Từ khi Luật đầu tư nước ngoài được ban hành (29/12/1987), Việt Nam đã đạt được những kết quả khả quan trong thu hút dòng vốn FDI. Dòng vốn FDI vào Việt Nam năm 2010 là gần 20 tỷ USD, đặc biệt năm 2008 đạt mức 71 tỷ USD. Tuy nhiên, do tác động của khủng hoảng tài chính thế giới, dòng vốn FDI vào Việt Nam trong hai năm gần đây đã giảm xuống.
Bảng 3.1: Thực trạng FDI tại Việt Nam giai đoạn 2000 - 2011
Năm Số dự án Vốn đăng ký (triệu USD) Vốn thực hiện (triệu USD) 2000 391 2838,9 2413,5 2001 555 3142,8 2450,5 2002 808 2998,8 2591 2003 791 3191,2 2650 2004 811 4547,6 2852,5 2005 970 6839,8 3308,8 2006 987 12004 4100,1 2007 1544 21347,8 8030 2008 1557 71726 11500 2009 1208 23107,3 10000 2010 1237 19886,1 11000 2011 1186 15598,1 11000
FDI vào Việt Nam trong thời gian qua có một số đặc điểm cơ bản sau:
Quy mô dự án ngày càng tăng: Quy mô vốn đầu tư bình quân của một
dự án FDI tăng dần qua các giai đoạn. Thời kỳ 2001 - 2005, quy mô vốn đăng ký bình quân là 3,4 triệu USD/dự án, trong đó năm 2002 được ghi nhận là năm có quy mô vốn bình quân thấp nhất với mức chỉ 2,5 triệu USD/dự án; năm 2006 và 2007 quy mô vốn đầu tư trung bình của một dự án đều ở mức 14,4 triệu USD; trong hai năm 2008 và 2009 quy mô vốn trung bình tăng đạt mức 38,9 triệu USD/dự án. Nguyên nhân gia tăng quy mô vốn đầu tư trung bình của một dự án là do các dự án FDI tập trung lĩnh vực bất động sản có quy mô vốn lớn.
Cơ cấu đầu tư theo ngành: FDI tại Việt Nam chủ yếu tập trung vào lĩnh
vực công nghiệp và xây dựng, góp phần không nhỏ vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa đất nước. Cơ cấu FDI theo ngành trong thời gian qua cho thấy các dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp và xây dựng chiếm đến 67,01% tổng số dự án, 60,44% vốn đăng ký và 68,57% vốn thực hiện. Bên cạnh đó thì lĩnh vực dịch vụ mặc dù tỷ trọng trong cơ cấu FDI chưa cao nhưng cũng đã có sự chuyển biến tích cực. FDI trong lĩnh vực dịch vụ chủ yếu tập trung vào kinh doanh bất động sản, bao gồm: xây dựng căn hộ, văn phòng, phát triển khu đô thị mới, kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp (chiếm 42% tổng vốn FDI trong lĩnh vực dịch vụ), du lịch - khách sạn (24%), giao thông vận tải - bưu điện (18%), nông - lâm nghiệp vẫn là ngành thu hút FDI ít nhất, kể cả về số dự án, vốn đăng ký và vốn thực hiện. Nguyên nhân cơ bản là do rủi ro đầu tư cao vì tác động của biến đổi khí hậu tại Việt Nam.
Hình thức đầu tư: FDI vào Việt Nam chủ yếu thực hiện theo hình thức
100% vốn nước ngoài, chiếm 77,65% tổng số dự án, 61,65% vốn đăng ký và 38,74% vốn thực hiện. Hình thức liên doanh chỉ thịnh hành cho đến giữa thập kỷ 90 do việc hạn chế thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.
Hình 3.1: Cơ cấu vốn FDI theo hình thức đầu tư
Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2007)
Địa bàn đầu tư: Các dự án FDI đã trải rộng khắp cả nước, tuy nhiên về
mật độ thì có sự khác biệt rất lớn. Cụ thể, các tỉnh phía Bắc thu hút hơn 24 tỷ USD vốn đầu tư (chiếm 27% tổng vốn đăng ký cả nước); với các tỉnh phía Nam là 44,9 tỷ USD vốn đầu tư (chiếm 54% tổng vốn đăng ký) trong khi các tỉnh miền Trung chỉ có 8,6 tỷ USD (chiếm 6% tổng vốn đăng ký). Như vậy, có thể thấy rằng FDI tập trung chủ yếu tại các địa bàn trọng điểm, có nhiều lợi thế về tài nguyên, nhân lực và cơ sở hạ tầng. FDI đã góp phần không nhỏ trong việc dịch chuyển cơ cấu kinh tế của địa phương.
