II. DOANH NGHIỆP NHÀ NƢỚC VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI TIẾN HÀNH
2. Giai đoạn thí điểm mở rộng (7/5/ 1996 – 27/6/ 1998)
Trên cơ sở đánh giá kết quả triển khai thí điểm cổ phần hóa, năm 1996 chính phủ quyết định tiến hành thử cổ phần hóa ở quy mô rộng hơn. Nghị định 28/NĐ-CP đƣợc chính phủ ban hành ngày 7 tháng 5 năm 1996 yêu cầu các bộ, ngành, Trung Ƣơng và các chính quyền tỉnh, thành phố trực thuộc Trung Ƣơng lập danh sách DNNN do mình quản lý sẽ đƣợc cổ phần hóa cho đến năm 1997. Tinh thần của Nghị Định là chọn những DN mà Nhà nƣớc thấy không còn cần thiết phải nắm giữ 100% vốn nữa làm đối tƣợng. Nghị định này đã xác định rõ mục tiêu, đối tƣợng thực hiện cổ phần hóa, quy định cụ thể nguyên tắc xác định giá trị doanh nghiệp, chế độ ƣu đãi đối với DNNN và ngƣời lao động. Trong giai đoạn này đã có nhiều DNNN đƣợc cổ phần hóa hơn trong giai đoạn trƣớc nhờ chính phủ đã quan tâm hơn đến công tác cổ phần hóa DNNN.
Tiếp theo đó, Nghị định số 25/NĐ-CP ngày 26/3/1997 của Chính phủ cho phép các lãnh đạo bộ, ngành, địa phƣơng có thêm quyền hạn trong việc
tiến hành cổ phần hóa các DN đƣợc chọn làm thử. Theo đó, đối với DN có vốn từ 10 tỷ động trở xuống thì lãnh đạo bộ, ngành, địa phƣơng có quyền tự tổ chức thực hiện cổ phần hóa trên cơ sở Nghị định 25/NĐ-CP. Nghị định 25/NĐ-CP nhằm sửa đổi một số điều trong NĐ 28/NĐ-CP và chỉ thị 658/TTg ngày 20/8/1997 của Thủ tƣớng chính phủ về thúc đẩy triển khai vững chắc công tác cổ phần hóa. Tuy nhiên còn nhiều hạn chế đối với chính sách này, nên tốc độ cổ phần hóa chững lại trên cả nƣớc.
Mục tiêu huy động vốn chƣa đƣợc khai thác tốt. NĐ 28/CP chƣa quy định việc bán cổ phần cho ngƣời nƣớc ngoài và giới hạn đầu tƣ vốn của các nhà đầu tƣ trong nƣớc từ 5 – 10% giá trị doanh nghiệp dẫn đến chủ yếu là cổ phần hóa nội bộ, rất ít doanh nghiệp cổ phần hóa rộng rãi ra công chúng.
Việc hƣớng dẫn, giải thích các tiêu thức để lựa chọn DNNN làm cổ phần hóa trong NĐ 28 còn chƣa đầy đủ, chƣa rõ ràng (thế nào là quy mô vừa và nhỏ, thế nào là không thuộc diện Nhà nƣớc cần thiết giữ 100 % vốn đầu tƣ, tiêu chí gì để xác định? Ai xác định? Xí nghiệp tự xác định hay là Nhà nƣớc xác định…) NĐ 28 đƣa ra 3 hình thức cổ phần hóa, tuy nhiên chƣa có tiêu thức rõ ràng: thế nào là đủ điều kiện để cổ phần hóa một bộ phận, cách thức tách và tổ chức cổ phần hóa theo hình thức này? Việc giải quyết các chế độ ƣu đãi cho ngƣời lao động ở trong cùng doanh nghiệp nhƣng không làm việc ở bộ phận này nhƣ thế nào? Sẽ giải quyết ra sao đối với phần còn lại, đặc biệt khi phần còn lại hoạt động kinh doanh không có hiệu quả?...
Về định giá: thiếu một hệ thống văn bản pháp quy quy định và hƣớng dẫn việc định giá doanh nghiệp và thiếu đội ngũ cán bộ có đủ năng lực, trình độ để công tác định giá.
