Quan điểm, định hướng thu hút FDI

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Malaysia giai đoạn 2000 - 2010 và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam (Trang 100)

Quan điểm thu hút FDI: Chủ trương tăng cường thu hút và quản lý vốn đầu tư nước ngoài đã được khẳng định tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X là: "Tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài, phấn đấu đạt trên 1/3 tổng nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trong 5 năm (2006 - 2010). Mở rộng lĩnh vực, địa bàn và hình thức thu hút đầu tư nước ngoài, hướng vào những thị trường giàu tiềm năng và các tập đoàn kinh tế hàng đầu thế giới, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về số lượng và chất lượng, hiệu quả nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài". [7]

Để thực hiện thành công mục tiêu thu hút FDI vào thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững, tạo chuyển biến mạnh về chất lượng phát triển trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế mạnh mẽ hiện nay đòi hỏi phải có sự chuyển biến cơ bản và mạnh mẽ cả trong nhận thức và hành động của tất

cả các ngành, các cấp. Đối với lĩnh vực FDI, cần khẳng định và quán triệt các quan điểm sau:

Thứ nhất, phải coi thu hút và sử dụng có hiệu quả vốn FDI là một bộ phận khăng khít của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, của các kế hoạch 5 năm và hàng năm. Trong đó, FDI đóng vai trò là động lực tạo sự đột phá, là

nguồn lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và quá trình CNH, HĐH đất nước.

Thứ hai, thu hút và sử dụng vốn FDI với phát huy nội lực có mối quan hệ hữu cơ với nhau, không độc lập nhau mà kết hợp chặt chẽ, bổ sung cho nhau, tạo thành sức mạnh tổng hợp để phát triển đất nước. Thu hút và sử

dụng có hiệu quả vốn FDI là nhằm phát huy cao độ nội lực, đồng thời bổ sung các nguồn lực bên ngoài cả về vốn, công nghệ, thị trường để phát triển nhanh và bền vững.

Thứ ba, gắn việc thu hút và sử dụng FDI với việc giữ vững an ninh quốc phòng và với quá trình xây dựng nền kinh tế tự chủ, có khả năng ứng

phó với những diễn biến bất lợi của kinh tế thế giới.

Thứ tư, phải coi FDI là một bộ phận quan trọng và không thể tách rời của quá trình chủ động hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Thực hiện đầy

đủ các cam kết song phương và đa phương trong tiến trình hội nhập. Trên cơ sở đó, nhiệm vụ thu hút và sử dụng vốn FDI trong những năm tới cần được coi trọng trong bối cảnh nước ta hội nhập sâu vào nền kinh tế khu vực và thế giới để có các đối sách và giải pháp phù hợp.

Thứ năm, trong thu hút FDI, cần coi trọng cả chất và lượng. Trong đó

đặc biệt chú trọng chất lượng các dự án nhằm thúc đẩy chuyển giao công nghệ tiên tiến, công nghệ nguồn, khả năng mở rộng thị trường xuất khẩu; phát triển các ngành và sản phẩm có sức cạnh tranh cao; giải quyết việc làm và các yếu tố liên quan đến bảo vệ môi trường.

Định hướng thu hút FDI: Thu hút FDI có định hướng và có chọn lọc vào các lĩnh vực quan trọng: công nghệ cao; công nghiệp phụ trợ; phát triển cơ sở hạ tầng và phát triển nguồn nhân lực; chế biến nông sản, phát triển các vùng khó khăn, nông nghiệp và nông thôn; sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên, tiết kiệm năng lượng; các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao; các ngành có tỷ trọng xuất khẩu lớn; các ngành có ý nghĩa về an sinh xã hội (khám chữa bệnh, công nghiệp dược và vác-xin, sinh phẩm), bảo đảm môi trường và an ninh quốc gia ...

Các quy định pháp luật về doanh nghiệp, đầu tư, đất đai, xây dựng, kinh doanh và các văn bản pháp luật chuyên ngành phải được rà soát, thống nhất đồng bộ; hệ thống các quy định về điều kiện đầu tư và kinh doanh chuyên ngành phải được xây dựng đầy đủ và công bố công khai nhằm minh bạch hoá các tiêu chuẩn, điều kiện tiếp cận thị trường, điều kiện tiến hành sản xuất, kinh doanh; cơ chế hậu kiểm, giám sát, quản lý đối với dự án đầu tư nước ngoài theo Luật Đầu tư 2005 và Nghị định 108/2006/NĐ-CP phải được xây dựng và ban hành để tạo cơ sở cho các cơ quan quản lý nhà nước thực thi chức năng quản lý, kiểm tra, giám sát.

