) 10,3 (19,0) 8,5 (15,2) Công nghiệp và xây dựng 31,4 (14,0) 24,8 (15,2) 34,3 (23,0) 35,0 (23,1) 40,2 (28,8) 39,7 (35,1) 43,6 (36,1) Trong đó: CN chế tạo 13,9 (8,7) 16,4 (10,1) 19,6 (15,7) 19,7 (15,1) 26,9 (19,9) 27,1 (25,7) 33,4 (27,6) Dịch vụ 36,2 (32,5) 45,0 (35,5) 40,1 (37,3) 43,5 (41,2) 42,5 (47,2) 45,9 (47,3) 47,9 (48,7) Tổng 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0

36 Tỉ lệ tăng trưởng (%) 1971- 1975 1976- 1980 1981- 1985 1986- 1990 1991- 1995 1996- 2000 Nông, lâm, ngư nghiệp 4,8 3,9 2,7 4,6 -2,5 0,7 Công nghiệp và xây dựng 6,2 8,3 5,6 6,6 18,5 7,0 CN chế tạo 11,6 13,5 5,2 13,7 11,4 9,8 Dịch vụ 9,3 8,7 7,1 5,5 6,7 3,7 GDP 7,1 8,6 5,1 6,7 9,8 4,9

Nguồn: Malaysia (1971, 1991, 2001) and Economic Report, various issues, Ministry of Finance, Kuala Lumpur.

Cùng với việc đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong hơn ba thập kỷ, cơ cấu kinh tế của Malaixia cũng có sự chuyển đổi cơ bản theo hướng trở thành một quốc gia công nghiệp. Những nỗ lực của quá trình công nghiệp hoá ở cả hai thời kỳ công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu (những năm 70 và cuối thập kỷ 80 đầu 90) và công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu (đầu thập kỷ 80) đã làm cho khu vực công nghiệp chế tạo phát triển năng động và trở thành khu vực đầu tầu của sự tăng truởng. Công nghiệp chế tạo luôn đạt mức tăng trưởng ở tỉ lệ hai con số, trung bình 11% thời kỳ 1971-1990 và 11,4% giai đoạn 1991-1995 và chỉ tăng ở mức 9,8% thời kỳ 1996-2000 do bị giảm 13,4% năm 1998. Tốc độ tăng trưởng cao của công nghiệp chế tạo đã làm cho tỉ trọng của khu vực trong GDP tăng từ 13,9% năm 1970 lên 26,9% năm 1990 và 33,4% năm 2000. Trong khi đó, khu vực nông, lâm, ngư nghiệp vốn là khu vực sản xuất truyền thống và là chỗ dựa của nền kinh tế về thu nhập, việc làm và nguồn thu từ xuất khẩu trong thời kỳ trước năm 1970 đã chịu mức suy giảm liên tục về tỉ lệ tăng trưởng. Tăng trưởng của khu vực này

37

chỉ đạt 4,4% những năm 1970, 3,7% những năm 1980 và 0,16% những năm 1990. Do đó, tỉ trọng của nông, lâm, ngư nghiệp trong GDP đã giảm mạnh từ 29% năm1970 xuống 18,7% năm 1990 và 8,5% năm 2000. Khu vực dịch vụ cũng luôn đạt được tốc độ tăng trưởng tương đối cao sau công nghiệp chế tạo bao gồm cả các ngành dịch vụ của chính phủ và của khu vực tư nhân. Trong đó, các ngành dịch vụ của chính phủ có xu hướng ngày càng giảm và dịch vụ phi chính phủ ngày càng tăng. Các ngành dịch vụ phi chính phủ tăng nhanh trong những năm gần đây bao gồm điện, nước, khí đốt, giao thông, kho hàng, bưu chính viễn thông, thương mại, khách sạn, nhà hàng, tài chính, bảo hiểm... Trong cùng thời kỳ nói trên, tỉ trọng khu vực dịch vụ trong GDP cũng tăng từ

