Xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Malaysia giai đoạn 2000 - 2010 và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam (Trang 112)

Về kết cấu hạ tầng của Việt Nam còn nhiều điểm hạn chế, nhất là hạ tầng về giao thông còn yếu kém. Sự phát triển của kết cấu hạ tầng giao thông chưa theo kịp sự phát triển của kinh tế và dòng đầu tư của nước ngoài. Cần chú ý các giải pháp sau:

Thứ nhất, tiến hành tổng rà soát, điều chỉnh, phê duyệt và công bố các

quy hoạch về kết cấu hạ tầng đến năm 2020. Tranh thủ tối đa các nguồn lực để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, đặc biệt là nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước; ưu tiên các lĩnh vực cấp, thoát nước, vệ sinh môi trường (xử lý chất thải rắn, nước thải, ...); hệ thống cầu và đường bộ cao tốc, trước hết là tuyến Bắc - Nam, hai hành lang kinh tế Việt Nam - Trung Quốc; nâng cao chất lượng dịch vụ đường sắt, trước hết là đường sắt cao tốc Bắc - Nam, đường sắt hai hành lang kinh tế Việt Nam - Trung Quốc, đường sắt nối các cụm cảng biển lớn, các mỏ khoáng sản lớn với hệ thống đường sắt quốc gia, đường sắt nội đô thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh; sản xuất và sử dụng điện từ các loại năng lượng mới như sức gió, thủy triều, nhiệt năng từ mặt trời; các dự án lĩnh vực bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin. Tiếp tục huy động mọi nguồn lực trong và ngoài nước, trong đó ban hành quy chế khuyến khích tư nhân, đầu tư nâng cấp các công trình giao thông, cảng biển, dịch vụ viễn thông, cung cấp điện nước, phấn đấu không để xảy ra tình trạng thiếu điện cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Thứ hai, mở rộng hình thức cho thuê cảng biển, mở rộng đối tượng cho

phép đầu tư dịch vụ cảng biển, đặc biệt dịch vụ hậu cần (logistic) để tăng cường năng lực cạnh tranh của hệ thống cảng biển Việt Nam; kêu gọi vốn đầu tư các cảng lớn của các khu vực kinh tế như hệ thống cảng Hiệp Phước - Thị Vải, Lạch Huyện ...

Thứ ba, tập trung thu hút vốn đầu tư vào một số dự án thuộc lĩnh vực

bưu chính - viễn thông và công nghệ thông tin để phát triển các dịch vụ mới và phát triển hạ tầng mạng.

Thứ tư, đẩy mạnh đầu tư vào các lĩnh vực (văn hoá - y tế - giáo dục,

bưu chính - viễn thông, hàng hải, hàng không) đã cam kết khi gia nhập WTO. Xem xét việc ban hành một số giải pháp mở cửa sớm hơn mức độ cam kết đối với một số lĩnh vực dịch vụ mà nước ta có nhu cầu.

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Malaysia giai đoạn 2000 - 2010 và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam (Trang 112)