Vai trò của FDI đối với nền kinh tế Việt Nam thể hiện rõ trên những khía cạnh sau:
Thứ nhất, FDI thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. FDI đóng góp vào quá
trình tăng trưởng chung của toàn nền kinh tế thông qua nguồn vốn bổ sung cho đầu tư phát triển kinh tế và thúc đẩy phát triển kinh tế về phía cầu (cầu
lao động, yếu tố nhập lượng ...). Cùng với các hình thức đầu tư, FDI đã hình thành một hệ thống doanh nghiệp FDI, làm tăng khả năng sản xuất của nền kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế về phía cung (sản phẩm, dịch vụ ...).
Thứ hai, FDI góp phần quan trọng trong việc tạo việc làm, tăng năng suất lao động, cải thiện nguồn nhân lực. Khu vực có vốn FDI đã tạo ra việc
làm cho khoảng 2 triệu lao động trực tiếp và hàng triệu lao động gián tiếp. Theo kết quả điều tra của ngân hàng Thế giới (World Bank - WB), cứ 1 lao động trực tiếp sẽ tạo việc làm cho từ 2 - 3 lao động gián tiếp phục vụ trong khu vực dịch vụ và xây dựng, góp phần nâng cao phúc lợi xã hội, cải thiện đời sống của một bộ phận lao động trong cộng đồng dân cư. Hơn nữa, số lao động này được tiếp cận với công nghệ hiện đại, có kỷ luật lao động tốt, học hỏi được các phương thức lao động tiên tiến. Các chuyên gia Việt Nam làm việc tại các doanh nghiệp FDI có thể thay thế dần các chuyên gia nước ngoài để quản lý doanh nghiệp và điều khiển các quy trình công nghệ hiện đại. Bên cạnh đó, hoạt động của các doanh nghiệp có vốn FDI tại Việt Nam cũng đã thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước không ngừng đổi mới công nghệ, phương thức quản lý để nâng cao hơn nữa chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm và dịch vụ trên thị trường trong nước và quốc tế.
Thứ ba, FDI đóng góp lớn vào nguồn thu ngân sách Nhà nước và các cân đối vĩ mô. Mức đóng góp của khu vực kinh tế có vốn FDI vào ngân sách
Nhà nước ngày càng tăng. Trong giai đoạn 2001 - 2005, thu ngân sách trong khối doanh nghiệp FDI đạt hơn 3,6 tỷ USD, tăng bình quân 24%/năm. Giai đoạn 2006 - 2007, khu vực kinh tế có vốn FDI đã nộp ngân sách đạt trên 3 tỷ USD. Rõ ràng, vai trò của FDI đối với tăng trưởng kinh tế là rất quan trọng.
Năm 2008 được xem là năm thành công lớn nhất trong hoạt động thu hút FDI, với nhiều dự án khổng lồ về quy mô vốn. Tính chung cả vốn đăng ký
cấp mới và vốn đăng ký thêm tại Việt Nam đạt hơn 64,1 tỷ USD, gấp 3 lần năm 2007, với 311 dự án đăng ký và tổng số vốn tăng thêm đạt 37,4 tỷ USD, tương đương với tổng số vốn đăng ký mới của đầu những năm 2000. Vốn giải ngân của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam cũng đạt mức cao kỷ lục nhất là 11.5 tỷ USD (năm 2008), tăng 43,2% so với năm 2007.
Có thể nói, năm 2008 là năm lên ngôi của ngành công nghiệp và xây dựng với 572 dự án, chiếm 48,85% về số dự án và có tổng vốn đăng ký là 32,62 tỷ USD, chiếm 54,12% tổng vốn đăng ký. Lĩnh vực dịch vụ có 554 dự án, chiếm 47,3 % về số dự án với tổng số vốn đăng ký 27,4 tỷ USD, chiếm 45,4% tổng vốn đăng ký.
Bảng 3.2: FDI phân theo ngành
(Lũy kế các dự án còn hiệu lực đến ngày 31/12/2011)
Ngành kinh tế Số dự án Vốn đăng ký
(triệu USD)
Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản 495 3264,5
Khai khoáng 71 3015,5
Công nghiệp chế biến, chế tạo 7661 94675,8
Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng,
hơi nước và điều hòa không khí 72 7391,6
Cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác
thải, nước thải 27 2401,9
Xây dựng 852 10324,1
Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe
Ngành kinh tế Số dự án Vốn đăng ký (triệu USD)
Vận tải, kho bãi 321 3256,8
Dịch vụ lưu trú và ăn uống 319 10523,3
Thông tin và truyền thông 736 5709,5
Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm 75 1321,6
Hoạt đông kinh doanh bất động sản 377 48155,9
Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ 1162 976,1
Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ 107 188
Giáo dục và đào tạo 154 359,2
Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội 76 1081,9
Nghệ thuật, vui chơi và giải trí 131 3602,6
Hoạt động khác 114 711,5
Tổng số 13440 199078,9
Nguồn: Tổng cục thống kê, năm 2011.