Chƣa chú ý đúng mức quyền lợi của ngƣời mua: chƣa tuân theo quy định luật thị trƣờng (ở đây ngƣời bán là Nhà nƣớc định trƣớc, ngƣời mua định sau); giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa vẫn còn chứa đựng những yếu tố rủi ro cao, hoặc ngƣời mua không có nhu cầu (nhƣ tài sản không cần dùng,
chờ thanh lý, các khoản công nợ dây dƣa chƣa đƣợc xử lý…). Những phƣơng pháp xác định giá trị lợi thế (quy định tại NĐ 28 và thông tƣ 50 TC/TCDN) còn nhiều hạn chế:
Khi xác định tỷ suất lợi nhuận của 3 năm liền kề với thời điểm cổ phần hóa là dựa trên vốn Nhà nƣớc cấp hiện hành. Nhƣng khi xác định lợi thế lại dựa trên vốn Nhà nƣớc đã đánh giá lại. Sự không đồng nhất này đã làm thiệt hại cho ngƣời mua nếu phần vốn Nhà nƣớc đánh giá tăng lên và thiệt hại cho nhà nƣớc nếu phần vốn Nhà nƣớc đánh giá lại giảm đi.
Lợi thế mới chỉ dựa vào kết quả kinh doanh thực tế trong quá khứ, nhƣng tƣơng lai của DN còn chịu ảnh hƣởng của nhiều biến động khác, đặc biệt là cạnh tranh cao thì giá trị siêu ngạch do lợi thế mang lại sẽ giảm đi. Vì vậy có tính cả 100% giá trị lợi thế vào giá trị doanh nghiệp để bán thì ngƣời mua cổ phần sẽ bị thiệt thòi.
Quy trình xác định giá trị doanh nghiệp quá phức tạp, phải qua tới 3 giai đoạn: hội đồng thẩm định giá của DN, kiểm toán, hội đồng thẩm định của Bộ tài chính và sau đó cơ quan có thẩm quyền mới công bố giá.
Chính sách ƣu đãi cho doanh nghiệp và cho ngƣời lao động khi tiến hành cổ phần hóa chƣa hấp dẫn: theo NĐ 28 có 6 ƣu đãi cho DN chuyển đổi, song không quy định rõ các giải pháp để thực hiện các ƣu đãi nên thực tế thực hiện rất khó khăn, có khi không thực hiện đƣợc nhƣ theo nhƣ chính sách ƣu đãi về tín dụng hoặc ƣu đãi thuế theo luật khuyến khích đầu tƣ trong nƣớc. Chƣa có giải pháp tích cực để hỗ trợ và tạo điều kiện cho DN sau khi chuyển thành công ty cổ phần ổn định và phát triển sản xuất.
Việc ƣu đãi cho ngƣời lao động nhƣ cấp một số cổ phần theo thâm niên và chất lƣợng công tác bộc lộ những điểm chƣa hợp lý:
Cổ phần cấp cho ngƣời lao động chỉ có ý nghĩa sử dụng để lĩnh tiền lãi cổ tức do công ty cổ phần trả hàng năm. Cổ phần cấp không thuộc quyền
sở hữu của ngƣời lao động, không đƣợc chuyển nhƣợng trên thị trƣờng, bị hạn chế khi thừa kế nên cũng ít hấp dẫn cho ngƣời lao động.
Tổng giá trị cổ phiếu cấp cho ngƣời lao động giới hạn không quá 6 tháng lƣơng cấp bậc, chức vụ theo hệ thống thang bảng lƣơng Nhà nƣớc ban hành và tổng số cổ phiếu cấp không quá 100% giá trị doanh nghiệp, trên thực tế giá trị cổ phiếu cấp cho ngƣời lao động là rất thấp, chỉ khoảng 4% giá trị doanh nghiệp.
Việc bán chịu cổ phần cho ngƣời lao động trên thực tế không phải là ƣu đãi cho ngƣời nghèo.Việc vừa cấp không cổ phiếu, vừa bán chịu cổ phần cho ngƣời lao động làm phức tạp thêm việc quản lý cổ phiếu.
Hệ thống chính sách cho cổ phần hóa còn thiếu và bất cập: các vấn đề liên quan đến xác định phẩm cấp tài sản, mẫu đề án, hệ thống chỉ tiêu kinh tế thuộc diện buộc phải công khai hóa, xử lý lao động dôi dƣ,…, thiếu các văn bản hƣớng dẫn hoạt động sau cổ phần hóa.
Kết quả trong giai đoạn này, một lần nữa kết quả thu đƣợc không đáp ứng đƣợc kỳ vọng. Từ 1996 đến giữa 1998, chỉ có thêm 28 DNNN đƣợc cổ phần hóa.2