Chất lượng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Malaysia giai đoạn 2000 - 2010 và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam (Trang 41)

Khi quyết định đầu tư vào một nước đang phát triển, các nhà đầu tư nước ngoài cũng nhắm đến việc khai thác nguồn nhân lực trẻ và tương đối thừa thãi ở các nước này. Thông thường nguồn lao động phổ thông luôn đáp ứng đầy đủ và có thể thỏa mãn yêu cầu của các công ty. Tuy nhiên, việc tìm các nhà quản lý giỏi, cũng như cán bộ kỹ thuật có trình độ và kinh nghiệm không hề dễ dàng. Mặt khác, động cơ, thái độ làm việc của người lao động cũng là yếu tố quan trọng trong việc xem xét, lựa chọn địa điểm đầu tư.

Trước đây, yếu tố nguồn lao động rẻ là lợi thế so sánh thu hút các nhà đầu tư thì trong xu thế phát triển nền kinh tế tri thức ngày nay, chất lượng nguồn nhân lực nổi lên là yếu tố quan trọng, có lợi thế cạnh tranh trong thu hút FDI. Nguồn nhân lực lao động là nhân tố quan trọng để thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn FDI. Nhân lực chất lượng cao sẽ có khả năng hợp tác kinh doanh cao, có trình độ lao động phù hợp với yêu cầu, có năng lực quản lý sẽ tạo ra năng suất cao. Vì vậy sẽ giúp các nhà đầu tư nước ngoài giảm bớt một phần chi phí và thời gian đào tạo, qua đó góp phần làm tăng tiến độ và hiệu quả của các dự án đầu tư.

Để có nguồn nhân lực chất lượng cao, Nhà nước phải có chính sách đào tạo ngay từ các cấp học phổ thông, đào tạo nghề, đào tạo toàn diện cả về trình độ chuyên môn, kỹ năng tay nghề, ý thức kỷ luật lao động ... Nhà nước phải có định hướng và chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho người lao động, phát triển hệ thống các trường dạy nghề, các trung tâm đào tạo bậc cao. đồng thời, đối với các dự án FDI, một số quy định liên quan khác về lao động như đình công, kỷ luật, an toàn lao động cũng được các nhà đầu tư nước ngoài hết sức

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Malaysia giai đoạn 2000 - 2010 và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)