36,2% năm 1970 lên 42,5% năm 1990 và 47,9% năm 2000 (xem bảng 2.1). Tăng trưởng và chuyển đổi cơ cấu của nền kinh tế Malaixia dẫn đến

việc phân bổ lại lực lượng lao động giữa các khu vực và làm thay đổi cơ cấu việc làm. Tỉ trọng việc làm trong khu vực nông nghiệp giảm mạnh từ 53,5% năm 1970 xuống 26% năm 1990 và 15,2% năm 2000. Ngược lại, tỉ trọng việc làm trong khu vực công nghiệp chế tạo tăng từ 8,7% năm 1970 lên 19,9% năm 1990 và 27,6% năm 2000. Tương tự như vậy, phần việc làm trong khu vực dịch vụ cũng có những thay đổi trong cùng thời kỳ nói trên. Cùng với sự gia tăng các cơ hội việc làm trong nền kinh tế, tỉ lệ thất nghiệp đã suy giảm đáng kể trong cùng thời kỳ nói trên từ 7,4% năm 1970 xuống 2,8% năm 1995 và tăng lên chút ít, đạt 3,1% năm 2000 sau khủng hoảng tài chính [10]. Năm 2001, số lao động thất nghiệp lên đến 368,4 nghìn người với tỉ lệ 3,7% [37]. Tỉ lệ thất nghiệp cao sau khủng hoảng, nhất là các năm 2000 và 2001 không phản ánh thực chất những diễn biến kinh tế cũng như thị trường lao động ở nước này. Như chúng ta đã biết, trong những năm mở rộng nền kinh tế đầu thập kỷ 90, thị trường lao động ở Malaixia trở nên khan hiếm đến mức nước này phải nhập khẩu khoảng 2 triệu lao động nước ngoài. Sau khi khủng

38

hoảng xảy ra, một bộ phận của lực lượng lao động nước ngoài phải trở về nước để nhường chỗ cho lao động người Malaixia. Về cơ bản, nhu cầu về lao động ở một số ngành sau khi cơ cấu lại vẫn còn. Vấn đề quan trọng là có những ngành, những công việc mà người lao động Malaixia không muốn làm việc, đó là những công việc mà họ coi là nguy hiểm, mất danh giá… Mặt khác, tỉ lệ thất nghiệp cao trong những năm vừa qua còn liên quan đến số người mới tốt nghiệp ra trường tăng lên trong khi nhu cầu chưa tăng.

Quá trình tăng trưởng kinh tế cao ở Malaixia trong suốt thời kỳ dài đi liền với tỉ lệ lạm phát thấp. Tỉ lệ lạm phát luôn ở mức ổn định trung bình khoảng 4,3% cho toàn thời kỳ 1971- 2000 [30]. Trong các năm 1973, 1974 và 1980, 1981 do ảnh hưởng của hai cú sốc về dầu lửa vào các năm 1973, 1979 đã làm cho tỉ lệ lạm phát cao ở mức kỷ lục trong lịch sử sau độc lập. Trong những năm tăng trưởng kinh tế cao đầu thập kỷ 90, tỉ lệ lạm phát có xu hướng tăng nhưng vẫn luôn được kiểm soát ở tỉ lệ có thể chấp nhận được. Đặc biệt, trong thời kỳ khủng hoảng tài chính vừa qua, Malaixia là nước vẫn duy trì và kiềm chế được tỉ lệ lạm phát, duy nhất năm 1997 là năm có tỉ lệ lạm phát cao nhất với mức 5,2%. Trong hai năm 2001và 2002, chỉ số giá tiêu dùng chỉ tăng ở mức 1,4% và 1,8%[24].

Việc đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế và duy trì tỉ lệ lạm phát thấp là một yếu tố quan trọng góp phần vào việc nâng cao thu nhập và ổn định mức sống cho dân cư.

Trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại, Malaixia là nước có nền kinh tế mở cửa và một nền thương mại phát triển năng động hàng đầu ở khu vực Đông Nam Á. Trên thực tế, thương mại xuất, nhập khẩu đã và đang trở thành động lực chính cho tăng trưởng kinh tế của nước này. Điểm đáng lưu ý là, Malaixia luôn duy trì cán cân thương mại dư thừa (trừ năm 1982) do nước này thường xuyên đạt được tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao bất chấp giá cả

