Hiện nay, nguồn nhân lực có trình độ quản lý và tay nghề cao ở Việt Nam còn rất thiếu. Việc thiếu hụt nguồn nhân lực trình độ cao cũng khiến nhiều dự án đầu tư nước ngoài quy mô lớn ở Việt Nam bị kéo dài. Theo thống kê chỉ có gần 30% lực lượng lao động là đã qua đào tạo, chất lượng nguồn nhân lực cũng chưa cao, chưa đồng đều và sử dụng chưa hiệu quả. Với tốc độ cam kết vốn FDI như hiện nay, nếu không có những chuẩn bị về nguồn nhân lực và có chính sách kinh tế hợp lý thì sức hấp dẫn của Việt Nam đối với nhà đầu tư nước ngoài sẽ bị ảnh hưởng. Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, cần tập trung giải quyết những nội dung cụ thể sau đây:
Thứ nhất, thực hiện các giải pháp nhằm đưa Luật sửa đổi, bổ sung một
số điều của Bộ luật Lao động vào thực tế cuộc sống để ngăn ngừa tình trạng đình công bất hợp pháp, lành mạnh hoá quan hệ lao động, bao gồm: Tiếp tục hoàn thiện luật pháp, chính sách về lao động, tiền lương phù hợp trong tình hình mới; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật về lao động đối với người sử dụng lao động nhằm đảm bảo điều kiện làm việc và đời sống cho người lao động; Nâng cao hiểu biết pháp luật về lao động thông qua phổ biến, tuyên truyền và giáo dục pháp luật cho người lao động, người sử dụng lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để đảm bảo chính sách, pháp luật về lao động và tiền lương được thực hiện đầy đủ, nghiêm túc.
Thứ hai, triển khai các chương trình, dự án hỗ trợ người lao động làm
việc trong các khu công nghiệp, quan tâm đến vấn đề nhà ở và điều kiện sinh hoạt của người lao động.
Thứ ba, tiếp tục tăng cường công tác đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân
lực để đáp ứng nhu cầu phát triển trong giai đoạn mới, kể cả đào tạo cán bộ quản lý các cấp và cán bộ kỹ thuật.
Thứ tư, phối hợp với các cơ quan tăng cường giám sát, hướng dẫn triển
khai Nghị định số 03/2006/NĐ-CP ngày 06/01/2006 về quy định mức lương tối thiểu đối với lao động Việt Nam làm việc cho các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam, tháo gỡ những khó khăn cho doanh nghiệp và địa phương trong quá trình triển khai. Nghiên cứu điều chỉnh chuyển dịch cơ cấu lao động theo tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Tóm lại
Việt Nam đã nhận thức đúng đắn nguồn nội lực là quyết định, tuy nhiên, việc sử dụng nguồn vốn bên ngoài cũng rất quan trọng. Xây dựng chính sách phù hợp với hoàn cảnh của đất nước cũng như phù hợp với yêu cầu quốc tế để thu hút ngày càng nhiều FDI là nhu cầu của nền kinh tế, tạo điều kiện tăng nguồn vốn đầu tư cho toàn xã hội cũng như đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong tương lai.
Trong xu thế toàn cầu hóa, kinh tế thế giới tiếp tục là xu thế tất yếu. ASEAN đang có triển vọng sẽ trở thành một trong những khu vực hấp dẫn nhất về thu hút FDI trên thế giới. Vì vậy, tập trung làm tốt công tác phân tích, dự báo về xu thế biến động của FDI để có những chính sách, giải pháp phù hợp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong thu hút FDI. Đồng thời, xây dựng chiến lược thu hút FDI phải gắn với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
KẾT LUẬN
Đầu tư trực tiếp nước ngoài đã, đang và sẽ còn là nguồn vốn đầu tư quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển của toàn bộ nền kinh tế thế giới nói chung và kinh tế từng quốc gia nói riêng, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển như Malaysia và Việt Nam. Hiện nay, bên cạnh việc lưu chuyển giữa các nước tư bản phát triển với nhau thì FDI có xu hướng gia tăng vào các nước đang phát triển, nhất là các nước ở khu vực Đông Nam Á và đang được các nước trong khu vực này tập trung khai thác.
