Kinh nghiệm cổ phần hóa của Trung Quốc

Một phần của tài liệu Cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước tại việt trạng và giải pháp thực hiện (Trang 27)

II. DOANH NGHIỆP NHÀ NƢỚC VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI TIẾN HÀNH

4. Kinh nghiệm cổ phần hóa của Trung Quốc

4.1 Một số kinh nghiệm cổ phần hóa ở Trung Quốc

Trung Quốc là một nƣớc sớm đi theo con đƣờng xã hội chủ nghĩa. Sự so sánh với những kinh nghiệm cổ phần hóa của TQ đặc biệt quan trọng vì

sự tƣơng đồng về hệ thống chính trị giữa Việt Nam và Trung Quốc tuy không hoàn toàn giống nhau nhƣng vẫn có một số nét tƣơng đồng.

Trƣớc hết để tiến hành CPH, Trung Quốc xác định rõ quan điểm CPH, đó là tiến hành cổ phần hóa theo quan điểm tƣ tƣởng của Chủ nghĩa Mác, coi CPH là một bộ phận của nền kinh tế thị trƣờng nhằm tạo ra cơ chế kinh doanh có hiệu quả chứ không tìm kiếm các hình thức kinh tế khác nhau. Điều đó nhằm mở rông, phát triển nền kinh tế thị trƣờng và điều chỉnh lại vai trò của khu vực kinh tế Nhà nƣớc không còn giữ vai trò to lớn nhƣ trƣớc nữa.

Trung Quốc đã thực hiện CPH DNNN một cách sâu rộng bằng cách xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, hệ thống các văn bản pháp quy liên quan đến sự vận hành của DN. Lần lƣợt rất nhiều Luật đã đƣợc ban hành và đi vào cuộc sống của doanh nghiệp. “Luật Doanh nghiệp công nghiệp thuộc chế độ sở hữu toàn dân” đã đem lại cho các doanh nghiệp nhiều quyền tự chủ hơn trong sản xuất - kinh doanh, góp phần tháo gỡ các ràng buộc về mặt hành chính, trả doanh nghiệp về đúng với vòng quay của thị trƣờng. Để cụ thể hoá “Luật Doanh nghiệp công nghiệp thuộc chế độ sở hữu toàn dân”, ngày 23/7/1992, Trung Quốc đã ban hành “Điều lệ chuyển đổi cơ chế kinh doanh của các DN công nghiệp thuộc chế độ sở hữu toàn dân” với nội dung không những tiếp tục nâng cao quyền tự chủ cho DN, mà còn phản ánh xu thế mới trong cải cách, đó là chuyển đổi cơ chế kinh doanh.

Các hình thức CPH bao gồm đa dạng:

 Bán một phần giá trị doanh nghiệp cho các cá nhân, tổ chức ngoài doanh nghiệp thông qua bán cổ phiếu và cải biến DNNN thành công ty cổ phần trong đó Nhà nƣớc nắm cổ phần khống chế.

 Bán phần lớn giá trị tài sản của DNNN thông qua bán cổ phiếu cho mọi đối tƣợng, trong đó Nhà nƣớc là một cổ đông song không nắm cổ phần khống chế.

 Bán toàn bộ DNNN cho tƣ nhân để hình thành các công ty tƣ nhân hoặc các công ty cổ phần.

 Giữ nguyên vốn Nhà nƣớc và gọi thêm vốn của các cổ đông khác để chuyển thành công ty cổ phần.

Trong giai đoạn 1993 – 1997, khi thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ 9, Đảng cộng sản Trung Quốc xác định rõ xây dựng chế độ doanh nghiệp là nhiệm vụ trung tâm, theo đó các xí nghiệp mới mang bốn đặc trƣng:

 Quyền sở hữu tài sản rõ ràng

 Quyền lợi và trách nhiệm của mọi chủ thể rõ ràng.  Chính quyền và xí nghiệp tách rời nhau.

 Quản lý khoa học.

Nhiều biện pháp mới liên quan đến cổ phần hóa đƣợc áp dụng nhƣ thành lập công ty quản lý doanh nghiệp trung ƣơng và biến các công ty cổ phần hóa thành công ty con của công ty quản lý; tách hoạt động quan trọng ra khỏi DNNN và chuyển doanh nghiệp thành công ty cổ phần; đẩy mạnh thu hút vốn nƣớc ngoài vào các xí nghiệp cổ phần hóa.

