Tạo lập những nền tảng ban đầu cho công bằng.

Một phần của tài liệu Phân phối thu nhập ở Malaixia và một số kinh nghiệm đối với Việt Nam (Trang 103 - 107)

Có thể nhận thấy rằng, để đảm bảo cho các chính sách phân phối thu nhập công bằng và hợp lý thì điều quan trọng trước tiên là phải tạo lập những nền tảng ban đầu cho công bằng. Về cơ bản, việc tạo lập những nền tảng ban đầu cho công bằng ở Malaixia được thể hiện trên các khía cạnh chủ yếu sau: Thực hiện chính sách khai hoang và mở rộng diện tích đất canh tác, với những thành công của nước này thì đây có thể được coi là một nguồn tài sản ban đầu rất quan trọng cho người nghèo; Giảm bớt sự bất công trong việc tiếp cận với giáo dục và tăng cơ hội có việc làm để tạo ra thu nhập; Nâng cao năng lực tích luỹ tài sản thông qua chính sách thực hành tiết kiệm. Từ những

99

kinh nghiệm của Malaixia và thực tiễn phát triển của Việt Nam, việc tạo lập những nền tảng ban đầu cho công bằng của nước ta có thể và nên tập trung vào các hướng chính như sau:

- Hạn chế bất bình đẳng trong phân phối thu nhập từ tài sản do những tồn tại bất hợp lý và sự bất cập trong hệ thống chính sách và luật pháp. (i) Về ruộng đất, những chính sách cải cách ruộng đất trong những năm cuối thập kỷ 80 đã có những tác động đáng kể đối với việc thúc đẩy tăng trưởng và giảm nghèo. Đặc biệt, năm 1993, nhà nước đã ban hành chính sách cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cho phép người dân có quyền chuyển nhượng, trao đổi, thừa kế, cầm cố…là một thành công lớn nhất của Việt Nam. Trên thực tế, cả hai yếu tố cải cách ruộng đất và cấp giấy chứng nhận sử dụng đất, nhất là đất nông nghiệp đã tạo cơ sở pháp lý và nền tảng cho tăng trưởng nhanh, bền vững với giảm nghèo và công bằng ở nông thôn nước ta trong những năm 90. Tuy nhiên, tiến độ cấp giấy chứng nhận sử dụng đất, nhất là đất rừng diễn ra còn chậm, cho đến năm 2002, chúng ta mới chỉ cấp giấy chứng nhận cho 90% người sử dụng đất nông nghiệp và khoảng 50% hộ gia đình sử dụng đất lâm nghiệp [35, tr. 42]. Tranh chấp và xung đột diễn ra xung quanh vấn đề sử dụng đất lâm nghiệp hiện đang diễn ra và nếu không được giải quyết triệt để sẽ trở thành một vấn đề xã hội lớn. Do đó, vấn đề quan trọng đặt ra cho nước ta giai đoạn hiện nay là phải hoàn thiện nhanh chóng việc cấp giấy chứng nhận, nhất là đối với đất lâm nghiệp để không gây ra những tác động bất lợi đối với bà con dân tộc ít người. Mặt khác, những chính sách cải cách nêu trên là hết sức cần thiết nhưng chỉ có hiệu quả đối với việc giảm nghèo trong giai đoạn đầu và không có gì đảm bảo cho sự tăng trưởng bền vững trong tương lai. Bởi lẽ, có đất đai ngày nay vẫn chưa đủ để thoát nghèo và trên thực tế, những hộ chỉ thuần tuý thu nhập từ canh tác vẫn là những hộ nghèo nhất ở nước ta. (ii) Vấn đề quan trọng khác có liên quan

