Giai đoạn thí điểm cổ phần hóa (1992 – 6/5/1996)

Một phần của tài liệu Cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước tại việt trạng và giải pháp thực hiện (Trang 32)

II. DOANH NGHIỆP NHÀ NƢỚC VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI TIẾN HÀNH

1. Giai đoạn thí điểm cổ phần hóa (1992 – 6/5/1996)

Chủ trƣơng CPH DNNN đã đƣợc chính phủ nêu ra trong quyết định 217/HĐBT ngày 14/11/1987 ở điều 22: “Bộ tài chính nghiên cứu và cho tổ chức làm thử việc mua bán Cổ phần ở một số xí nghiệp và báo cáo kết quả lên Chính phủ vào cuối năm 1988”. Tuy nhiên, điều kiện cụ thể lúc bấy giờ vẫn còn là chế độ bao cấp đối với các Doanh nghiệp Nhà nƣớc nên việc thực hiện cổ phần hóa các Doanh nghiệp này không thành công.

Đến năm 1990, Chính phủ ra quyết định 143/HĐBT trong đó có nội dung: “Nghiên cứu và làm thử việc chuyển xí nghiệp quốc doanh thành công ty cổ phần”. Lúc đó lại chƣa có luật công ty và sự thiếu thống nhất về quan điểm nên quyết định này cũng không thể thực hiện đƣợc.

Các nghị quyết hội nghị Trung Ƣơng 2 khóa VII, Nghị quyết 10 của Bộ chính trị, Thông báo số 63 TB/TW của Bộ chính trị, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nghị quyết kỳ họp thứ 10 quốc hội khóa VII ngày 26/12/1991, Nghị quyết kì họp thứ 6 Quốc hội khóa IX tháng 12/1993 đều chủ trƣơng:

 Thực hiện từng bƣớc vững chắc việc cổ phần hóa một bộ phận DN mà Nhà nƣớc không cần giữ 100% vốn nhằm ngăn chặn tiêu cực, thúc đẩy DNNN làm ăn có hiệu quả.

 Phải làm thí điểm, chỉ đạo chặt chẽ, rút kinh nghiệm chu đáo trƣớc khi mở rộng phạm vi thích hợp. Cần thực hiện các hình thức cổ phần hóa có mức độ thích hợp với tính chất và lĩnh vực sản xuất kinh doanh, trong đó sở hữu Nhà nƣớc chiếm tỷ lệ cổ phần chi phối.

Tùy tính chất, loại hình DN mà tiến hành bán một tỷ lệ cổ phần cho công nhân, viên chức làm việc tại DN để tạo động lực bên trong trực tiếp thúc đẩy phát triển và bán cổ phần cho tổ chức hay cá nhân ngoài doanh nghiệp để thu hút thêm vốn mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh

Phải tới năm 1992, sau khi Đại hội Đảng lần thứ VII nhận định kinh doanh đang nắm các vị trí then chốt, nhƣng điểm yếu của kinh tế quốc doanh là hoạt động nhìn chung còn thấp nên Đại hội đề ra nhiệm vụ khẩn trƣơng sắp xếp và đổi mới quản lý kinh tế quốc doanh.

Do vậy, vấn đề cổ phần hóa đƣợc chú ý một cách đầy đủ và rõ ràng bằng quyết định 202/HĐBT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trƣởng (nay là Thủ tƣớng chính phủ) đã ban hành Quyết định số 202/CT về thí điểm chuyển một số doanh nghiệp Nhà nƣớc thành công ty Cổ phần. Sau đó, ngày 4/3/1993 Thủ tƣớng Chính phủ ban hành tiếp chỉ thị số 84/TTg về việc xúc tiến thực hiện thí điểm cổ phần hóa DNNN và các giải pháp đa dạng hóa hình thức sở hữu đối với DNNN.

Quyết định số 202/CP đã chọn 7 DNNN làm thí điểm, đồng thời giao nhiệm vụ cho mỗi Bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, Thành phố trực thuốc TW chọn từ 1 tới 2 doanh nghiệp để tổ chức thí điểm chuyển thành công ty cổ phần.

