Đổi mới tổ chức chỉ đạo thực hiện cổ phần hóa doanh nghiÖp Nhµ

Một phần của tài liệu Cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước tại việt trạng và giải pháp thực hiện (Trang 82)

II. CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP

9. Đổi mới tổ chức chỉ đạo thực hiện cổ phần hóa doanh nghiÖp Nhµ

Về tổng thế, bộ máy quản lý hành chính về cổ phần hóa tổ chức chỉ đạo chƣa tập trung, thiếu tính nhất quán giữa trung ƣơng và địa phƣơng, giữa các bộ ngành. Ví dụ có những doanh nghiệp đã làm xong thủ tục nhƣng chính quyền địa phƣơng vẫn không cho phép hoạt động, gây khó khăn không ít cho doanh nghiệp cổ phần, tạo tâm lý chán nản trong các cổ đông vì trong vòng 2 năm đó vốn không đƣợc luân chuyển (nhƣ công ty chế biến hàng xuất khẩu Long An, công ty chế biến thức ăn gia súc VIFOCO…..). Để thực hiện điều này, Nhà nƣớc phải mở rộng quyền hạn cũng nhƣ trách nhiệm của ban chỉ đạo Trung Ƣơng cổ phần hóa. Hoặc Nhà nƣớc có thể thành lập một Tổng cục chủ quản hoặc tƣơng đƣơng nhƣ vậy chuyên trách về cổ phần hóa để điều chỉnh quá trình cổ phần hóa DNNN và hoạt động của công ty cổ phần. Cơ quan chuyên trách này sẽ chịu trách nhiệm theo dõi, chỉ đạo và có đủ thẩm quyền để giải quyết các vấn đề liên quan đến cổ phần hóa cũng nhƣ phối hợp của các Bộ, ngành và các cơ quan hữu quan, đồng thời cũng phải quy định rõ quyền hạn và nhiệm vụ của các cấp cơ quan này, tránh sự

“chồng chéo”, tránh tình trạng cấp trên và cấp dƣới không thống nhất quan điểm dẫn tới sự trì trệ trong cổ phần hóa những DNNN muốn cổ phần hóa.

Cụ thể hơn, vấn đề cần phải đƣợc giải quyết đó là nhanh chóng cải thiện năng lực của các cơ quan chịu trách nhiệm quản lý tài sản Nhà nƣớc trong các DN cổ phần hóa để nó có thể làm tốt nhiệm vụ hết sức nặng nề bao gồm: quản lý tài sản Nhà nƣớc trong các DNNN còn lại và trong các DNNN đã cổ phần hóa; xử lý các khoản nợ xấu của DN trƣớc cổ phần hóa, vốn là một lý do quan trọng làm chậm cổ phần hóa. Bên cạnh đó, Nhà nƣớc cần kiên quyết giảm thiểu danh sách các DNNN cần sở hữu hoàn toàn hoặc năm sở hữu đa số.

Trong quá trình thực hiện CPH, cần linh hoạt và mềm dẻo trong việc xác định doanh nghiệp cổ phần hóa, tránh sự gò ép miễn cƣỡng và cứng nhắc. Tiến hành phân loại DN là hoạt động vô cùng quan trọng trong việc xác định doanh nghiệp CPH. Thông qua phân loại, chúng ta sẽ có chính sách cụ thể áp dụng cho từng loại doanh nghiệp. Từ sự phân loại doanh nghiệp đó, bản thân mỗi doanh nghiệp đã tự xác định đƣợc sự tất yếu phải tiến hành cổ phần hóa. Bên cạnh đó, khi chỉ định doanh nghiệp CPH cần có sự trao đổi, giải quyết những vƣớng mắc tƣ tƣởng cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt của DN, đồng thời tăng cƣờng công tác tuyên truyền về chủ trƣơng CPH cho ngƣời lao động trong doanh nghiệp. Đó chính là điều kiện quan trọng đảm bảo quá trình CPH của DN đƣợc tiến hành một cách thuận lợi.

Cổ phần hóa DNNN là công tác đƣợc tiến hành lâu dài. Bởi vậy, để tiến hành công tác này một cách có hiệu quả cần đổi mới Ban chỉ đạo cổ phần hóa DNNN hoạt động có tính chất chuyên trách. Ban này sẽ có trách nhiệm trực tiếp lập kế hoạch và tổ chức thực hiện các công việc liên quan đến chuyển doanh nghiệp Nhà nƣớc thành công ty cổ phần và những vấn đề sau cổ phần hóa.

Một phần của tài liệu Cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước tại việt trạng và giải pháp thực hiện (Trang 82)