Là nước đi sau trong thực hiện thu hút FDI, Việt Nam cần phải học hỏi kinh nghiệm của các nước, nhất là các nước trong khu vực, hiện đang được đánh giá là rất thành công trong thu hút FDI như Trung Quốc, Singapore, Thái Lan, Malaysia ... để vận dụng vào chiến lược thu hút FDI của mình cho phù hợp, nhằm phát triển nền kinh tế đất nước.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài là nét nổi bật trong bức tranh kinh tế Việt Nam thời kỳ đổi mới và mở cửa. Trải qua 20 năm thực hiện Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và nhất là kể từ khi gia nhập WTO, hoạt động thu hút FDI đã đạt được những kết quả to lớn, góp phần rất quan trọng vào sự tăng trưởng và phát triển nền kinh tế, thúc đẩy quá trình CNH, HĐH đất nước. Mặt khác, từ thực trạng thu hút FDI thời gian qua, đã đem lại cho chúng ta những kinh nghiệm và bài học có giá trị để tiếp tục cải tiến, hoàn thiện hệ thống chính sách, văn bản pháp luật và các hoạt động có liên quan đến FDI, nhằm tạo ra những chuyển biến mạnh mẽ về chất, góp phần tạo dựng một hình ảnh Việt Nam ngày càng có uy tín trên trường quốc tế.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, nguồn vốn FDI mà chúng ta thu được còn chưa tương xứng với tiềm năng của đất nước, còn bộc lộ nhiều mặt hạn chế, yếu kém trong việc tạo dựng một môi trường đầu tư hấp
dẫn, tình hình giải ngân vốn FDI còn chậm; công tác vận động, xúc tiến đầu tư còn hạn hẹp; hệ thống pháp luật, chính sách về đầu tư thiếu đồng bộ, nhiều điểm bất hợp lý và chưa phù hợp với thông lệ quốc tế; công tác quy hoạch chưa nhất quán; các thủ tục hành chính phải qua nhiều cửa, chồng chéo nhau, làm nản lòng các nhà đầu tư nước ngoài và gây ảnh hưởng không tốt đến công tác thu hút FDI vào Việt Nam.
Để tăng cường và nâng cao hiệu quả thu hút FDI của các nước trong khu vực và trên thế giới, nhằm phát triển nền kinh tế Việt Nam, chúng ta cần phát huy những thành tựu đã đạt được, đồng thời giải quyết những tồn tại, vướng mắc cũng như những yếu kém. Cụ thể là, cần xây dựng phương hướng thu hút FDI từ nay đến năm 2020, thực hiện đồng bộ những giải pháp cơ bản, khai thác triệt để những tiềm năng, thế mạnh và các lợi thế so sánh của Việt Nam trong thu hút và quả sử dụng FDI, góp phần phát triển nền kinh tế Việt Nam, thực hiện thành công sự nghiệp CNH, HĐH theo định hướng XHCN, vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1. Ban Kinh tế Trung ương (2003), “Những chủ trương và giải pháp cơ bản nhằm thu hút mạnh hơn và sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài theo tinh thần Nghị quyết Đại hội IX“, Đề tài khoa học cấp
Bộ, Hà Nội.
2. Bộ Kế hoạch và đầu tư (2008), Một số văn bản pháp luật về đầu tư và doanh nghiệp, Nxb Thống kê, Hà Nội.
3. Phạm Thị Thanh Bình (2005), "Phát triển khoa học công nghệ ở các nước ASEAN", Tạp chí Những vấn đề Kinh tế thế giới. (2)
4. Mai Ngọc Cường (2000), Hoàn thiện chính sách và tổ chức thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
5. Nguyễn Ngọc Dũng (2006), Tìm hiểu Luật Đầu tư, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội.
6. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi mới,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
7. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
8. Nguyễn Bích Đạt (2006), Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
9. Vũ Bá Định (2004), "Hoàn thiện năng lực quản lý và xúc tiến đầu tư để thu hút các công ty xuyên quốc gia vào Việt Nam", Tạp chí Thuế nhà
nước (1/2004), tr 28-30.
10. Đỗ Đức Định (2003), Kinh tế đối ngoại: xu hướng điều chỉnh chính sách ở một số nước Châu Á trong bối cảnh toàn cầu hóa và tự do hóa; Nxb
11. Nguyễn Thị Như Hà (2007), “Cải thiện môi trường đầu tư nhằm thu hút FDI của TNCs”, Tạp chí Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (31), tr. 11.
12. Trần Thị Lan Hương (2006), "Malaysia - Hội nhập nhanh trong 11 lĩnh vực ưu tiên", Tạp chí Những vấn đề Kinh tế thế giới (3), tr 13-23.
