mới.
Vào đầu thập kỷ 80, Việt Nam là một trong những nước nghèo nhất trên thế giới với thu nhập bình quân đầu người vào khoảng 130 đô la Mỹ/năm và mức thu nhập hộ gia đình không có hy vọng được cải thiện trong bối cảnh nền kinh tế lúc bấy giờ: tỉ lệ tăng trưởng thấp, lạm phát tăng nhanh (khoảng 487% năm 1986). Mặc dù là một trong những nước nghèo nhất, nhưng tỉ lệ trẻ em được cắp sách đến trường cũng như tuổi thọ trung bình của người dân là khá cao so với một nước nghèo như vậy. Kể từ năm 1986 đến nay, Việt Nam đã thực hiện công cuộc đổi mới nền kinh tế, chuyển từ hệ thống kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường. Theo đó, hàng loạt các chính sách kinh tế được thay đổi căn bản trong suốt những năm cuối thập kỷ 80, đầu 90: trước hết là việc công nhận sự hợp pháp của kinh tế tư nhân và sau đó
87
là thực hiện các chính sách khuyến khích, loại bỏ sự kiểm soát giá cả…Bên cạnh đó là các chính sách khuyến khích, thu hút đầu tư nước ngoài và phát triển các ngành kinh tế hướng về xuất khẩu. Những cải cách và thay đổi chính sách đã tiếp một luồng sinh khí mới cho nền kinh tế. Mức tăng trưởng kinh tế GDP tăng lên nhanh, trung bình 7,1% mỗi năm thời kỳ 1988-2000. Trong thời kỳ khủng hoảng tài chính Châu Á 1997-1998, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam có suy giảm nhưng vẫn ở mức cao so với khu vực, sau Trung Quốc: năm 1998: 5,8%, năm 1999: 4,8%, và năm 2000: 6,8%. Trong những năm gần đây, tăng trưởng kinh tế tiếp tục được duy trì ở mức cao, trung bình 7,1% thời kỳ 2001-2004. Tốc độ tăng trưởng GDP cao trong suốt một thời kỳ dài đã làm cho thu nhập bình quân đầu người của nước ta tăng nhanh trung bình 5,0% giai đoạn 1988-1994, 5,7% giai đoạn 1994-2000 và tiếp tục tăng với tỉ lệ cao trong giai đoạn 2001-2004. Do đó, thu nhập GDP/đầu người đã được cải thiện đáng kể từ 130 đô la năm 1985 lên 481 đô la Mỹ năm 2003. Việc đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá đã làm cho tốc độ tăng trưởng của khu vực công nghiệp và xây dựng đạt mức cao nhất với tỉ lệ tăng trung bình 11,1% thời kỳ 1994-2000 và khoảng 10% thời kỳ 2001- 2003. Trong khi đó, tăng trưởng của khu vực nông nghiệp chỉ ở mức 3,9% thời kỳ 1988-1994, 4,4% giai đoạn 1994-2000 [34, tr.5], và 3,4% giai đoạn 2001-2003. Đi liền với thành tựu đạt được tốc độ tăng trưởng cao, kể từ khi thực hiện công cuộc đổi mới, cơ cấu kinh tế của Việt Nam cũng có sự thay đổi đáng kể với sự tăng lên trong tỉ trọng của khu vực công nghiệp, dịch vụ và sự suy giảm của khu vực nông nghiệp trong GDP. Khu vực nông, lâm, ngư nghiệp đã giảm từ 32,4% năm 1988 xuống khoảng 21% năm 2003. Trong khi đó, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng từ 27,8% lên 38,5% trong cùng thời kỳ so sánh (xem bảng 3.1).
88
2000 2001 2002 2003
GDP (giá so sánh) 100,0 100,0 100,0 100,0
Nông, lâm, thuỷ sản 23,3 22,4 21,8 21,0
Công nghiệp, xây dựng 35,4 36,6 37,4 38,5
Công nghiệp chế biến 18,8 19,6 20,4 21,2
Dịch vụ 41,3 41,0 40,8 40,5
Nguồn: Viện nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, "Kinh tế Việt Nam 2003"