qui mô kinh tế, tăng việc làm.
Công nghiệp hoá trong thời kỳ NEP với hai giai đoạn thúc đẩy xuất khẩu (những năm 70, cuối thập kỷ 80) và thay thế nhập khẩu (đầu thập kỷ 80) đã góp phần mở rộng qui mô nền kinh tế và gia tăng việc làm. Trong điều kiện của NEP, việc thu hút FDI dựa trên việc khuyến khích các hình thức liên doanh giữa tư bản nước ngoài với nhà nước, tư bản tư nhân người Mã Lai.
58
Những ngành được ưu tiên phát triển trong chính sách công nghiệp hoá đầu thập kỷ 70 đó là:
- Các ngành sử dụng nguyên liệu và thiết bị nhập khẩu. Đây là những ngành sản xuất sản phẩm phục vụ cho thị trường xuất khẩu, sử dụng nhiều lao động bao gồm: các ngành điện, điện tử, thiết bị giao thông, dệt và may mặc quần áo…
- Các ngành sử dụng nguồn tài nguyên của đất nước bao gồm các ngành chế biến các nguyên liệu truyền thống như cao su, thiếc, các ngành chế biến sản phẩm từ các nguyên liệu mới như dầu cọ, gỗ, hoá chất, hoá dầu…
Chính sách công nghiệp hoá dựa trên việc sử dụng nhiều lao động được thể hiện rõ nét qua luật khuyến khích đầu tư bổ sung năm 1971, trong đó qui định các ưu đãi về tài chính. Theo đó, nhà nước thực hiện các chính sách miễn giảm thuế, ưu đãi tín dụng cho các doanh nghiệp tuỳ thuộc vào qui mô sử dụng nhân công. Bên cạnh đó, kể từ năm 1972, Malaixia cũng chủ trương lập ra các khu thương mại tự do (FTZ) nhằm thu hút đầu tư nước ngoài và phát triển các ngành sử dụng nhiều lao động phục vụ cho thị trường xuất khẩu. Chính điều này đã làm cho các FTZ tăng nhanh về qui mô và số lượng trong suốt những năm 70 và 80. Tính ra, đến năm 1989, toàn lãnh thổ
Malaixia đã có 10 khu chế xuất với sự tham gia của hàng trăm doanh nghiệp. Có thể nói, chính sách công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu đã làm cho
công nghiệp chế tạo tăng trưởng nhanh và thu hút lực lượng lao động qua các kênh chủ yếu sau:
- Phát triển các ngành sử dụng nhiều lao động trong các khu công nghiệp, khu chế xuất. Điều này đã góp phần giải quyết số lao động thất nghiệp ở đô thị và một bộ phận lao động ở nông thôn dư thừa trong quá trình chuyển dịch cơ cấu. Hơn nữa, quá trình phát triển như vậy cũng lôi kéo sự tham gia của số lớn lao động nữ vào các ngành nghề phù hợp được mở rộng.
59
Năm 1987, chỉ riêng các khu chế xuất đã thu hút 68.877 lao động, chiếm 7,5% tổng việc làm trong khu vực công nghiệp chế tạo ở Malaixia [28, tr.134].
- Việc phát triển các ngành công nghiệp chế biến các sản phẩm nông, lâm, ngư nghiệp không chỉ đa dạng hoá các mặt hàng xuất khẩu và tạo ra giá trị gia tăng cao mà còn góp phần giải quyết việc làm và thực hiện công nghiệp hoá nông nghiệp và phát triển nông thôn.
- Một bộ phận lớn lực lượng lao động nhất là lao động người Mã Lai được ưu tiên tuyển dụng vào làm việc trong khu vực kinh tế nhà nước và các ngành quản lý, dịch vụ.
