Cổ phần hóa mang tính nội bộ khép kín

Một phần của tài liệu Cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước tại việt trạng và giải pháp thực hiện (Trang 61)

II. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƢỚC

2. Những hạn chế trong quá trình cổ phần hóa Doanh nghiệp Nhà nƣớc

2.5 Cổ phần hóa mang tính nội bộ khép kín

Một đặc điểm nổi bật khác của cổ phần hóa ở Việt Nam là có tính khép kín và nội bộ cao. Nhà nƣớc và nội bộ doanh nghiệp nắm giữ đa số cổ phần, còn lƣợng cổ phần đƣợc bán ra bên ngoài chỉ khoảng 15%. Trong số 2224 doanh nghiệp đã cổ phần hóa, 860 doanh nghiệp chƣa bao giờ bán cổ phần ra bên ngoài12. Lý do chủ yếu của hiện tƣợng này là do ở đây có sự bất cân xứng về thông tin (asymmetric information) rất lớn giữa những ngƣời bên trong và bên ngoài doanh nghiệp về giá trị thực và giá trị tƣơng lai của doanh nghiệp sẽ đƣợc cổ phần hóa. Khi thông tin không minh bạch, đồng thời quyền lợi của các nhà đầu tƣ thiểu số không đƣợc bảo vệ một cách thích đáng thì hệ quả là đa số các nhà đầu tƣ bên ngoài sẽ không chấp nhận rủi ro và không mua cổ phiếu của doanh nghiệp. Kết quả là trong nhiều trƣờng hợp, cổ phiếu tập trung vào tay ban giám đốc, họ hàng và ngƣời quen của họ, tức là những ngƣời có biết về thông tin nội bộ. Ngoài ra, việc khống chế tỷ lệ cổ phần bán cho các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài càng làm cho việc cổ phần trở nên phổ biến hơn. Điều này giải thích tại sao ban giám đốc của nhiều DNNN không muốn tiết lộ thông tin chân thực về doanh nghiệp của mình.

Chính cổ phần hóa nội bộ là nguyên nhân của sự thất bại trong việc thu hút lƣợng vốn vô cùng lớn từ nguồn tiết kiệm trong nƣớc13

. Thêm vào đó, không có sự tham gia hiệu quả của các chủ sở hữu ở bên ngoài (đặc biệt là các cá nhân và tổ chức nƣớc ngoài), chất lƣợng quản trị doanh nghiệp hậu cổ phần hóa sẽ rất khó đƣợc cải thiện14. Đáng chú ý, một cuộc điều tra 261 doanh nghiệp cổ phần hóa thực hiện vào năm 2004 do Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung Ƣơng (CIEM) cho biết ban giám đốc cũ đƣợc duy trì

12

“ Chƣa đạt mục tiêu cơ cấu”, Việt Nam investment Review, số 28, 7/3/20005.

13

Tiết kiệm nội bộ ròng ở Việt Nam năm 2002 bằng 28% GDP ( World Development Indicators 2004)

14

trong gần 90% DNNN trong thời gian cổ phần hóa, và trong hơn 80% DNNN sau khi cổ phần hóa15

.

Một phần của tài liệu Cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước tại việt trạng và giải pháp thực hiện (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)