Công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch phải được quy định và điều chỉnh trong một văn bản quy phạm pháp luật cấp đạo luật, nhằm tránh tình trạng mất cân đối, cấp phép tràn lan, gây dư thừa, lãng phí, hiệu quả đầu tư thấp trong bối cảnh việc cấp phép và quản lý đầu tư đã được phân cấp về các địa phương.

Các yếu tố về điều kiện cơ sở hạ tầng gây cản trở tới hoạt động đầu tư nước ngoài cần được tập trung giải quyết như: hệ thống cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào, hệ thống cấp điện, nước, đường giao thông, cảng biển; sự ổn định về cung cấp năng lượng, công tác giải phóng mặt bằng, ...

Tập trung giải quyết các khó khăn về nguồn nhân lực phục vụ cho các dự án đầu tư nước ngoài có quy mô lớn, đặc biệt là tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực đã qua đào tạo; sự lạc hậu trong chương trình đào tạo của các cơ sở giáo dục đào tạo, trường nghề; phòng ngừa và giải quyết các tranh chấp lao động nhằm hạn chế các cuộc định công có thể xảy ra.

Công tác xúc tiến đầu tư cần được đổi mới, nâng cao chất lượng và cần được điều chỉnh bằng một văn bản quy phạm pháp luật tạo cơ sở pháp lý thống nhất cho công tác quản lý nhà nước, cơ chế phối hợp và tổ chức thực hiện hoạt động này.

Công tác quản lý nhà nước, phối hợp giữa các cơ quan trung ương, giữa trung ương và địa phương cần được tăng cường, gắn liền với chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm của từng cơ quan. Xây dựng cơ chế báo cáo để tổng hợp thông tin kịp thời, đánh giá tình hình nhằm đề xuất các giải pháp điều hành của Chính phủ có hiệu quả.

Thu hút FDI từ các nước và vùng lãnh thổ trong khu vực và trên thế giới trong thời gian qua đã đạt được những thành quả nhất định đối với sự phát triển kinh tế của đất nước. Trong những năm tới, cần có những định hướng cụ thể trong thu hút FDI để phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

3.2.2.1. Theo ngành sản phẩm

Tập trung và ưu tiên thu hút FDI vào các ngành, các dự án sử dụng công nghệ cao, công nghệ nguồn, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học. Đặc biệt chú trọng thu hút FDI sử dụng công nghệ cao vào các khu công nghệ cao tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

Các ngành công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu; các dự án tạo nhiều việc làm trong các ngành công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu và phục vụ

tiêu dùng trong nước; công nghiệp chế biến thực phẩm dựa trên nguồn nguyên liệu trong nước.

Các ngành công nghiệp then chốt như dầu khí, điện tử, hoá chất; các ngành cơ khí chế tạo, sản xuất vật liệu mới và các ngành Việt Nam có nhiều lợi thế cạnh tranh; ngành công nghiệp phụ trợ.

Phát triển kết cấu hạ tầng, nhất là các dự án xây dựng đường giao thông, cảng biển, cấp thoát nước, xây dựng các nhà máy điện độc lập, xây dựng khu đô thị mới...

Tạo bước đột phá trong thu hút đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ, nhất là kinh doanh bất động sản, khách sạn - du lịch, y tế, giáo dục, đào tạo. Từng bước xem xét mở cửa các lĩnh vực dịch vụ “nhạy cảm” theo các cam kết quốc tế như dịch vụ ngân hàng, tài chính, dịch vụ vận tải, viễn thông, phân phối, bán buôn và bán lẻ, văn hoá và các lĩnh vực dịch vụ khác. Xây dựng và công bố rõ ràng công khai “Danh mục cấm và hạn chế đầu tư”. Trừ các lĩnh vực thuộc Danh mục cấm và hạn chế đầu tư, các nhà đầu tư nước ngoài có quyền tiến hành kinh doanh trong bất kỳ lĩnh vực và theo bất kỳ hình thức FDI nào mà pháp luật cho phép. Nhà nước khuyến khích đầu tư vào các dự án trọng điểm, có ảnh hưởng quan trọng đến nền kinh tế theo “Danh mục đặc biệt khuyến khích đầu tư” và “Danh mục khuyến khích đầu tư”.