39

quốc tế biến động. Cán cân thương mại đạt mức dương là điều kiện quan trọng để duy trì cán cân thanh toán có lợi do cán cân dịch vụ thường xuyên bị thâm hụt ở nước này. Tuy nhiên, sau năm 1982, mặc dù cán cân thương mại được phục hồi nhưng cũng không bù đắp được mức thâm hụt quá lớn của tài khoản dịch vụ. Chính tình trạng này kéo dài đã trở thành một trong những nguyên nhân của cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất trong lịch sử của nước này diễn ra vào các năm 1997-1998. Do sự giảm giá của đồng nội tệ, xuất khẩu của Malaixia tăng trưởng trở lại cùng với các biện pháp hạn chế nhập khẩu đã làm cho cán cân thương mại đạt mức thặng dư lớn, góp phần cải thiện tình hình tài chính của đất nước. Năm 2000, cán cân thanh toán của nước này lại bị thâm hụt do sự thâm hụt lớn trong cán cân dịch vụ cũng như sự di chuyển của dòng vốn ngắn hạn ra bên ngoài. Trong hai năm sau đó, nhờ có sự cải thiện trong cán cân tài khoản vãng lai, cán cân thanh toán đã đạt mức dương trở lại. Kể từ sau khủng hoảng, Malaixia luôn duy trì và kiểm soát để đảm bảo cho mức thâm hụt của cán cân thanh toán không ảnh hưởng đến nền kinh tế đất nước.

Có thể nói, trong hơn 30 năm qua, ngoại thương của Malaixia không ngừng tăng trưởng và phát triển cả về giá trị và cơ cấu. Về giá trị năm 2003, kim ngạch ngoại thương của Malaixia đạt mức 184.289 triệu đô la Mỹ, gấp 1,77 [36] lần giá trị tổng sản phẩm trong nước. Đặc biệt, cơ cấu xuất khẩu đã có sự chuyển biến rất lớn, từ một nước xuất khẩu các mặt hàng nguyên nhiên liệu trở thành một nước xuất khẩu các mặt hàng công nghiệp. Năm 1970, xuất khẩu các mặt hàng nguyên liệu và sơ chế chiếm 78,4%, trong khi xuất khẩu các mặt hàng công nghiệp chế tạo chỉ ở mức 12%. Nhờ có những nỗ lực của chính phủ và khu vực tư nhân, giá trị xuất khẩu hàng công nghiệp chế tạo đã vượt giá trị các mặt hàng khu vực nông nghiệp và công nghiệp khai thác và trở thành nguồn thu chủ yếu từ xuất khẩu năm 1986. Giá trị xuất khẩu các

40

mặt hàng công nghiệp chế tạo tiếp tục tăng nhanh trong những năm 90 và chiếm tỉ trọng 68,9% năm 1992 và 82,9% năm 1998 [31, tr. 8] trong tổng giá trị xuất khẩu. Điểm đáng lưu ý là trong số các mặt hàng công nghiệp chế tạo xuất khẩu, các sản phẩm công nghệ cao, có giá trị gia tăng lớn như điện, điện tử, thiết bị khoa học, hoá chất… chiếm tỉ lệ ngày càng lớn.

Cùng với chính sách thúc đẩy xuất khẩu, chiến lược thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) bắt đầu từ những năm 70 đã tạo nên một chiến lược công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu. Việc ra đời luật khuyến khích đầu tư (I.I.A) năm 1968, mở đường cho dòng FDI vào phát triển các ngành công nghiệp chế biến phục vụ xuất khẩu ở Malaixia. Tuy nhiên, do sự ràng buộc của đạo luật phối hợp công nghiệp ICA 1975 nhằm thực hiện những mục tiêu của NEP đã làm cho khối lượng FDI vào nước này giảm đáng kể. Kể từ khi thực hiện công cuộc cải cách kinh tế giữa thập kỷ 80 với sự ra đời của luật thúc đẩy đầu tư PIA 1986 và sự tăng giá của đồng Yên Nhật đã làm cho dòng vốn nước ngoài đổ dồn vào khu vực Đông Nam Á trong đó có Malaixia. Đặc biệt, trong những năm 90, bên cạnh dòng FDI thì dòng vốn đầu tư gián tiếp, nhất là vốn ngắn hạn vào Malaixia tăng lên nhanh. Sau cuộc khủng hoảng tài chính khu vực năm 1997, cùng với sự cạnh tranh gay gắt của các thị trường mới nổi, tình hình đầu tư nước ngoài vào Malaixia giảm sút đáng kể. Trong bối cảnh như vậy, chính phủ Malaixia đang điều chỉnh các chính sách để thích nghi với môi trường cạnh tranh mới, nhằm đưa nước này hội nhập vào nền kinh tế khu vực và toàn cầu.

Một phần của tài liệu Phân phối thu nhập ở Malaixia và một số kinh nghiệm đối với Việt Nam (Trang 39 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)