- Các doanh nghiệp qui mô vừa và nhỏ được khuyến khích phát triển. Như vậy, công nghiệp hoá góp phần mở rộng qui mô kinh tế, tạo việc làm và tăng thu nhập. Dưới tác động của nó, thị trường lao động trở nên linh hoạt, điều tiết và dịch chuyển lao động giữa nông thôn và thành thị, hình thành mức tiền công và tiền lương phổ biến. Có thể nói, chiến lược phát triển của Malaixia đã tạo ra cơ hội cho tất cả mọi người, nhất là những nhóm người kém lợi thế đóng vai trò quan trọng trong việc thủ tiêu đói nghèo. Tăng trưởng kinh tế nhanh chóng trong thời kỳ NEP, đặc biệt là khu vực công nghiệp chế tạo sử dụng nhiều lao động hướng về xuất khẩu cũng như việc mở rộng khu vực kinh tế nhà nước đã thu hút một bộ phận lớn lao động thất nghiệp. Trên thực tế, số lao động ở nông thôn có được việc làm trong các khu vực hiện đại như công nghiệp và dịch vụ đã tạo ra sự chuyển đổi thu nhập, góp phần giảm đói nghèo và cải thiện phân phối thu nhập. Điểm đáng lưu ý là số lượng việc làm được tạo ra không chỉ là việc làm theo hợp đồng thời vụ mà ngày càng tăng số việc làm chính thức. Sự tham gia ngày càng nhiều của phụ nữ Mã Lai vào các ngành nghề phù hợp ở các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất mở ra trên khắp đất nước đã cải thiện đáng kể thu nhập hộ gia
60
đình. Thu nhập từ các khoản tiền gửi từ lao động di cư lên thành thị về cho gia đình ở nông thôn đóng vai trò quan trọng trong việc giảm bất bình đẳng và thủ tiêu đói nghèo. Bên cạnh đó, việc phát triển các ngành công nghiệp qui mô vừa và nhỏ đã góp phần tạo ra việc làm và cải thiện thu nhập cho số dân cư nghèo ở khu vực thành thị.
Tuy nhiên, quá trình công nghiệp hoá trong những năm đầu thập kỷ 90 lại diễn ra với những thay đổi cơ bản trong chính sách phát triển: Thứ nhất: như trên đã nói, Malaixia đã thi hành chính sách tự do hoá nền kinh tế. Thứ hai: lúc này, nền kinh tế Malaixia gần như đã đạt mức toàn dụng nhân công. Vì vậy, quá trình công nghiệp hoá giai đoạn này được tập trung vào việc phát triển các ngành công nghiệp sử dụng nhiều vốn và công nghệ kỹ thuật cao. Chính điều kiện phát triển mới đã làm cho bất bình đẳng thu nhập gia tăng giữa các ngành, các khu vực, giữa thành thị và nông thôn trong những năm 90. Sự gia tăng bất bình đẳng thu nhập trong thời kỳ một phần bắt nguồn từ sự khác nhau cơ bản giữa khu vực công nghiệp chế tạo, dịch vụ với khu vực nông nghiệp về tốc độ tăng trưởng, về năng suất lao động. Về tốc độ tăng trưởng, chính sách tự do hoá đối với đầu tư, cả trong nước và nước ngoài cùng với những điều kiện kinh tế thuận lợi đã làm cho các ngành công nghiệp chế tạo, dịch vụ và xây dựng đạt tốc độ tăng trưởng cao (như được chỉ ra ở bảng 2.1). Trong khi đó, chính sách công nghiệp hoá gia tăng mạnh mẽ làm cho khu vực nông nghiệp tăng trưởng chậm lại trong kế hoạch Malaixia lần thứ 6 và đạt mức tăng trưởng âm trong kế hoạch Malaixia lần thứ 7.
Trong những năm 90, tăng trưởng năng suất lao động của khu vực công nghiệp chế tạo, dịch vụ và nông nghiệp cũng có sự khác biệt. Về cơ bản, sự khác biệt này đã tồn tại trong thời kỳ 1971-1990 nhưng do mức tăng trưởng chậm của khu vực nông nghiệp thời kỳ này được bù đắp bằng các kế hoạch mở rộng về qui mô ruộng đất cho nông dân. Trong thời kỳ 1988-1999,
61
mức tăng trưởng về năng suất lao động của toàn bộ nền kinh tế là 4,2% mỗi năm thì phần đóng góp cho mức tăng trưởng này của khu vực nông nghiệp là 0,66%, công nghiệp chế tạo 1,22% và dịch vụ 2,14%. Cũng trong thời kỳ nêu trên, tăng trưởng sản lượng theo đầu người mỗi năm của các khu vực như sau: khu vực công nghiệp chế tạo 2,3%, dịch vụ 2,36% và nông nghiệp giảm 0,12% [32, tr.32].
Vì những khác biệt về tốc độ tăng trưởng và năng suất lao động giữa các khu vực đã dẫn đến mức chênh lệch về thu nhập và bất bình đẳng tăng lên giữa các nhóm thu nhập, giữa thành thị và nông thôn. Bên cạnh đó, việc xác định lại ranh giới giữa khu vực thành thị và nông thôn khi các khu công nghiệp và đô thị được mở rộng cũng làm cho sự khác biệt này trở nên lớn hơn trong những năm 90.