Tác động của cổ phần hóa tới thị trường chứng khoán Việt Nam

Một phần của tài liệu Cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước tại việt trạng và giải pháp thực hiện (Trang 51)

II. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƢỚC

1. Những kết quả đạt đƣợc trong quá trình cổ phần hóa những năm

1.4 Tác động của cổ phần hóa tới thị trường chứng khoán Việt Nam

Việc cổ phần hóa DNNN của Việt Nam nhắm đến nhiều mục tiêu khác nhau tùy thuộc vào thực trạng của từng DN. Một trong những mục tiêu quan trọng của công tác này là không những làm dịch chuyển thực chất nền kinh tế đất nƣớc, tăng tính hiệu quả của các doanh nghiệp, mà còn gắn với sự phát triển của thị trƣờng chứng khoán ở nƣớc ta – một yếu tố không thể thiếu trong sự phát triển của một nền kinh tế thị trƣờng.

Thị trƣờng chứng khoán của nƣớc ta ra đời kể từ năm 2000, và song song với nó chƣơng trình cổ phần hóa đã diễn ra từ trƣớc đó gần 10 năm nhƣng thực sự là thị trƣờng còn khá lặng lẽ bởi số lƣợng công ty niêm yết quá ít và số vốn quá nhỏ. Và doanh nghiệp Cổ phần hóa bán cổ phần ra bên ngoài là rất hạn chế, cho thấy thấy doanh nghiệp thực sự chƣa quan tâm tới việc thu hút các nhà đầu tƣ có tiềm năng về tài chính, thị trƣờng, công nghệ, kinh nghiệm quản lý đối với công ty cổ phần. Để góp phần khơi thông thị trƣờng chứng khoán, cùng với việc đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa DNNN, Chính phủ đã đề cập trong Nghị định 187/2004/ND-CP về việc đổi mới phƣơng thức bán cổ phiếu với DN CPH theo hƣớng đấu giá niêm yết thông qua các Trung tâm chứng khoán tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Với cơ chế bán cổ phần gắn với thị trƣờng, thực hiện công khai, minh bạch đã tạo

điều kiện để DN huy động vốn, đổi mới phƣơng thức quản lý. Bên cạnh đó, các chính sách về cổ phần hóa và TTCK cũng đƣợc hoàn thiện theo hƣớng giảm bớt sự can thiệp hành chính của Nhà nƣớc vào thị trƣờng, chuyển sang quản lý, giám sát thị trƣờng tạo điều kiện cho các DN phát hành chứng khoán ra công chúng. Đồng thời nhằm tạo sự thay đổi thật sự về chất, bắt buộc DN tự vận động tìm nguồn tài chính để đầu tƣ mở rộng sản xuất kinh doanh và đổi mới công nghệ bằng cách phát hành trái phiếu, trái phiếu chuyển đổi và cổ phiếu trong nƣớc.

Và với Nghị định 109/NĐ-CP2007 về cổ phần hóa, thay thế hoàn toàn nghị định 187/NĐ-CP2004 với những điểm hoàn thiện hơn về pháp lý đối với việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng cũng nhƣ mở rộng đối tƣợng mua cổ phần không chỉ giới hạn với nhà đầu tƣ trong nƣớc mà còn mở ra với Nhà đầu tƣ nƣớc ngoài. Quá trình CPH và phát triển TTCK là hai quá trình có tác động qua lại lẫn nhau. CPH và niêm yết tạo hàng hoá cho TTCK sôi động. TTCK phát triển nhanh chóng, đến lƣợt nó tác động trở lại, kích thích tiến trình CPH. Việc đƣa các doanh nghiệp cổ phần hoá ra niêm yết luôn là chủ đề đƣợc bàn thảo khi nhắc đến TTCK.

Trong giai đoạn trầm lắng, mọi ngƣời đòi hỏi các doanh nghiệp này ra niêm yết để tăng lƣợng hàng hoá, tạo sức hấp dẫn cho thị trƣờng, kích thích sự phát triển. Nhƣng trong giai đoạn sôi động, mọi ngƣời cũng đòi hỏi các doanh nghiệp này ra niêm yết để tăng lƣợng hàng hoá, đáp ứng nhu cầu đầu tƣ, giải toả bớt áp lực cầu, giải nhiệt cho thị trƣờng. Thị trƣờng chứng khoán nƣớc ta hiện nay tuy đã có những lúc sôi động và bây giờ lại đang trong quá trình hết sức ảm đạm, có thể do ảnh hƣởng của nền kinh tế nhƣng vai trò của cổ phần hóa tới thị trƣờng vốn là rất lớn. Công ty cổ phần và thị trƣờng chứng khoán là hai thành tố không thể tách rời, với đặc trƣng riêng của nền kinh tế Việt Nam việc đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa đƣa các công ty niêm yết để tạo ra một thị trƣờng vốn phát triển là điều cần thiết.

Nhƣ vậy, cổ phần hóa có thể đóng vai trò nhƣ là một phƣơng cách tích lũy tƣ bản trong thời đại hiện đại của các nƣớc đang chuyển đổi. Điều này, đã diễn ra ở Nga, Ba Lan cũng nhƣ nhiều nƣớc đang chuyển đổi nền kinh tế theo hƣớng thị trƣờng và ở Việt Nam theo xu hƣớng ấy là điều có thể xảy ra. Cổ phần hóa vì vậy cũng tạo ra những cơ hội to lớn cho nạn tham nhũng và nguy cơ bất bình đẳng kinh tế trong xã hội.

Một phần của tài liệu Cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước tại việt trạng và giải pháp thực hiện (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)