Nguyên nhân

Một phần của tài liệu Cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước tại việt trạng và giải pháp thực hiện (Trang 63)

II. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƢỚC

3. Nguyên nhân

3.1 Nguyên nhân từ phía Chính phủ

Cổ phần hóa diễn ra rất chậm ở từng doanh nghiệp cũng nhƣ trên phạm vi cả nƣớc. Cổ phần hóa chậm do nhiều nguyên nhân, trong đó, một phần trách nhiệm thuộc về Chính phủ. Nhiều ý kiến cho rằng, nếu quan sát diễn biến của toàn bộ quá trình cổ phần hóa từ năm 1992 cho tới nay thì chúng ta sẽ thấy rằng mỗi khi ý chí đẩy mạnh cổ phần hóa của Chính phủ đƣợc tăng cƣờng, thể hiện bằng việc ban hành các văn bản pháp luật liên quan, thì tiến độ cổ phần hóa có những chuyển biến rõ rệt. Tuy nhiên sự phức tạp, thậm chí có khi mâu thuẫn và thiếu đồng bộ, của các văn bản hƣớng dẫn thi hành cùng với sự chỉ đạo nhiều khi lung túng của chính phủ đã tác động tiêu cực tới tiến trình cổ phần hóa.

Trong năm 2008 tiến trình cổ phần hóa với số lƣợng doanh nghiệp đƣợc cổ phần hóa (74/262) giảm hẳn so với năm 2007 (116), bộ tài chính cho rằng nguyên nhân chính là do ảnh hƣởng của khủng hoảng kinh tế thế giới nên tình hình kinh tế có nhiều khó khăn, thị trƣờng chứng khoán có nhiều biến động nên hoạt động sắp xếp và CPH DNNN thời gian vừa qua bị ảnh hƣởng.

3.2 Nguyên nhân từ phía doanh nghiệp

Nhiều chuyên gia cho rằng Cổ phần hóa ở Việt Nam là một quá trình rắc rối, phức tạp và tốn thời gian, làm hao tổn các nguồn lực tài chính và làm giảm sút sự kiên nhẫn của các doanh nghiệp. Hiện nay, Việt Nam chƣa có một phƣơng pháp đánh giá tài sản doanh nghiệp thống nhất theo đúng chuẩn mực quốc tế. Sự phức tạp này còn gia tăng bởi nhiều yếu tố đi kèm nhƣ: việc xử lý nợ khó đòi, thẩm định giá nhà xƣởng máy móc thiết bị và quyền sử dụng đất. Ở các doanh nghiệp cổ phần hóa, việc “mặc cả” về giá trị doanh nghiệp kéo dài giữa ban giám đốc và hội đồng định giá là nguyên nhân quan trọng nhất làm chậm tiến độ cổ phần hóa. Việc định giá mất nhiều thời gian là do thiếu cơ sở để đánh giá một cách chính xác giá trị thị trƣờng của doanh

nghiệp, đồng thời cũng do không ai phải chịu trách nhiệm cá nhân cho kết quả và tiến độ hoạt động này. Theo các văn bản pháp lý liên quan, trƣớc khi tiến hành các bƣớc cổ phần hóa, DN phải bắt buộc phải xử lý xong các khoản nợ. Tuy nhiên, việc xử lý triệt để các khoản nợ tồn đọng trong DNNN để tiếp tục tiến hành các bƣớc cổ phần hóa là vấn đề không đơn giản, bởi do đặc thù của môi trƣờng kinh doanh tập trung, hầu hết các khoản nợ đều là nợ lòng vòng và không có tài sản đảm bảo giữa các DN với nhau, hoặc giữa doanh nghiệp với ngân hàng. Thậm chí, nhiều khoản nợ đã kéo dài qua nhiều thời gian, con nợ giải thế, hoặc ngừng hoạt động. ngoài ra, còn có những khoản nợ do vay theo chỉ định, kế hoạch của Nhà nƣớc cho các chƣơng trình phát triển kinh tế… Đây là nguyên nhân khiến nợ tồn đọng đƣợc tích tụ với quy mô lớn và cả con nợ lẫn chủ nợ cũng không có động lực để xử lý triệt để. Do đó, việc định giá tài sản doanh nghiệp thƣờng là khâu kéo dài và không mang tính hiệu quả cao. Và do việc đánh giá tài sản không mang tính quốc tế cao khiến cho các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong việc huy động vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, một yếu tố không thể xem nhẹ khi Việt Nam đã là thành viên của tổ chức thƣơng mại Quốc tế. Đó là chƣa kể tới những vấn đề có liên quan khác nhƣ giải quyết vấn đề ngƣời lao động dôi dƣ phổ biến cũng làm chậm quá trình cổ phần hóa.

3.3 Những vướng mắc về pháp luật và cơ chế chính sách

Các quy định về cổ phần hóa hoặc là chế độ với doanh nghiệp đã Cổ phần hóa vẫn chƣa rõ ràng. Các quy định đƣợc sửa đổi và bổ sung thƣờng xuyên, các văn bản đã ban hành cũng có nhiều điểm cần xem xét lại. Các nghị định, thông tƣ trong mỗi giai đoạn lại thay đổi để đƣợc hoàn thiện hơn, chính vì vậy cũng tạo ra những mặt không đồng bộ giữa những việc đã đƣợc hoàn thành rồi nhƣng sau lại phải tuân theo quy định khác. Ở nƣớc ta chƣa có pháp luật cụ thể về công ty, cho tới năm 2005 thì luật Doanh nghiệp mới ra đời điều chỉnh hoạt động của một số loại hình doanh nghiệp trong đó có công ty cổ

phần. Cổ phần hóa diễn ra gần đƣợc 15 năm nhƣng tƣơng ứng với mỗi giai đoạn lại chỉ có những nghị định, quy định về cổ phần hóa hoặc là sắp xếp đổi mới DNNN. Đó là một nguyên nhân dẫn tới việc quá trình cổ phần hóa không có đƣợc một cơ chế pháp luật một điều kiện cần để thực hiện cổ phần hóa.

