Khuyến khích đầu tư tích cực

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Malaysia giai đoạn 2000 - 2010 và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam (Trang 113)

Việt Nam không ngừng nới lỏng những hạn chế thu hút FDI vào các ngành, lĩnh vực kinh tế, nhưng vẫn còn những cản trở nhất định. Danh mục ngành nghề thu hút FDI bị hạn chế trong Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và bị giới hạn thêm bởi những quy định khác về điều kiện hành nghề, bởi các văn bản hướng dẫn, hoặc dừng cấp phép đối với một số lĩnh vực có tính "nhạy cảm". Trong quá trình hoạt động, nhà đầu tư nước ngoài muốn mở rộng hoạt động kinh doanh sang lĩnh vực khác phải xin phép, thậm chí phải lập dự án mới từ đầu nên gây không ít khó khăn cho các nhà đầu tư. Sau khi Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ có hiệu lực thì FDI từng bước nới lỏng về hạn chế đầu tư, các ngành viễn thông, kiểm toán, tư vấn pháp luật, tư vấn thiết kế, kiến trúc, giáo dục, ngân hàng, bảo hiểm đã được mở cửa rộng hơn đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

Việt Nam đã có những chính sách khuyến khích FDI vào lĩnh vực nông nghiệp, vào các địa bàn còn nhiều khó khăn về cơ sở hạ tầng kinh tế kỹ thuật, vùng sâu, vùng xa. Tuy nhiên do những ưu đãi chưa thật sự phát huy tác dụng và do cơ sở hạ tầng thấp kém nên kết quả thu hút FDI chưa cao.

Theo Luật Đầu tư 2005, quyền tự do đầu tư được mở rộng, các nhà đầu tư nước ngoài được đầu tư trong tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế mà nhà nước không cấm hoặc hạn chế; các nhà đầu tư nước ngoài được đảm bảo phù hợp với cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên; Nhà nước ban hành và công khai hóa các quy hoạch về đất đai, kết cấu hạ tầng, khu công nghiệp... định hướng để nhà đầu tư lựa chọn địa điểm đầu tư. Doanh nghiệp đã thành lập tại Việt Nam khi đầu tư thêm dự án mới chỉ cần làm thủ tục thực hiện dự án mà không cần phải thành lập một tổ chức kinh tế mới như trước đây. Xóa bỏ các yêu cầu về tỷ lệ nội địa hóa, chuyển giao công nghệ, tỷ lệ xuất khẩu, tỷ lệ góp vốn, cân đối ngoại tệ. Bãi bỏ phân biệt về mức ưu đãi được cấp theo các vùng miền xuất xứ của đầu tư.

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Malaysia giai đoạn 2000 - 2010 và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam (Trang 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)