Những thành công chủ yếu.

Một phần của tài liệu Phân phối thu nhập ở Malaixia và một số kinh nghiệm đối với Việt Nam (Trang 82 - 87)

Bắt đầu từ thập kỷ 70, Chính phủ Malaixia đã thi hành một chiến lược phát triển kinh tế xã hội toàn diện đó là kết hợp tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội và cải thiện phân phối thu nhập. Thực tế phát triển của Malaixia từ đó đến nay đã chứng kiến những thay đổi căn bản trong toàn bộ đời sống kinh tế xã hội của đất nước. Thành tựu quan trọng của hơn 30 năm qua là đã thu hẹp được phần nào những khác biệt về kinh tế xã hội giữa các tầng lớp dân cư, giữa người giàu và người nghèo. Đặc biệt, Malaixia đã thu hẹp được khoảng cách phát triển giũa ba cộng đồng tộc người sinh sống ở Malaixia.

78

Đây là nhân tố chủ yếu đem lại một xã hội công bằng và hoà hợp tại một đất nước đã từng tồn tại những vấn đề về kỳ thị, mâu thuẫn và xung đột sắc tộc. Cho nên, có thể nói, phân phối thu nhập ở Malaixia mang đặc điểm điển hình là gắn liền với phân phối thu nhập giữa ba cộng đồng tộc người. Đặc điểm này do tính chất đặc thù về kinh tế xã hội của Malaixia có từ thời kỳ thuộc địa và là đặc điểm xuyên suốt, chi phối toàn bộ quá trình phát triển của nước này từ hơn 30 năm qua. Malaixia là một quốc gia đa dạng về tộc người với sự tồn tại của ba cộng đồng tộc người chủ yếu Mã Lai, Hoa, Ấn Độ. Chính sách di dân và nhập cư lao động trong thời kỳ thuộc địa từ những thế kỷ trước đã dần hình thành nên ba cộng đồng tộc người. Trên thực tế, ba cộng đồng tộc người này đã chứa đựng những mâu thuẫn về kinh tế xã hội. Mâu thuẫn và khác biệt thể hiện trước hết là về địa vị kinh tế. Người Hoa chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực khai thác, sau đó chuyển sang các hoạt động thương mại và công nghiệp. Người Ấn chủ yếu sinh sống trong các khu vực đồn điền và các hoạt động thương mại. Trong khi đó, người Mã Lai, ngoài bộ phận là viên chức chính quyền ra thì hầu hết đều sống ở khu vực nông thôn và sinh sống bằng nghề nông. Sự khác nhau về nghề nghiệp dẫn đền sự khác biệt về thu nhập: người Mã Lai là tộc người có mức thu nhập hộ gia đình thấp nhất. Hơn nữa, nông thôn là nơi có nhiều hộ gia đình nghèo đói, cho nên tỷ lệ nghèo đói cũng chủ yếu tập trung vào các hộ gia đình người Mã Lai. Trong lĩnh vực kinh doanh cũng vậy, người Mã Lai do xuất phát điểm và đặc tính nghề nghiệp có tỷ lệ vốn cổ phần thấp nhất so với cơ cấu tộc người. Trong khi đó người Hoa là những người năng động trong sản xuất kinh doanh, chiếm vị trí thống trị trong các ngành nghề hiện đại và là cộng đồng sở hữu tài sản lớn nhất. Chính sự khác nhau về địa vị kinh tế, nghề nghiệp, sở hữu, việc làm đã dẫn đến những mâu thuẫn và xung đột tộc người. Sự ra đời của NEP không chỉ phản ánh nguyện vọng của cộng đồng người Mã Lai mà còn

79

là quyết tâm của chính phủ trong quá trình đoàn kết dân tộc và thống nhất quốc gia. Cho nên, có thể nói, quá trình thực hiện NEP với hai mục tiêu xoá bỏ đói nghèo và kết cấu lại xã hội cho thấy rằng quá trình phân phối thu nhập ở Malaixia mang tính chất là phân phối lại thu nhập giữa ba cộng đồng tộc người. Nhìn một cách tổng quát, những kết quả đạt được của Malaixia khi thực hiện các giải pháp, chính sách về phân phối thu nhập được thể hiện trên mấy điểm chính như sau:

