Những kết quả nghiên cứu đạt được và những đóng góp của công trình nghiên cứu

Một phần của tài liệu Những biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng đội ngũ bác sỹ tỉnh Nam Định trong giai đoạn hiện nay (Trang 83)

nghiên cứu

Việc thực hiện thắng lợi mục tiêu đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X đề

ra phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó yếu tố nguồn nhân lực có ý nghĩa quyết định.

Để nguồn nhân lực trở thành yếu tố cơ bản quyết định phát triển xã hội, tăng trƣởng kinh tế nhanh và bền vững thì đào tạo bồi dƣỡng nguồn nhân lực là yếu tố vô cùng quan trọng.

Chính vì vậy công tác đào tạo bồi dƣỡng nguồn nhân lực đóng vai trò then chốt tạo ra nguồn nhân lực có chất lƣợng cao, quyết định sự thành công trong việc phát triển kinh tế xã hội, đạt mục tiêu Đại hội Đảng lần thứ X đã đề ra. Nghị quyết 46/NQ-TW ngày 23/02/2005 của Bộ Chính trị về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới đã chỉ rõ: “ ... Công tác bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ ở nƣớc ta vẫn còn nhiều bất cập và yếu kém... chƣa đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của nhân dân... Nguyên nhân chính của những yếu kém trên là do quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực y tế còn nhiều bất cập... Đội ngũ cán bộ y tế còn thiếu và yếu, cơ cấu chƣa hợp lý...”

Nghị quyết cũng nêu các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu trong đó chỉ rõ: “ ... Tăng cƣờng đào tạo cán bộ y tế... Kiện toàn đội ngũ cán bộ y tế cả về số lƣợng, chất lƣợng, mở rộng và nâng cấp các cơ sở đào tạo, đáp ứng nhu cầu về cán bộ y tế... Coi trọng việc đào tạo, sử dụng cán bộ y tế...”

Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến những tồn tại, yếu kém của ngành y tế cả nƣớc nói chung và của tỉnh Nam Định nói riêng đó là công tác bồi dƣỡng phát triển đội ngũ cán bộ y tế còn nhiều hạn chế, chất lƣợng công tác bồi dƣỡng đặc biệt bồi dƣỡng chuyên môn nghiệp vụ chƣa đáp ứng nhu cầu

trong giai đoạn mới, đội ngũ cán bộ y tế còn thiếu và yếu, cơ cấu chƣa hợp lý, đặc biệt đội ngũ bác sỹ.

Chúng ta đều biết chất lƣợng công tác bồi dƣỡng đội ngũ chịu sự tác động bởi rất nhiều khâu nhƣng trong đó có 6 khâu quan trọng nhất đó là:

- Mục tiêu, nội dung chƣơng trình, phƣơng pháp giáo dục và đào tạo.

- Những vấn đề về quản lý, cơ chế quản lý, các quy định. Cách thức tổ chức, kiểm tra, đánh giá chất lƣợng.

- Đội ngũ giảng viên.

- Tập thể học viên tham gia các khoá bồi dƣỡng.

- Cơ sở vật chất kỹ thuật và nguồn tài chính phục vụ cho công tác bồi dƣỡng. - Chế độ sử dụng và đãi ngộ đối với ngƣời đƣợc tham gia các khoá bồi dƣỡng. Qua quá trình nghiên cứu, tác giả xin rút ra một số kết luận sau:

1- Chất lƣợng công tác bồi dƣỡng đội ngũ bác sỹ của ngành y tế Nam Định là vấn đề quan trọng hàng đầu, đồng thời cũng là vấn đề sống còn quyết định chất lƣợng công tác y tế của tỉnh. Vì vậy cần phải tìm ra những biện pháp phù hợp, thống nhất trong quá trình quản lý công tác bồi dƣỡng đội ngũ bác sỹ, nâng cao chất lƣợng côngtác bồi dƣỡng đội ngũ bác sỹ nhằm không ngừng nâng cao trình độ đội ngũ bác sỹ của tỉnh.

2- Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã thực hiện đƣợc mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài. Làm sáng tỏ đƣợc cơ sở lý luận, những khái niệm, những quan điểm, những phƣơng thức bồi dƣỡng và quản lý công tác bồi dƣỡng. 3- Đánh giá đúng thực trạng công tác bồi dƣỡng đội ngũ bác sỹ của tỉnh Nam Định trong những năm vừa qua, tìm ra nguyên nhân dẫn đến chất lƣợng công tác bồi dƣỡng đội ngũ bác sỹ của tỉnhảtong những năm qua còn nhiều hạn chế.

Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, tác giả đã đề ra 6 biện pháp chính nhằm nâng cao chất lƣợng công tác bồi dƣỡng đội ngũ bác sỹ của tỉnh trong thời kỳ đổi mới đó là:

- Tăng cƣờng chỉ đạo nâng cao chất lƣợng công tác bồi dƣỡng đội ngũ bác sỹ của tỉnh.

- Điều chỉnh nội dung bồi dƣỡng sát với thực tế và đòi hỏi của đội ngũ bác sỹ tại các cơ sở y tế trong tỉnh, cũng nhƣ nhu cầu của nhân dân, của xã hội.

- Đổi mới phƣơng pháp giảng dạy trong quá trình tổ chức các khoá bồi dƣỡng đội ngũ bác sỹ của tỉnh.

- Tăng cƣờng kiểm tra, đánh giá quá trình bồi dƣỡng đội ngũ bác sỹ của tỉnh. - Tăng cƣờng đầu tƣ cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại phục vụ công tác bồi dƣỡng đội ngũ bác sỹ của tỉnh. Thƣờng xuyên bổ xung trang thiết bị, sửa chữa, nâng cấp các trang thiết bị, phƣơng tiện giảng dạy và học tập, đặc biệt phục vụ cho thực hành nâng cao tay nghề, phát huy hết tác dụng của các trang thiết bị hiện có tại các cơ sở phục vụ công tác bồi dƣỡng đội ngũ bác sỹ của tỉnh.

- Thực hiện cấp giấy chứng nhận cho các bác sỹ đã tham dự các khoá bồi dƣỡng nâng cao trình độ và lấy đó làm cơ sở để các đơn vị bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, nhằm phát huy hết khả năng của các bác sỹ đã đƣợc bồi dƣỡng nâng cao trình độ.

Những kết kuận trên cho phép khẳng định:

Giả thuyết đề tài đã nêu ra là đúng, mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài đã đƣợc thực hiện, các biện pháp quản lý quá trình bồi dƣỡng nhằm nâng cao chất lƣợng công tác bồi dƣỡng đội ngũ bác sỹ của tỉnh bƣớc đầu đem lại kết quả và có tính khả thi.

Tuy nhiên, do điều kiện thời gian nghiên cứu có hạn, chúng tôi chƣa đi sâu vào ý nghĩa chặt chẽ của mọi vấn đề mà đề tài đã nêu ra mà chỉ xem đó là tiền đề cho sự nghiên cứu tiếp theo.

Một phần của tài liệu Những biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng đội ngũ bác sỹ tỉnh Nam Định trong giai đoạn hiện nay (Trang 83)