Năm 1997, Hội nghị Trung ƣơng 4 khóa XV của Đảng CS Trung Quốc đã đƣa ra những luận điểm mới về cải cách thể chế kinh tế, đồng thời đề cập đến một số vấn đề nhƣ: Quyền tài sản doanh nghiệp, quản lý điều hành doanh nghiệp, cổ phần hoá… Đối với các doanh nghiệp bắt đầu tiến hành CPH, Chính phủ Trung Quốc thực hiện một số biện pháp hữu hiệu nhƣ: Khuyến khích sáp nhập tài sản, quy phạm hóa việc phá sản, thực hiện chuyển nợ thành cổ phần, trợ giúp các DN cải tạo kỹ thuật, mở rộng quy hoạch vốn, giải quyết vấn đề thất nghiệp cho ngƣời lao động. Đối với các DN đã CPH, Chính phủ đã tạo điều kiện cho hƣởng một số ƣu đãi nhƣ: Thuế suất, thuế thu nhập doanh nghiệp, đặc biệt đƣợc giảm thuế trong những năm đầu hoạt động. Đối với những doanh nghiệp sau khi CPH mà đạt thành tích cao trong sản xuất – kinh doanh, thì sẽ đƣợc tạo điều kiện thuận lợi tham gia vào thị

trƣờng chứng khoán, đƣợc hƣởng ƣu đãi về tài chính nhƣ dành 10% cổ phần doanh nghiệp để thƣởng bằng cổ phiếu cho các cán bộ lãnh đạo và CNVC của doanh nghiệp v.v…

Có thể nói, mục đích căn bản của việc thực hiện chế độ cổ phần ở Trung Quốc là thay đổi chế độ sở hữu tài sản mà ở đó trƣớc đây, Nhà nƣớc luôn giữ vai trò độc quyền, để hình thành nên kết cấu đa dạng về quyền sở hữu tài sản trong nội bộ doanh nghiệp, tối ƣu hóa kết cấu quản trị doanh nghiệp. Đây là lợi ích căn bản và lâu dài nhất của việc cổ phần hóa các DNNN ở Trung Quốc. Thành quả nổi bật nhất là đến Hội nghị TW 3 khóa XVI Đảng Cộng sản Trung Quốc (năm 2004), chế độ cổ phần đã đƣợc thực hiện rộng rãi “là hình thức thực hiện chủ yếu của chế độ công hữu”.

Số doanh nghiệp có qui mô lớn đƣợc cổ phần hoá tại Trung Quốc cũng diễn ra sớm hơn, bắt đầu từ năm 1998, và điều này chỉ mới xảy ra rất gần đây tại Việt Nam. Chƣơng trình cổ phần hoá của Trung Quốc còn có một ƣu điểm khác: “các cổ đông bên ngoài có vai trò tích cực đáng kể trong việc điều hành doanh nghiệp. Nhóm cổ đông này thƣờng có khuynh hƣớng tiết chế vai trò chi phối truyền thống của Đảng và công đoàn”. Ngoài ra, định chế tài chính quan trọng hỗ trợ cho sự thành công của chƣơng trình cổ phần hoá là thị trƣờng chứng khoán tại Trung Quốc cũng đã phát triển sớm hơn và hiện nay chiếm không nhỏ trong tổng sản lƣợng quốc gia.

4.2 Bài học kinh nghiệm từ cổ phần hóa ở Trung Quốc

Xây dựng và quán triệt một quan niệm, một mục tiêu đúng đắn về cổ phần hóa, phù hợp với bản chất của chế độ xã hội: chuyển doanh nghiệp Nhà nƣớc thành công ty cổ phần là để thu hút vốn từ bên ngoài vào, khuyến khích sự phát triển của các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh.

Kinh nghiệm về quản lý tài sản Nhà nƣớc, nội dung của cổ phần hóa là điều chỉnh mối quan hệ về quyền tài sản đối với tài sản Nhà nƣớc, Trung Quốc đã tạo ra đƣợc một hệ thống các nhà chức trách và giám sát kinh doanh

tài sản Nhà nƣớc. Thành lập cơ quan đánh giá tài sản Nhà nƣớc mang tính chuyên nghiệp và có quyền lực là điều cần thiết.

Cần phải đa dạng hóa hình thức cổ phần hóa để cho khối DNNN có thể lựa chọn hình thức phù hợp nhất với mình điều đó cũng đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa.

Chính phủ Trung Quốc chú trọng đến giải pháp kích cầu và tạo cơ sở ban đầu cho việc hình thành thị trƣờng vốn trong nƣớc. Bên cạnh việc mở rộng đối tƣợng bán để các công dân có thể tham gia chƣơng trình cổ phần hóa, chính phủ còn có biện pháp hỗ trợ vốn ban đầu cho ngƣời lao động trong doanh nghiệp, có các chính sách lãi suất, chính sách tài chính đúng, mở rộng thị trƣờng mua, kể cả việc bán cho ngƣời nƣớc ngoài và chuyển nợ thành vốn đầu tƣ. Thêm vào đó là biện pháp bảo đảm quyền lợi của ngƣời bỏ vốn, đảm bảo dòng vốn bỏ vào sinh lời. Cải cách CPH DNNN cần phối hợp với cải cách thể chế tài chính tiền tệ, sự phát triển của thị trƣờng tài chính và giao dịch chứng khoán để tạo động lực cho CPH.

CHƢƠNG II

THỰC TRẠNG CỔ PHẦN HÓA CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƢỚC TẠI VIỆT NAM

I. CÁC GIAI ĐOẠN CỔ PHẦN HÓA

Một phần của tài liệu Cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước tại việt trạng và giải pháp thực hiện (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)