Thứ nhất: Trong quá trình thực hiện việc kết cấu lại xã hội về thực chất là nâng cao tỉ lệ việc làm và quyền sở hữu tài sản, của cải của người Mã lai trong các khu vực kinh tế đã không diễn ra bất kỳ một cuộc cách mạng nào về chế độ sở hữu. Đây là yếu tố quan trọng đưa đến một quá trình phát triển liên tục, không bị xáo trộn về mặt xã hội, không có tộc người nào cảm giác bị tước đoạt. Về mặt kinh tế, điều này tạo động lực cho tăng trưởng, nhất là cộng đồng kinh doanh người Hoa. Trong nông nghiệp, khác với một số nước ở Đông Á và Đông Nam Á, Malaixia không tiến hành cải cách ruộng đất thông qua hình thức trưng thu mà tiến hành khai hoang và mở rộng diện tích đất canh tác với những thành công quan trọng như đã nêu ở trên. Chính điều này đã tạo ra nguồn vốn và tài sản lớn cho người nông dân và thực tế nhiều người trong số họ từ nghèo khó đã trở thành tầng lớp trung lưu trong xã hội. Ở thành thị và các khu công nghiệp, việc nâng cao sở hữu và tài sản của người Mã Lai được thực hiện thông qua sự tham gia ngày càng nhiều của họ vào các hoạt động thương mại, công nghiệp và dịch vụ. Do vậy, nhà nước đã dành sự ưu tiên cao cho người Mã Lai trong giáo dục và đào tạo, trong quá trình tuyển dụng vào các cơ quan và doanh nghiệp. Chính điều này đã đưa đến việc kết cấu lại việc làm và nghề nghiệp, tạo điều kiện cho người Mã Lai tham gia vào các ngành kinh tế hiện đại của đất nước, qua đó họ có điều kiện nâng cao thu nhập trong quá trình mở rộng nền kinh tế. Trong lĩnh vực kinh

80

doanh, người Mã Lai được tạo điều kiện dễ dàng trong đăng ký, tiếp cận các nguồn vốn của nhà nước thông qua hệ thống các ngân hàng thương mại, các quĩ đầu tư do nhà nước qui định. Đặc biệt, thông qua các cơ quan bảo hộ Bumiputera, nhà nước tạo điều kiện cho người Mã Lai có thể tiếp cận để sở hữu, bảo toàn và nâng cao vốn cổ phần trong kinh doanh với nhiều hình thức đa dạng bao gồm kế hoạch tiết kiệm cưỡng bức, mua cổ phần, tham gia đầu tư phát triển sản xuất.

Như vậy, nâng cao sở hữu vốn cổ phần của người Mã Lai là một chính sách chi phối toàn bộ quá trình phát triển ở Malaixia từ NEP đến NDP. Tương tự như vậy, nâng cao mức sống của người Bumiputera bản địa cho ngang bằng với cộng đồng người Hoa và người Ấn là một mục tiêu xuyên suốt quá trình phân phối thu nhập ở Malaixia từ thập kỷ 70 đến nay. Việc thực hiện các mục tiêu này trở thành chiến lược phát triển dài hạn mang ý nghĩa vì sự đoàn kết dân tộc và thống nhất quốc gia.

Thứ hai: Malaixia đã biết tập trung vào việc phát triển khu vực nông nghiệp và nông thôn để giải quyết những vấn đề kinh tế xã hội của đất nước. Bởi lẽ, nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong chiến lược công nghiệp hoá đất nước. Đối với Malaixia, nông nghiệp không chỉ là ngành sản xuất ra của cải vật chất mà còn là nguồn cung cấp đầu vào quan trọng cho các ngành sản xuất công nghiệp. Hơn nữa, nông thôn cũng là nơi tập trung nhiều người nghèo Mã Lai sinh sống. Cùng với chương trình phát triển đất mới, các chương trình phát triển nông nghiệp và nông thôn của chính phủ đã thu hút một số lượng lớn cư dân nông thôn vào các dự án phát triển khác nhau như các dự án trồng mới, trồng lại cây công nghiệp, phát triển công nghiệp chế biến nhỏ và các hoạt động phi nông nghiệp khác. Có thể nói, tăng trưởng và phát triển kinh tế trong những năm 70 chủ yếu vẫn dựa vào nông nghiệp với việc phát triển các đồn điền, sử dụng nguồn tài nguyên và lao động sẵn có.