Sau 4 năm triển khai thực hiện Quyết định số 202/CT và chỉ thị số 84/TTg

(1992 – 1996) cả nƣớc chỉ cổ phần hóa đƣợc 5 doanh nghiệp bao gồm: 3 doanh nghiệp Trung Ƣơng và 2 doanh nghiệp địa phƣơng. Đó là:

 Công ty Đại lý Liên hiệp vận chuyển thuộc Bộ GTVT – ngày thực hiện Cổ phần hóa là 1/7/1993.

 Công ty Cơ điện lạnh thuộc UBND TP Hồ Chí Minh – ngày 1/10/1994.

 Xí nghiệp Chế biến hàng xuất khẩu thuộc UBND tỉnh Long An.  Công ty giày Hiệp An

 Công ty chế biến thức ăn gia súc

Đã có hơn 30 DN đã đăng ký với Bộ tài chính để thí điểm thực hiện cổ phần hóa và 3 DN xin chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn nhƣng kết quả không đáng khả quan, tuy số lƣợng các DNNN chuyển thành công ty cổ phần còn ít song giai đoạn thí điểm đem lại một số kết quả đáng lƣu ý:

 Quá trình thí điểm cổ phần hóa đã huy động đƣợc một lƣợng vốn quan trọng trong nhân dân. Qua bán cổ phiếu, Nhà nƣớc đã thu đƣợc 14.165 tỷ đồng tiền mặt nộp vào ngân sách. Đây là số vốn quan trọng làm tăng tài sản thuộc sở hữu Nhà nƣớc để đầu tƣ vào chiều sâu, đổi mới công nghệ, nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống DNNN.

 Tại các DN đã cổ phần hóa, 100% cán bộ công nhân viên tham gia mua cổ phiếu. Khi ngƣời lao động có vốn trong công ty, lợi ích của họ gắn với lợi ích công ty vì vậy họ làm việc với trách nhiệm cao vì quyền lợi của mình; mặt khác họ cũng yêu cầu hội đồng quản trị và giám đốc điều hành chỉ đạo và tổ chức để công ty hoạt động có hiệu quả.

 Hiệu quả hoạt động của các công ty này tăng lên rõ rệt. Các chỉ tiêu kinh tế nhƣ doanh thu tăng bình quân 56,9%/năm, lợi nhuận tăng 70,2%; nộp ngân sách tăng 89%/năm; tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu là 14,10%.

 Vốn của các DN này tăng lên đáng kể. Tính bình quân vốn của các DN mỗi năm tăng 45%.

 Ngƣời lao động trong các doanh nghiệp này tăng 46,8%, thu nhập của ngƣời lao động tăng 20%/năm.

 Nhà nƣớc vẫn giữ đƣợc vai trò lãnh đạo doanh nghiệp nhờ duy trì tỷ lệ cổ phiếu chi phối, giám sát các hoạt động bằng luật pháp và nội dung các điều lệ hoạt động phù hợp với quy định của Nhà nƣớc.

Tên DN Vốn (tỉ VND) Cấu trúc sở hữu (%). Nhà nƣớc Ngƣời lao động NDT bên ngoài. Công ty Đại lý liên hiệp

vận chuyển

6,200 18.0 77.0 5.0

Công ty Cơ điện lạnh. 16,000 30.0 50.0 20.0

Công ty giày Hiệp An 4,793 30.0 35.2 34.8

Công ty chế biến thức ăn gia súc.

7,912 30.0 50.0 20.0

Công ty chế biến sản phẩm xuất khẩu Long An

3,540 30.2 48.6 21.2

Bảng 1: Vốn và cấu trúc sở hữu của 5 DN.

Nguồn: Vietnam investment Review số 28,7.5.2003.

Một phần của tài liệu Cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước tại việt trạng và giải pháp thực hiện (Trang 32)