Mặc dù sự sụp giảm của thị trường nhà đất và sự rút lui thông qua con đường sang nhượng dự án của các doanh nghiệp trong nước, dòng vốn FDI trong năm 2008 đổ vào lĩnh vực này vẫn tăng vọt, thể hiện qua một số dự án tiêu biểu:
- Dự án Khu liên hợp thép Cà Ná tại tỉnh Ninh Thuận được khởi công ngày 23/11 có công suất 14,42 triệu tấn thép/năm, tổng vốn đầu tư gần 9,8 tỷ USD, số vốn đăng ký của riêng dự án này đã gần bằng tổng số vốn đăng ký của cả năm 2006 (trên 10 tỷ USD), và xấp xỉ một nửa con số của năm 2007 (20,3 tỷ USD).
- Dự án Công ty TNHH Thép Vinashin - Lion (Malaysia) có số vốn đăng ký 9,8 tỷ USD.
- Dự án Công ty Gang thép Hưng Nghiệp Formosa của Đài Loan 7,9 tỷ USD. - Dự án Nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn (Thanh Hóa) của Nhật Bản và Kuwait liên doanh 6,2 tỷ USD.
- Dự án Công ty TNHH New City Việt Nam 4,3 tỷ USD. - Dự án Hồ Tràm của Canada trên 4,2 tỷ USD.
Riêng trong năm 2008, đã có 50 quốc gia và vùng lãnh thổ đăng ký đầu tư tại Việt Nam, trong đó có 11 quốc gia và vùng lãnh thổ đăng ký đầu tư vốn trên 1 tỷ USD. Malaysia đứng đầu với 55 dự án, vốn đăng ký 14,9 tỷ USD, Đài Loan đứng thứ hai, với 132 dự án, vốn đầu tư 8,64 tỷ USD. Nhật Bản đứng thứ ba, với 105 dự án, vốn đầu tư 7,28 tỷ USD.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực đó còn tồn tại một số bất cập đáng lo ngại:
Một là, trong 60,271 tỷ USD vốn đăng ký cấp mới, số vốn điều lệ chỉ
có 15,429 tỷ USD, bằng khoảng 25,6%, phần còn lại chủ yếu là đi vay. Những dự án mà nhà đầu tư chỉ dựa vào giấy phép hoặc đất được cấp để vay của các tổ chức tài chính, sau đó lẩn tránh hoặc không đủ “lực” thực hiện dự án, đã để lại hậu quả nặng nề cho các ngân hàng.
Hai là, tỷ lệ giải ngân thấp dần. Con số 11,5 tỷ USD vốn giải ngân
trong năm 2008 tuy đã tăng tới 43,2% so với năm 2007 về giá trị tuyệt đối, nhưng lại chỉ chiếm gần 18% so với tổng vốn đăng ký. So với giai đoạn trước, tỷ lệ này của thời kỳ 1988-2005 là 50,3%, của năm 2006 còn 33% và năm 2007 chỉ còn khoảng 23%.
Ba là, khối doanh nghiệp FDI cũng chính là khối có kim ngạch nhập
khẩu rất lớn và là một trong những nhóm doanh nghiệp đóng góp “tích cực” vào việc nhập siêu tăng cao trong năm 2008. Giá trị xuất khẩu của các doanh
nghiệp FDI năm 2008 đạt 24,465 tỷ USD, chiếm khoảng 40% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước, nhưng khối doanh nghiệp này cũng nhập khẩu tới 28,458 tỷ USD. Tổng nhập siêu xấp xỉ 4 tỷ USD của khối này đã chiếm gần 1/4 thâm hụt thương mại của Việt Nam năm 2008.
Bốn là, nguồn vốn FDI năm 2008 vẫn tập trung vào “bất động sản”.
Ngoài ra, lĩnh vực dịch vụ cũng đã có 554 dự án với tổng vốn đăng ký 27,4 tỷ USD; chiếm 47,3% về số dự án và 45,4% về vốn đầu tư đăng ký.
Theo báo cáo của Cục Đầu Tư nước ngoài, trong 10 tháng đầu năm 2012, cả nước có 881 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký 6,68 tỷ USD và 359 lượt dự án đăng ký tăng vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 3,8 tỷ USD. Như vậy, các nhà đầu tư nước ngoài đã đăng ký đầu tư vào Việt Nam 10,49 tỷ USD, bằng 75,3% so với cùng kỳ 2011; các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giải ngân được 9 tỷ USD, bằng 98,9 % so với cùng kỳ năm 2011.
