II. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƢỚC
2. Những hạn chế trong quá trình cổ phần hóa Doanh nghiệp Nhà nƣớc
2.6 Chính sách đối với người lao động
Thực tế là nhiều doanh nghiệp không đủ kinh phí để giải quyết chính sách cho ngƣời lao động, không lo đƣợc việc làm cho họ. Ngƣợc lại, ở một số đơn vị làm ăn có hiệu quả, có phúc lợn để giải quyết chính sách trợ cấp mất việc do sắp xếp lại thì ngƣời lao động lại không muốn nghỉ theo chế độ. Chính vì vậy, tỷ lệ ngƣời lao động đƣợc giải quyết nghỉ theo chế độ sau khi DNNN chuyển sang công ty cổ phần vẫn còn rất thấp so với số lƣợng cần phải giải quyết.
Bên cạnh đó, trong một số DNNN đã cổ phần hóa, đặc biệt là trong những DN có những lợi thế về vị trí địa lý đã xuất hiện hiện tƣợng một số kẻ đầu cơ đã tìm cách mua lại những cổ phiếu mà ngƣời lao động trong doanh nghiệp đƣợc mua với giá ƣu đãi. Trong những quy định của chính phủ về chủ trƣơng cổ phần hóa, không có một nghị định nào về việc lập quỹ hỗ trợ cho ngƣời lao động vay mua cổ phiếu, mà chỉ có một vài ƣu đãi. Cụ thể là: Nghị định số 64/ND- CP, năm 2002, quy định: ngƣời lao động đƣợc mua tối da 10 cổ phiếu trong mỗi năm làm việc với giá giảm 30% so với mệnh giá (mệnh giá 100.000d/cổ phiếu) và phải nắm giữ trong 3 năm. Mà ngƣời công nhân thƣờng có ít vốn tích lũy nên khi có nhu cầu về chi tiêu thì họ lại bán cổ phiếu. Ngƣời lao động do chƣa ý thức đƣợc ý nghĩa của việc sở hữu cổ phần trong doanh nghiệp, đồng thời cũng không nắm đƣợc giá trị thực của cổ phần mà mình nắm giữ nên đã bán cổ phần lại cho những ngƣời đầu cơ để ăn chênh lệch. Điều này không những gây thiệt hại cho Nhà nƣớc, cho bản thân ngƣời lao động mà còn ảnh hƣởng đến một trong những mục đích quan trọng của cổ phần hóa là tạo động lực quản lý cho DN khi ngƣời lao động thực sự là cổ đông của DN.
15