ĐỊNH HƢỚNG CỦA NHÀ NƢỚC VỀ CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP

Một phần của tài liệu Cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước tại việt trạng và giải pháp thực hiện (Trang 68)

I. ĐỊNH HƢỚNG CỦA NHÀ NƢỚC VỀ CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƢỚC DOANH NGHIỆP NHÀ NƢỚC

Những phân tích nêu trên về tác động và thực trạng của cổ phần hóa DNNN cho thấy sự cần thiết phải tiếp tục tiến hành cổ phần hóa khối doanh nghiệp này trong giai đoạn tới. Tình hình kinh tế hiện nay cùng với sự phát triển của thị trƣờng chứng khoán trong giai đoạn gần đây bị chững lại, mà doanh nghiệp CPH là nguồn cung cho thị trƣờng chứng khoán, Nhà nƣớc cần phải đẩy mạnh hơn nữa chƣơng trình cổ phần hóa DNNN. Sự cần thiết phải thúc đẩy chƣơng trình cổ phần hóa Doanh nghiệp nhà nƣớc bắt nguồn chủ yếu từ thực tế tiến độ cổ phần hóa những năm vừa qua tuy có những bƣớc phát triển, song song với yêu cầu đổi mới kinh tế thì vẫn chƣa thật sự đáp ứng.

Nghị quyết hội nghị TW Đảng khóa IX đã khẳng định: “Tiếp tục đổi mới, sắp xếp, phát triển và nâng cao hiệu quả khu vực Doanh nghiệp Nhà nƣớc, trọng tâm là cổ phần hóa mạnh hơn nữa…”, “Đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa, mở rộng diện các DN Nhà nƣớc cổ phần, kể cả một số Tổng công ty và doanh nghiệp lớn trong các ngành điện lực, luyện kim, cơ khí, hóa chất, phân bón, xi măng, xây dựng, vận tải đƣờng bộ, đƣờng sông, hàng không, hàng hải, viễn thông, ngân hàng vào bảo hiểm”. Những định hƣớng cho tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả DNNN trong đó chủ yếu là cổ phần hóa trong các giai đoạn cụ thể.

Mặc dù nhiệm vụ và mục tiêu cổ phần hóa các Tổng công ty Nhà nƣớc đã đƣợc đề ra trong giai đoạn 2006 – 2010 nhƣng trên thực tế việc tiến hành CPH những công ty này còn rất chậm do quy mô và cấu trúc phức tạp. Chính

vì vậy, trong giai đoạn tới Nhà nƣớc vẫn chủ trƣơng tiến hành Cổ phần hóa chủ yếu nhằm vào những doanh nghiệp lớn này.

Theo dự tính của Chính phủ, đến năm 2015 sẽ cổ phần hóa khoảng 1000 doanh nghiệp không phân biệt quy mô, trong đó có Tập đoàn dệt may Việt Nam. Việc CPH những doanh nghiệp hàng đầu này đồng nghĩa với việc Việt Nam đã đƣa đến cho nhà đầu tƣ nƣớc ngoài những cơ hội để họ tham gia đầu tƣ vào Việt Nam. Theo ông Phạm Viết Muôn, Phó trƣởng ban chỉ đạo đổi mới và Phát triển doanh nghiệp đã đƣa ra quan điểm về cơ chế chính sách nhƣ vậy. Về cụ thể của chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc đƣợc tiến hành theo định hƣớng sau.

1. Đẩy mạnh cổ phần hóa các tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nƣớc

Các tổng công ty Nhà nƣớc là lực lƣợng chủ lực trong nền kinh tế quốc dân, việc cổ phần hóa các tập đoàn, tổng công ty là vấn đề mới mẻ, hệ trọng, khó khăn và phức tạp. Vì vậy, cần phải có quan điểm, phƣơng pháp, bƣớc đi phù hợp, chắc chắn, giữ vững ổn định sản xuất, không gây tác động đến môi trƣờng đầu tƣ, đời sống ngƣời lao động và xã hội. Khẩn trƣơng phân loại rõ những tập đoàn, tổng công ty Nhà nƣớc cần nắm giữ 100% vốn; những tập đoàn, công ty cần cổ phần hóa. Nhà nƣớc chỉ nắm giữ 100% vốn đối với các tập đoàn, tổng công ty hoạt động có hiệu quả, đƣợc Nhà nƣớc giao quản lý, khai thác và phân phối một bộ phận tài nguyên quốc gia, làm công cụ để Nhà nƣớc điều tiết vĩ mô.