Năm 2012, lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn là lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài với 374 dự án đầu tư đăng ký mới, tổng số vốn cấp mới và tăng thêm là 6,9 tỷ USD, chiếm 66,2% tổng vốn đầu tư đăng ký trong 10 tháng. Lĩnh vực kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 với 8 dự án đầu tư đăng ký mới, tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm là 1,84 tỷ USD, chiếm 17,6%. Đứng thứ 3 là lĩnh vực bán buôn bán lẻ, sửa chữa, với 156 dự án đăng ký mới, tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm đạt 455,8 triệu USD, chiếm 4,3%. Tiếp theo là lĩnh vực thông tin và truyền thông với tổng số vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 402,3 triệu USD.
Một số dự án đáng chú ý trong thời gian gần đây:
- Đầu năm 2009, PepsiCo đã đưa vào hoạt động nhà máy sản xuất tại Bình Dương có công suất 50 triệu lit/năm, với kinh phí đầu tư 30 triệu USD.
- Ngày 09/07/2009, Metro mở cửu siêu thị thứ 9 ở Việt Nam với tổng vốn đầu tư 20 triệu euro. Ngày 23/07/2009, Big C cũng khai trương siêu thị thứ 9 ở Huế với kinh phí đầu tư 300 tỷ đồng.
- Trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng, Prudential đã giúp cải thiện tình hình nguồn vốn FDI tại Việt Nam bằng việc nâng vốn điều lệ từ 370 tỷ đồng lên 615 tỷ đồng (2009). Bên cạnh đó HSBC cũng khai trương chi nhánh tại Bình Dương, với cam kết sẽ phát triển dài hạn tại thị trường Việt Nam.
- Năm 2011 có một số dự án là: Công ty TNHH Điện lực Jaks Hải Dương (nhà máy nhiệt điện BOT Hải Dương) với tổng vốn đầu tư đăng ký 2,26 tỷ USD; dự án Công ty TNHH sản xuất First Solar Việt nam, thuộc lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo do Singapore đầu tư tại TP Hồ Chí Minh với tổng vốn đầu tư hơn 1 tỷ USD; dự án Công ty TNHH Thông tin & Viễn Thông Di động S-telecom với tổng vốn đầu tư là 452,38 triệu USD đầu tư vào lĩnh vực xây dựng khai thác dịch vụ mạng và cung cấp dịch vụ thông tin di động; dự án Công ty TNHH lốp xe Việt Luân với tổng vốn đầu tư 400 triệu USD đầu tư vào lĩnh vực sản xuất lốp xe do Trung Quốc đầu tư.
- Năm 2012: Dự án khu đô thị Tokyu Bình Dương do nhà đầu tư Nhật Bản đầu tư tại Bình Dương với tổng vốn đầu tư đăng ký 1,2 tỷ USD; Dự án tăng vốn mở rộng sản xuất thêm 870 triệu USD của Công ty TNHH Wintek Việt Nam tại Bắc Giang (2012); Dự án Cty TNHH Sản xuất lốp xe Bridgestone VN tại Hải Phòng với tổng vốn đầu tư 574,8 triệu USD.
Do cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008, một số dự án FDI đã được cấp phép tại Việt Nam bị ảnh hưởng bởi nguồn vốn từ công ty mẹ. Tuy nhiên, sau một thời gian tạm ngưng triển khai các dự án đã bắt đầu khởi động trở lại. Năm 2010, Tập đoàn Uni-President đã khởi công cụm các nhà máy bột mì, mì ăn liền, thức ăn chăn nuôi thủy sản và gia súc trên diện tích 13ha tại
Khu công nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc (Quảng Nam). Dự án có tổng vốn đầu tư 140 triệu USD, đã đi vào sản xuất trong năm 2011, cung ứng cho thị trường trong nước và xuất khẩu 400.000 tấn sản phẩm, tạo việc làm cho hơn 1.000 lao động. Dự án thép Guang Lian - Dung Quất với tổng vốn đầu tư 4,5 tỷ USD thuộc Công ty Guang Lian Steel (Đài Loan) đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận cho tăng công suất thiết kế từ 5 lên 7 triệu tấn sản phẩm/năm sau hơn ba năm đình trệ. Tập đoàn Hồng Hải (Foxconn) - một nhà cung cấp dịch vụ sản xuất đồ điện tử hàng đầu thế giới - cũng đã công bố dự