81

Cùng với quá trình đầu tư cho phát triển kinh tế, chính phủ còn dành một khoản chi ngân sách lớn để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và các dịch vụ xã hội cần thiết, nâng cao phúc lợi cho cư dân nông thôn. Điều kiện cơ sở hạ tầng như đường sá, hệ thống thông tin, điện, nước sạch, các dịch vụ xã hội như giáo dục, y tế với hệ thống các trường học, cơ sở khám chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ phát triển đã thực sự góp phần nâng cao mức sống thực tế của người dân.

Cùng với các chương trình phát triển kinh tế, các chính sách giảm nghèo cũng được tập trung vào khu vực nông nghiệp và nông thôn, nơi tập trung hơn 80% người nghèo cả nước. Những chính sách giảm nghèo được tập trung vào các dự án phát triển sản xuất: trồng mới, trồng lại những loại cây có giá trị kinh tế cao, chăn nuôi, phát triển ngành nghề phụ thông qua các hình thức hỗ trợ tín dụng, đào tạo, nghiên cứu khoa học. Bên cạnh đó là các chương trình hỗ trợ về nhà ở, chăm sóc sức khoẻ, dinh dưỡng và phát triển cộng đồng.

Với tầm hoạt động rộng lớn của các chính sách và giải pháp, việc đầu tư phát triển nông nghiệp và nông thôn trong những năm 70 và 80 đã góp phần vào việc nâng cao thu nhập thực tế cho cư dân trong khu vực, giảm bất bình đẳng giữa nông thôn và thành thị, giữa các cộng đồng tộc người.

Thứ ba: Chính phủ Malaixia đã có những thành công nhất định khi coi sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo là con đường để cải thiện phân phối thu nhập và giảm nghèo. Cũng thông qua giáo dục và đào tạo, chính phủ có thể thực hiện các mục tiêu của chính sách kinh tế mới là cơ cấu lại việc làm và nghề nghiệp giữa ba cộng đồng tộc người, từ đó giảm bất bình đẳng về thu nhập và của cải. Xét trên phương diện lý thuyết, đầu tư cho giáo dục và đào tạo chính là đầu tư để phát triển nguồn nhân lực, nhân tố mà các lý thuyết tăng trưởng mới đều coi đó là động lực chủ yếu cho tăng trưởng và phát triển

82

kinh tế, đạt được tiến bộ và công bằng xã hội. Thông qua các chương trình mở rộng giáo dục và đào tạo, chính phủ đã dành một sự ưu tiên cao để cho các nhóm dân cư nghèo, nhất là tộc người Mã Lai có thể tiếp cận với các cơ hội học tập, có được kiến thức và tay nghề, để có thể tham gia vào thị trường lao động đang được mở ra. Ở Malaixia, bên cạnh những nguồn kinh phí từ ngân sách, chính phủ đã tiến hành đa dạng hoá nguồn lực với sự tham gia của khu vực tư nhân và các tổ chức xã hội khác. Trong bối cảnh nền kinh tế tăng trưởng cao và không ngừng mở rộng thì những chính sách ưu tiên cho các đối tượng nêu trên thực sự trở thành nhân tố chủ yếu đóng góp cho việc giảm bất bình đẳng và cải thiện phân phối thu nhập. Tuy nhiên, phát triển giáo dục và đào tạo mới chỉ là điều kiện cần, nhưng chưa đủ để có thể thực hiện các giải pháp toàn diện đối với vấn đề phân phối thu nhập. Và sự thành công của Malaixia là ở chỗ, chính phủ không chỉ tạo cơ hội giáo dục mà còn tạo các cơ hội việc làm trong nền kinh tế cho nhóm người nghèo và tộc người Mã Lai thông qua các chính sách điều tiết. Thực tế ở Malaixia chỉ ra rằng, đầu tư cho giáo dục và phát triển nguồn nhân lực đã tạo ra tiền đề vững chắc hơn, phạm vi rộng lớn hơn, tính ổn định cao hơn và là điều kiện cơ bản nhằm giảm bất bình đẳng trong phân phối thu nhập. Cũng thông qua giải pháp này, Malaixia đã xoá bỏ ranh giới cách biệt giữa các cộng đồng tộc người, các tầng lớp dân cư, giữa thành thị và nông thôn.

Một phần của tài liệu Phân phối thu nhập ở Malaixia và một số kinh nghiệm đối với Việt Nam (Trang 82 - 87)