Triển vọng phát triển cổ phần hóa ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước tại việt trạng và giải pháp thực hiện (Trang 26)

II. DOANH NGHIỆP NHÀ NƢỚC VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI TIẾN HÀNH

3.Triển vọng phát triển cổ phần hóa ở Việt Nam

Nhƣ đã trình bày, hình thái cổ phần là một hình thái tổ chức sản xuất chứa đựng tính chất xã hội hóa cao trong kinh tế thị trƣờng. Ở Việt Nam, việc cổ phần hóa với nội dung chủ yếu là chuyển một phần các DNNN sang hình thức công ty cổ phần về thực chất là sự chuyển đổi hình thức xã hội hóa quá trình sản xuất từ dạng Doanh nghiệp quốc doanh sang dạng công ty cổ phần. Sự thay đổi ở đây không phải là bản chất xã hội hóa của sản xuất mà là phƣơng cách tổ chức sản xuất kinh doanh, phù hợp với sự chuyển đổi cơ chế kinh tế từ mô hình kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trƣờng.

Dƣới góc độ của kinh tế thị trƣờng, tính chất xã hội hóa của hình thái công ty cổ phần so với các hình thái công ty khác là điều rất rõ và cũng nhƣ khẳng định ở phần trƣớc, cổ phần hóa không phải là tƣ nhân hóa mà chỉ là đa dạng hóa chủ sở hữu, nhằm huy động vốn về phục vụ cho DN có thể hoạt động hiệu quả hơn.

Nhƣng dƣới góc độ của một Nhà nƣớc xã hội chủ nghĩa, quan điểm cho rằng việc thực hiện chuyển các DNNN sang công ty cổ phần làm cho tính chất xã hội chủ nghĩa bị suy yếu. Trong vấn đề này, cần nhận thức rõ,

không phải tỷ lệ kinh tế thuộc DNNN càng lớn về mặt lƣợng thì tính chất Xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế càng cao mà điều quan trọng là phải nâng cao đƣợc năng lực và hiệu quả của những DNNN này. Hơn thế nữa, khi thực hiện CPH, tùy thuộc vào tầm quan trọng của DNNN, mà Nhà nƣớc vẫn có thể duy trì tỷ lệ cổ phần chi phối trong một số doanh nghiệp nhất định.

Tóm lại, cần phân biệt sự khác nhau giữ DNNN với sức mạnh của kinh tế Nhà nƣớc. Trong đó, cái cần tăng cƣờng để đảm bảo giữ vững định hƣớng Xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế là sức mạnh kinh tế của Nhà nƣớc đƣợc nhìn nhận một cách tổng thể chứ không phải là bộ phận công cụ các DNNN đƣợc nhìn nhận một cách cục bộ. Do vậy, trong việc giữ vững định hƣớng Xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế, các DNNN tự bản thân nó chỉ là phƣơng tiện chứ không phải mục đích.

Vì vậy, với những động lực để tiến hành cổ phần hóa nhƣ đã trình bày ở trên ở Việt Nam, Việt Nam cũng cần phải có những điều kiện cần thiết để tiến trình cổ phần hóa có thể đƣợc thuận lợi. Thị trƣờng chứng khoán là một kênh thu hút vốn quan trọng từ xã hội để đầu tƣ phát triển. Các DN Việt Nam nói chung với tƣ cách là bộ phận giữ vị trí chủ đạo trong nền kinh tế, không thể không trở thành lực lƣợng đi tiên phong trong việc góp phần tạo ra và làm lớn mạnh thêm thị trƣờng chứng khoán bằng cách trực tiếp tham gia vào hoạt động của thị trƣờng này. Tuy nhiên việc tham gia thị trƣờng chứng khoán, cần một khoảng thời gian nhất định để chuẩn bị chu đáo, vì vậy, cần có một quy định pháp luật đủ mạnh để thúc đẩy các công ty cổ phần niêm yết trên thị trƣờng này.

Một phần của tài liệu Cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước tại việt trạng và giải pháp thực hiện (Trang 26)