* Lĩnh vực công nghiệp - xây dựng:

Xi măng: để đảm bảo cân đối cung cầu về xi măng, chấm dứt tình trạng phải nhập khẩu clinke, cần dỡ bỏ các qui định hạn chế FDI vào ngành xi măng, như xoá bỏ quy định về tỷ lệ góp vốn tối thiểu của bên Việt Nam trong các liên doanh sản xuất xi măng (40%). Cho phép đầu tư 100% vốn nước ngoài vào một số dự án sản xuất xi măng. Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển ngành xi măng nhằm thúc đẩy phát triển ngành xi măng bằng vốn FDI song song với việc huy động tối đa nguồn vốn đầu tư trong nước.

Ngành điện: Khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư xây dựng các nhà máy điện và các công trình phân phối điện theo các hình thức nhà máy điện độc lập, hợp đồng BT, hợp đồng BOT, liên doanh, công ty cổ phần:

Ngành thép: Để đáp ứng nhu cầu phát triển ngành thép cả về mặt vốn và công nghệ, cần mở rộng hình thức đầu tư và nới lỏng các hạn chế, nhằm tạo điều kiện để các nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư nhiều hơn vào ngành thép.

Ngành công nghiệp ô tô: cần tạo điều kiện để các doanh nghiệp có vốn FDI trong lĩnh vực sản xuất và lắp ráp ô tô đã được cấp phép phát huy hết công suất; chú trọng thu hút các dự án phụ trợ cho ngành công nghiệp ô tô; cho phép một số nhà đầu tư có năng lực tham gia đầu tư vào các dự án mới sản xuất các loại ô tô cần đầu tư thêm như: ô tô tải, ô tô buýt từ 10-26 chỗ ngồi và trên 46 chỗ ngồi; các dự án sản xuất ô tô để xuất khẩu.

Ngành công nghiệp khai khoáng: cần đảm bảo yêu cầu dự trữ chiến lược về nguồn nguyên, nhiên liệu. Trên cơ sở đó việc thu hút FDI vào lĩnh vực khai khoáng cần gắn với yêu cầu chế biến sâu, nhằm nâng cao giá trị sản phẩm, khắc phục tình trạng xuất khẩu nguyên liệu thô, đồng thời phải gắn với việc bảo vệ môi trường sinh thái.

Ngành công nghiệp phụ trợ: khuyến khích mạnh FDI vào ngành công nghiệp phụ trợ nhằm giảm chi phí đầu vào về nguyên phụ liệu của các ngành công nghiệp, góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của các sản phẩm sản xuất trong nước.

Cấp nước theo BOT: Cần khuyến khích các thành phần kinh tế tư nhân nói chung và FDI nói riêng tham gia đầu tư xây dựng các công trình cấp nước và nâng cấp, xây dựng mạng lưới cấp nước.

* Lĩnh vực dịch vụ:

Trong những năm tới, cùng với xu thế gia tăng lĩnh vực dịch vụ trong dòng vốn FDI trên thế giới, theo cam kết hội nhập quốc tế của Việt Nam, việc mở cửa các lĩnh vực dịch vụ “nhạy cảm” cần khuyến khích mạnh FDI vào các ngành kinh doanh bất động sản, khách sạn, du lịch, y tế, giáo dục - đào tạo, và một số lĩnh vực vui chơi giải trí lành mạnh.

Khuyến khích người nước ngoài đầu tư phát triển một số khu du lịch - dịch vụ tổng hợp tầm cỡ quốc tế đáp ứng nhu cầu du lịch giải trí của mọi đối tượng.

Đối với lĩnh vực kinh doanh bất động sản, chú trọng khuyến khích các tập đoàn kinh doanh bất động sản lớn, có danh tiếng và tiềm lực tài chính đầu tư các dự án có quy mô lớn, thiết kế hiện đại và áp dụng phương thức quản lý tiên tiến.

* Lĩnh vực nông - lâm - ngư nghịệp:

Đầu tư cho công nghệ sinh học để tạo ra các giống cây, con mới có năng suất chất lượng cao đưa vào sản xuất đáp ứng nhu cầu trong và ngoài nước. Đặc biệt cần hướng vào sản xuất các sản phẩm có giá trị kinh tế cao (cà phê, chè, rau quả và chăn nuôi).

Đầu tư cho công nghệ chế biến, bảo quản sau thu hoạch, công nghiệp chế biến thực phẩm để nâng giá trị sản phẩm và tạo ra thị trường tiêu thụ nông sản ổn định, đặc biệt là thị trường xuất khẩu.

Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ cho nông, lâm nghiệp như các công trình thuỷ lợi, sản xuất phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, hệ thống giao thông nội đồng ...

3.2.2.2. Theo đối tác chiến lược

Căn cứ vào thế mạnh của các đối tác đầu tư nước ngoài và các lĩnh vực cần thu hút đầu tư, có thể xác định các ngành mục tiêu ứng với các quốc gia như sau:

Ngành / Mục tiêu Các quốc gia, vùng lãnh thổ / Mục tiêu Công nghệ thông tin Mỹ, Nhật Bản (phần cứng), EU, Singapore,

Ấn Độ

Điện tử Nhật Bản, Hoa Kỳ, các nước EU, Hàn Quốc

Hoá chất Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc

Dầu khí Hoa Kỳ, EU, Malaysia, Nga

Chế biến thực phẩm Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, EU

May mặc, dệt Đài Loan, Hàn Quốc, Hồng Kông,

Singapore

Da, giầy, giầy dép Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Hồng Kông, Singapore

Xây dựng hạ tầng KCN, CX Nhật Bản, Singapore, Đài Loan, Hàn Quốc

Nguồn: Chiến lược xúc tiến đầu tư - JICA, MPI (2011)

Nhật Bản: ưu tiên thu hút các dự án thuộc lĩnh vực công nghệ cao (điện tử, công nghệ thông tin) cơ khí chế tạo, hoá chất, xây dựng hạ tầng KCX - KCN, đầu tư vào ngành công nghiệp phụ trợ, kết hợp thu hút các dự án đầu tư sản xuất hàng xuất khẩu giải quyết nhiều việc làm như giày dép, chế biến thực phẩm.

Hàn Quốc: định hướng ưu tiên đối với đầu tư từ Hàn Quốc là các lĩnh vực công nghiệp chế tạo và ngành công nghiệp phụ trợ. Cũng như các nhà đầu tư Nhật Bản, các nhà đầu tư Hàn Quốc chịu ảnh hưởng của những nhà đầu tư đi trước, vì vậy cần có biện pháp tích cực hỗ trợ các nhà đầu tư Hàn Quốc hiện đang đầu tư ở Việt Nam, để họ kinh doanh có lãi và thuận tiện.

Đài Loan: trên cơ sở những thế mạnh của Đài Loan cần tập trung thu hút các dự án của Đài Loan vào các lĩnh vực sản xuất: thép, cơ khí chế tạo, xe máy, xe đạp; các thiết bị điện, điện tử, linh kiện máy tính; xi măng; sợi tổng

hợp, dệt, may, giày thể thao xuất khẩu; trồng và chế biến sản phẩm nông, lâm, ngư nghiệp và chế biến thực phẩm phục vụ xuất khẩu. Cùng với việc thu hút các Tập đoàn lớn, cần coi trọng thu hút đầu tư của các xí nghiệp vừa và nhỏ của Đài Loan nhất là các ngành công nghiệp phụ trợ; triển khai hợp tác trong giáo dục đào tạo, nhất là trong lĩnh vực đào tạo kỹ thuật và quản lý xí nghiệp để tạo điều kiện nâng cao chất lượng đầu tư tại Việt Nam.

Trung Quốc: việc thu hút đầu tư từ Trung Quốc vào lĩnh vực khai khoáng hạn chế xuất khẩu nguyên liệu thô. Khuyến khích các doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất hàng xuất khẩu, các dự án có trình độ công nghệ cao, các dự án đặc thù như y học truyền thống, các trung tâm dạy tiếng Trung...

Ấn Độ: khuyến khích đầu tư của ấn Độ vào các lĩnh vực mà ấn Độ có thế mạnh như: sản xuất năng lượng, công nghệ thông tin, tin học, sản xuất cơ khí, phát triển công nghệ sinh học phục vụ nông nghiệp, sản xuất dược phẩm.

Hoa Kỳ: cần tập trung định hướng đầu tư của Hoa Kỳ vào lĩnh vực mà các nhà đầu tư Hoa Kỳ quan tâm và có thế mạnh, đó là: thăm dò, khai thác và chế biến dầu khí, sản xuất thép, điện, điện tử, công nghệ thông tin, cơ khí chế tạo, sản xuất, lắp ráp ô tô, hoá chất - phân bón, xây dựng và phát triển cơ sở

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Malaysia giai đoạn 2000 - 2010 và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam (Trang 100)