13. Đặng Đức Long (2007), Chính sách thu hút FDI ở các nước ASEAN 5 từ sau khủng hoảng tài chính châu Á 1997.
14. Vũ Chí Lộc (1997), "Giáo trình đầu tư nước ngoài", Nxb Giáo dục, Hà Nội.
15. Nguyễn Duy Lợi (2005), "Chênh lệch phát triển trong ASEAN", Tạp chí
Những vấn đề Kinh tế thế giới (2), tr 40-52.
16. Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (2007), Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội.
17. Đinh Xuân Lý (2003), Quá trình Việt Nam hội nhập khu vực Châu Á- Thái Bình Dương theo đường lối đổi mới của Đảng, NXB Chính trị quốc
gia, Hà Nội.
18. Lê Quốc Lý, Lê Huy Trọng (2003), Nợ nước ngoài những vấn đề lý luận và thực tiễn quản lý ở Việt Nam, NXB Tài chính, Hà Nội.
19. Ngân hàng thế giới (2002), Suy ngẫm lại sự thần kỳ Đông Á, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
20. Phùng Xuân Nhạ (2003), Đầu tư trực tiếp nước ngoài phục vụ công nghiệp hóa ở Malaysia: kinh nghiệm đối với Việt Nam, NXB Thế giới.
21. Hoàng Thị Thanh Nhàn (2003), Điều chỉnh cơ cấu kinh tế ở Hàn Quốc, Malaysia và Thái Lan, NXB chính trị quốc gia.
22. Nguyễn Thiện Nhân (2002), Khủng hoảng kinh tế tài chính ở Châu Á 1997-1999, nguyên nhân, hậu quả và những bài học kinh nghiệm với Việt Nam, NXB Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh.
23. Hà Thị Ngọc Oanh (2006), Đầu tư quốc tế và chuyển giao công nghệ tại Việt Nam, NXB Lao động - xã hội, TP. Hồ Chí Minh.
24. Quốc hội khóa VIII (1987), Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
25. Quốc hội khóa VIII (1990), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
26. Quốc hội khóa IX (1992), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
27. Quốc hội khóa IX (1996), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
28. Quốc hội khóa X (2000), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
29. Quốc hội khóa XI (2005), Luật Đầu tư.
30. Nguyễn Hồng Sơn (2006), Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI): Triển vọng thế giới và thực tiễn Việt Nam, Tạp chí Những vấn đề kinh tế thế giới, số
6, tr.3-12..
31. Nguyễn Huy Thám (1999), "Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở các nước ASEAN và vận dụng vào Việt Nam", Luận án Tiến
sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
32. Võ Thanh Thu (2005), Quan hệ Kinh tế quốc tế, NXB Thống kê, TP. Hồ
Chí Minh.
33. Phạm Mạnh Thường (2006), "Xử lý nợ tồn đọng nhằm khắc phục khủng hoảng tài chính ở Malaysia", Tạp chí Những vấn đề Kinh tế thế giới (5),
tr 35-45.
34. Phạm Hồng Tiến (2005), "Hoạt động FDI của các Công ty xuyên quốc gia trong hơn một thập kỷ qua" Tạp chí Những vấn đề Kinh tế thế giới
(12), tr 50-58.
35. Lê Minh Toàn (2004), Tìm hiểu đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, NXB
36. Tổng cục thống kê (2004), Tư liệu kinh tế các nước thành viên ASEAN,
NXB Thống kê, Hà Nội.
37. Tổng cục thống kê (2005), Toàn cảnh kinh tế - xã hội Việt Nam những năm đầu thế kỷ 21, NXB Thống kê, Hà Nội.
38. Tổng cục Thống kê (2006), Số liệu kinh tế - xã hội các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, NXB Thống kê, Hà Nội.
39. Tổng cục thống kê (2008), Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 7 năm đầu thế kỷ XXI, NXB Thống kê, Hà Nội.
40. Nguyễn Anh Tuấn (2007), “Chuyển giao công nghệ qua FDI: thực tiễn ở một số nước đang phát triển và Việt Nam“, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế,
Hà Nội.
41. Trần Xuân Tùng (2005), Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
42. Uỷ ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế (2006), Tìm hiểu tổ chức thương mại thế giới, Hà Nội.
43. Lê Thị Thúy Vân (2005), Cải cách tỷ giá hối đoái ở Châu Á: sau Trung Quốc đến Malaysia, Tạp chí Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương, số 36.