Các tổng công ty Nhà nƣớc là những DN có quy mô lớn, đa số hoạt động có hiệu quả, tuy nhiên, vẫn còn một số tổng công ty kết quả sản xuất, kinh doanh còn thấp. Để cổ phần hóa một cách hiệu quả, cần phần thành hai loại: loại hoạt động có hiệu quả thì tiến hành cổ phần hóa ngay, loại hiệu quả chƣa cao thì cần làm rõ nguyên nhân để có biện pháp nâng cao hiệu quả trƣớc khi cổ phần hóa nhƣ: đầu tƣ, sắp xếp lại, lành mạnh hóa tình hình tài chính, đổi mới tổ chức cán bộ. Ngay trong năm nay 2010 cần phải tiến hành các đại

gia nhƣ Tập đoàn Dệt may VN, Tập đoàn Bƣu chính viễn thông, Ngân hàng Đầu tƣ – Phát triển, Tổng công ty Xăng dầu VN, Tổng công ty thép VN…

2. Tiếp tục cổ phần hóa các công ty Nhà nƣớc độc lập thuộc các Bộ, ngành, địa phƣơng Bộ, ngành, địa phƣơng

Đối với các doanh nghiệp kinh doanh: tiến hành cổ phần hóa toàn bộ, kể cả doanh nghiệp hoạt động ở địa bàn khó khăn, hỗ trợ các doanh nghiệp không phân biệt thành phần kinh tế, thu hút các nhà đầu tƣ có tiềm năng đến mua cổ phần của các doanh nghiệp cổ phần hóa. Những doanh nghiệp khó khăn về tài chính cần phải cơ cấu lại trƣớc khi chuyển đổi sở hữu.

Những doanh nghiệp kết hợp kinh tế với quốc phòng, kinh tế với an ninh thuộc Bộ Quốc phòng và Bộ công an hoạt động trong lĩnh vực may mặc, xây lắp, thƣơng mại… sẽ cổ phần hóa, trƣờng hợp thật cần thiết Nhà nƣớc mới giữ cổ phần chi phối. Có chính sách, chế độ lƣơng hợp lý đối với số sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp làm việc trong các doanh nghiệp cổ phần hóa.

Những công ty không còn vốn Nhà nƣớc thì bán, giải thể hoặc phá sản. Đối với những doanh nghiệp quy mô nhỏ, có cùng ngành nghề hoặc có mối quan hệ về công nghệ, thị trƣờng… với các doanh nghiệp khác thì xem xét sáp nhập, hợp nhất, không phụ thuộc doanh nghiệp do địa phƣơng hay do Trung Ƣơng quản lý để hình thành những doanh nghiệp quy mô lớn hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con. Sau khi tổ chức lại sẽ tiến hành cổ phần hóa công ty mẹ. Việc sáp nhập, hợp nhất không đƣợc làm ảnh hƣởng tới tình hình sản xuất, kinh doanh, tài chính của đơn vị nhận sáp nhập, hợp nhất, phải tiến hành xử lý dứt điểm các tồn tại về tài chính, lao động trƣớc khi thực hiện phƣơng án sáp nhập, hợp nhất.

Đối với doanh nghiệp sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích: chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên các doanh nghiệp quốc phòng, an ninh thực hiện sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công

ích. Cổ phần hóa, Nhà nƣớc không cần nắm giữ cổ phần hoặc chỉ nắm giữ cổ phần ở mức thấp (< 35%) tại các doanh nghiệp cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích theo phƣơng thực thƣc đấu thầu, đặt hàng theo quy định tại Nghị định 31/2005/NĐ-CP.

Một phần của tài liệu Cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước tại việt trạng và giải pháp thực hiện (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)