Đối với Doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước tại việt trạng và giải pháp thực hiện (Trang 47)

II. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƢỚC

1. Những kết quả đạt đƣợc trong quá trình cổ phần hóa những năm

1.1 Đối với Doanh nghiệp

Nhìn chung, DN là đối tƣợng đƣợc hƣởng lợi nhiều nhất từ quá trình cổ phần hóa. CPH góp phần cơ cấu lại DNNN, đổi mới hoạt động sản xuất - kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Chủ trƣơng này góp phần giảm những doanh nghiệp nhà nƣớc có quy mô nhỏ, thuộc các ngành, lĩnh vực không cần Nhà nƣớc nắm giữ 100% vốn, không có tác động lớn đến cơ cấu vốn, đầu tƣ và vị trí của doanh nghiệp trong nền kinh tế. Vốn bình quân của một doanh nghiệp nhà nƣớc năm 2001 khoảng 24 tỷ đồng, đã tăng lên hơn 70 tỷ đồng.

Vấn đề đặt ra là việc chuyển đổi trong cơ cấu lại sở hữu Doanh nghiệp có cải thiện đƣợc tình hình sản xuất kinh doanh trong các DNNN hay không. Trên thực tế, hiệu quả sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp sau CPH đƣợc nâng cao rõ rệt. Kết quả đợt khảo sát hoạt động của 1.000 doanh nghiệp sau CPH do Quốc hội tiến hành trƣớc đây cho thấy, 85% doanh nghiệp CPH hoạt động có lãi, cổ tức cao; vốn điều lệ tại những doanh nghiệp này tăng trung bình 44%, doanh thu tăng 23,6%, lợi nhuận tăng 39,7%, nộp ngân sách tăng 24,9%, thu nhập của ngƣời lao động tăng 12%, cổ tức bình quân đạt 17,11%, tỷ suất lợi nhuận trên vốn ở hầu hết doanh nghiệp CPH đạt từ 10 – 20%, có doanh nghiệp đạt trên 80%. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của DNNN cổ phần hóa cao hơn là do kết quả của tái cấu trúc tài chính khi doanh nghiệp tiến hành cổ phần hóa.

Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp đã thoát ra khỏi tình trạng nợ nần, phá sản, khắc phục đƣợc những hạn chế do cơ chế quản lý cũ nhƣ nạn tham nhũng, lãng phí trong sản xuất, sự thiếu trách nhiệm trong lao động, quản lý trì trệ, yếu kém…

Báo cáo hoạt động của các DN sau cổ phần hóa có thời gian hoạt động trên một năm cho thấy những số liệu rất đáng khả quan. Ví dụ điển hình trong một số DNNN nhƣ ngân hàng Vietcombank, theo báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh thì số lợi nhuận của công ty năm 2009 tăng gấp 2 lần so với năm 2007, số vốn chủ sở hữu và nợ phải trả cũng tăng lên đáng kể…

Ngoài những lợi ích kể trên, khi CPH, DN còn có thêm những lợi ích khác góp phần tích cực vào việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh:

Thứ nhất là năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tăng lên nhờ đƣợc bổ sung nguồn vốn lƣu động và đầu tƣ đổi mới công nghệ. Về nguyên tắc, tất cả số tiền bán cổ phiếu, sau khi trừ đi các chi phí sẽ đƣợc điều chuyển vào vốn, mở rộng sản xuất kinh doanh.

Thứ hai: doanh nghiệp có quyền chủ động trong sản xuất kinh doanh. Sự chuyển đổi này đã hạn chế thấp nhất những can thiệp của Nhà nƣớc, các cơ quan công quyền. Việc định hƣớng cho DN đi theo hƣớng nào nay nằm trong quy định của những cổ đông mới (một số vẫn do Nhà nƣớc quyết định), điều đó cũng phù hợp với xu thế của một nền kinh tế thị trƣờng.

Thứ ba: DN đã có đƣợc một cách quản lý mới mang tính dân chủ. Với việc CPH, DN đã chuyển từ DNNN sang cổ ty cổ phần, cũng có nghĩa là xác định vai trò chủ nhân tập thể. Hội đồng quản trị sẽ thực sự làm chủ công ty với động lực là lợi nhuận, vì lợi ích của các cổ đông, thay mặt các cổ đông để điều hành doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước tại việt trạng và giải pháp thực hiện (Trang 47)