44. Viện Kinh tế thế giới (2001), Kinh tế Malaysia, NXB Khoa học xã hội,
Hà Nội.
45. Viện Kinh tế thế giới (2003), Điều chỉnh cơ cấu kinh tế ở Hàn Quốc, Malaysia và Thái Lan, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
46. Viện Kinh tế và Chính trị thế giới (2004), Hướng tới cộng đồng kinh tế Đông Á, NXB Thế giới, Hà Nội.
Tiếng Anh
47. Angie Ng (2011), "Malaysia Needs to Attract New Avenues of FDI", Star
Publications.
48. Arumugam Rajen (2002), Malaysia: An Overview of Legal Framework for Foreign Direct Investment, Economics and Finance, No.5.
49. David C.Cole and Betty F.Slade (2002); The Crisis and Financial Sector Reform; The Economic Development of Southeast Asia; Edward Elgar
Express.
50. Ding Jo-Ann (2010), "Malaysia’s FDI Plunge: Who’s talking it seriously", World Investment Report.
51. Economic Report (1997/1998), Ministry of Finance of Malaysia.
52. Elissa Braunstein (2006), Foreign Direct Investment, Development and Gender Equity: Review of Research and Policy, United Nation Research
Institute for Social Development.
53. Jeffery Heinrich and Denise Eby Konan (2001), Prospects for FDI in AFTA, ASEAN Economic bulletin.
54. JICA (2003), The Study on FDI Promotion Strategy in The Socialist Republic of Vietnam (final report), Hà Nội.
55. Malaysia Industrial Development Authority (2007), Invest in Malaysia: Investor’s Guide.
56. Ministry of International Trade and Industry Malaysia (1995, 1998, 1999,
2002, 2004), Malaysia Invesment in the Manufacturing Sector: Policies, Incentives and Facilities, MIDA, Kuala lumpur.
57. Ministry of International Trade and Industry Malaysia (1998), Ministry of International Trade and Industry Malaysia Report 1997/98, Kuala lumpur.
58. Prema - Chandra Athukorala (2002), Capital Account Regimes, Crisis and Adjustment in Malaysia, The Economic Development of Southeast
59. Prema - Chandra Athukorala (2002), Export-led Industrialisation, Employment and Equity: The Malaysian Case, Research School of
Pacific and Asian Studies, JEL Classification 053, F14, F43.
60. Ross Garnaut (2002), Exchange Rates in the East Asian Crisis, The
Economic Development of Southeast Asia; Edward Elgar Express.
61. Sanjaya Lall (2002), Competitiveness, FDI and Technological Activity in East Asian, Edward Elgar Express.
62. UNCTAD (1998-2003), Word Investment Report, New York and Geneva.
63. UNCTAD (2004-2008), Word Investment Report, New York and Geneva. Website 64. Website: www.mpi.gov.vn 65. Website: www.dei.gov.vn 66. Website: www.gso.gow.vn 67. Website: www.hapi.gov.vn 68. Website: www.vneconomy.com.vn 69. Website: www.fia.mpi.gov.vn 70. Website: www.fdiworldental.org 71. Website: wto.nciec.gov.vn 72. Website: www.mof.gov.vn 73. Website: www.moit.gov.vn
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1
Dòng vốn FDI vào Malaysia (2000 - 2011)
Đơn vị: Tỷ USD
PHỤ LỤC 2
Dòng vốn FDI toàn cầu (2007 - 2011)
Đơn vị: Tỷ USD
PHỤ LỤC 3
Dòng vốn FDI vào Việt Nam (2000 - 2010)
PHỤ LỤC 4
FDI vào Việt Nam phân theo đối tác đầu tư chủ yếu (Lũy kế các dự án còn hiệu lực đến ngày 31/12/2011)
Đơn vị: Triệu USD
Số dự án Tổng vốn đăng ký
Nhật Bản 1555 24381,7
Hàn Quốc 2960 23695,9
Đài Loan 2223 23638,5
Singapore 1008 22960,2
Quần đảo Vigin thuộc Anh 503 15456,0
Đặc khu hành chình Hồng Kông 658 11311,1
Malaysia 398 11074,7
Hoa Kỳ 609 10431,6
Quần đảo Cay men 53 7501,8
Thái Lan 274 5853,3 Hà Lan 160 5817,5 Bruney 123 4844,1 Canada 114 4666,2 CHND Trung Hoa 833 4338,4