Việc giải quyết các thủ tục pháp lý để tạo điều kiện cho DN tiến hành cổ phần hóa còn chậm. Các thủ tục về pháp lý về nhà xƣởng, đất đai, xác định vốn, chuyển đổi vốn ở các DN sử dụng những tài sản Nhà nƣớc còn do nhiều cơ quan quản lý do đó dễ dẫn tới sự đùn đẩy trách nhiệm và tranh giành về lợi ích. Quy trình cổ phần hóa còn rƣờm rà, phức tạp, nhiều thủ tục phiền phức, tốn kém và chậm đƣợc cải tiến.

Cho đến nay, quá trình Cổ phần hóa còn chƣa có một phƣơng hƣớng chiến lƣợc rõ ràng, trong mỗi giai đoạn hay cụ thể là mỗi năm lại có kế hoạch đề ra nhƣng hoàn thành đƣợc kế hoạch là ít khi làm đƣợc. Trên thực tế, Chính phủ dƣờng nhƣ đi theo con đƣờng cổ phần hóa những doanh nghiệp nhỏ trƣớc, các doanh nghiệp lớn sau do đó nguồn vốn đƣợc tạo ra không phải là lớn vì tỷ lệ các doanh nghiệp lớn chỉ chiếm phần nhỏ trong số các doanh nghiệp đƣợc Cổ phần hóa.

3.4 Nguyên nhân về mặt tài chính và tư tưởng

Mặc dù Nhà nƣớc đã có chủ trƣơng chuyển đổi DNNN thành công ty cổ phần nhƣng chủ trƣơng này vẫn chƣa đƣợc các cấp, ngành, địa phƣơng hƣởng ứng tích cực. Ở một số địa phƣơng, các DNNN chƣa nhận thức đƣợc đầy đủ ý nghĩa cũng nhƣ tầm quan trọng của chủ trƣơng CPH DNNN, lo ngại cổ phần hóa làm mất đi quyền hành của mình. Với ngƣời lao động, do chƣa hiểu rõ về thực chất và lợi ích của quá trình cổ phần hóa nên họ lo sợ công việc và thu nhập của họ không đƣợc đảm bảo nhƣ đƣợc Nhà nƣớc hỗ trợ. Đối với Doanh nghiệp còn rất nhiều doanh nghiệp còn chậm trễ khi quyết định cổ phần hóa vì họ lo sợ mất đi quyền điều hành Doanh nghiệp. Với một số Bộ, Tỉnh và Thành phố vẫn muốn có trong tay mình một số

DNNN đáng kể để chi phối, nếu CPH sẽ mất đi cái quyền chi phối cũng nhƣ giá trị mà những DNNN mang lại chính vì vậy việc chỉ đạo và phối hợp của các cấp chính quyền không đồng bộ điều này làm giảm đi tốc độ cổ phần hóa ngay từ những khâu ban đầu.

Có tình trạng phân biệt đối xử giữa các DNNN và các doanh nghiệp đã Cổ phần hóa nhất là tại các tổ chức tín dụng ngân hàng. Việc tìm đối tác liên doanh liên kết ở các công ty cổ phần cũng gặp nhiều khó khăn. DNNN vẫn đƣợc ƣu đãi nhiều hơn, một số làm ăn thua lỗ vẫn đƣợc vay không phải trả lãi, bù lỗ từ ngân sách Nhà nƣớc và một số ƣu đãi khác. Tất cả đều tác động lớn tới tâm lý các DN chuẩn bị cổ phần hóa.

3.5 Nguyên nhân từ các yếu tố kinh tế - xã hội

Nền kinh tế nƣớc ta đang trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trƣờng với điểm xuất phát thấp, chịu ảnh hƣởng của cơ chết tập trung quan liêu bao cấp. Các yếu tố cần có của một nền kinh tế thị trƣờng còn đang trong quá trình hình thành. Cả nƣớc có hơn 40.000 DN nhƣng hoạt động của những doanh nghiệp này chƣa thật sự thƣơng mại hóa. Nguồn vốn cung ứng chủ yếu từ tích lũy, nguồn vốn vay ngân hang mà chƣa nghĩ ra việc huy động vốn từ nguồn tài chính khác nhƣ phát hành cổ phiếu để thu hút lƣợng tiền nhàn rỗi trong thị trƣờng. Thị trƣờng chứng khoán ở nƣớc ta, tuy đã bắt đầu đƣợc 10 năm nhƣng vẫn còn nhiều sơ khai đặc biệt là thời gian khủng hoảng kinh tế vừa qua, làm cho thị trƣờng chững lại. Các yếu tố này chƣa phải là những điều kiện đầy đủ để có thể phát triển mạnh quá trình cổ phần hóa ở Việt Nam.

CHƢƠNG III

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CỔ PHẦN HÓA

Một phần của tài liệu Cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước tại việt trạng và giải pháp thực hiện (Trang 63)