100

nhằm hạn chế sự bất bình đẳng thu nhập từ tài sản đó là việc đấu tranh chống tham nhũng và buôn lậu. Tham nhũng và buôn lậu đã và đang là một hiện tượng tồn tại khá phổ biến ở nước ta, đặc biệt kể từ khi chúng ta thực hiện công cuộc đổi mới, chuyển sang nền kinh tế thị trường và mở cửa kinh tế. Có thể thấy, buôn lậu và tham nhũng tồn tại dưới rất nhiều hình thức khác nhau và ở trong mọi thành phần kinh tế, trong các doanh nghiệp, các ngành, các cơ quan chính quyền và trong cả các cơ quan thực thi pháp luật. Tham nhũng và buôn lậu làm hạn chế tốc độ tăng trưởng kinh tế, gây thất thoát nguồn vốn, phá hoại hoạt động sản xuất kinh doanh của những cơ sở làm ăn chân chính. Thông qua các hoạt động đó, một bộ phận quan chức thoái hoá, biến chất và một bộ phận dân cư làm ăn bất chính trở nên giàu có một cách nhanh chóng. Điều này làm cho ngân sách bị thất thoát, ảnh hưởng đến các chương trình phát triển giáo dục, y tế. Do đó, tham nhũng và buôn lậu sẽ làm quá trình phân hoá giàu nghèo và bất bình đẳng xã hội tăng lên nhanh. Chính vì vậy tăng cường đấu tranh chống tham nhũng và buôn lậu không chỉ làm lành mạnh hoá nền kinh tế mà còn góp phần tăng tính công bằng xã hội. (iii) Một điểm quan trọng trong việc tạo lập nền tảng ban đầu cho công bằng là chính sách định hướng tiêu dùng và thực hành tiết kiệm. Ở Malaixia nhà nước đã đưa ra kế hoạch cưỡng bức tiết kiệm. Trên thực tế, kế hoạch đã tạo ra một thói quen chi tiêu hợp lý, giúp người dân tích luỹ tài sản, giúp họ tham gia đầu tư kinh doanh, mua cổ phần và góp phần giảm bất bình đẳng. Đây là một công việc rất khó khăn đối với một nước mà thị trường vốn chưa phát triển như nước ta. Vấn đề cơ bản không chỉ là sự định hướng tiêu dùng hợp lý và quan trọng hơn là phải tạo ra các cơ hội kinh tế thực sự cho người dân

- Mở rộng và phát triển hệ thống giáo dục và đào tạo đến mọi vùng, miền của đất nước. Điều quan trọng là thông qua hệ thống giáo dục, tăng các cơ hội học tập cho trẻ em thuộc các hộ gia đình nghèo, các nhóm dân cư có

101

thu nhập thấp, các dân tộc ít người ở vùng sâu, vùng xa. Từ những năm của thập kỷ 90 đến nay, ở nước ta tỉ lệ học sinh đến trường tăng nhanh ở tất cả các cấp học nhưng tăng nhanh nhất là ở các cấp trung học phổ thông và đại học. Sự cải thiện trong lĩnh vực giáo dục diễn ra ở tất cả các khu vực, các vùng và các nhóm thu nhập. Tuy nhiên, mức độ cải thiện diễn ra không đều giữa các khu vực, vùng miền và các nhóm thu nhập. Nhìn chung, tỉ lệ học sinh đến trường ở các cấp từ trung học cơ sở trở lên ở khu vực thành thị thường cao hơn khu vực nông thôn. Tình hình cải thiện tốt hơn cũng diễn ra đối với các vùng đồng bằng Sông Hồng, ven biển miền Trung, Đông Nam Bộ so với vùng núi phía Bắc, Tây Nguyên. Trong các nhóm thu nhập, thì tỉ lệ học sinh đến trường ở các bậc từ trung học trở lên thường cao đối với nhóm thu nhập cao nhất và ngược lại. Việc cải thiện tình hình giáo dục không đều ở các vùng, các nhóm thu nhập là hậu quả của tình trạng bất bình đẳng trong thời kỳ trước. Đến lượt nó, sự bất công trong tiếp cận với giáo dục sẽ làm sự bất bình đẳng trong thu nhập tiếp tục gia tăng. Cho nên giải pháp để đưa đến sự công bằng trong giáo dục ngoài việc đầu tư trường lớp là phải thực hiện miễn giảm học phí, có chế độ khuyến khích về học bổng cho trẻ em nghèo có tài… Kinh phí hỗ trợ có thể được huy động thông qua các cơ quan của nhà nước, các doanh nghiệp, các tổ chức phi chính phủ. Bên cạnh việc phổ cập giáo dục tiểu học và trung học, giáo dục đại học và đào tạo nghề cần phải được đầu tư mở rộng, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của quá trình công nghiệp hoá. Điều quan trọng là nhà nước, với những hình thức khác nhau, tạo điều kiện cho mọi người dân, nhất là nhóm người thu nhập thấp có cơ hội tiếp cận bình đẳng với học vấn, tay nghề và được tham gia vào các hoạt động kinh tế thông qua chế độ tuyển dụng công bằng, bình đẳng. Vì vậy, có thể nói, mở rộng, phát triển, tạo ra sự công bằng trong hệ thống giáo dục là điều

102

hết sức cần thiết để ngăn ngừa sự bất bình đẳng gia tăng trong thời kỳ tăng trưởng kinh tế giai đoạn tới.

Như vậy, chính sách tạo lập những nền tảng ban đầu cho công bằng cũng rất đa dạng, không chỉ là các chương trình đầu tư và các chính sách phát triển của nhà nước mà còn là các kế hoạch định hướng tiêu dùng. Sự thành công của các chính sách này sẽ góp phần làm cho phân phối thu nhập theo chức năng phát huy hiệu quả trong nền kinh tế thị trường, giảm bất bình đẳng thu nhập.

Một phần của tài liệu Phân phối thu nhập ở Malaixia và một số kinh nghiệm đối với Việt Nam (Trang 103 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)