Xây dựng các mặt hàng xuất khẩu chủ lực giai đoạn 1980 đến nay

Một phần của tài liệu Thực trạng xây dựng và giải pháp phát triển các mặt hàng xuất khẩu (Trang 38 - 39)

III. Kinh nghiệm xây dựng các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của một số nớc Đông á

b/ Xây dựng các mặt hàng xuất khẩu chủ lực giai đoạn 1980 đến nay

Năm 1980, Singapo bắt đầu giai đoạn mới của chiến lợc công nghiệp hoá hớng về xuất khẩu bằng việc tiến hành “cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai”, đẩy mạnh hiện đại hoá công nghiệp và sử dụng nhiều chất xám hơn. Mục tiêu là tạo ra những mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao, có sức cạnh tranh trên thị trờng quốc tế. Singapo tập trung vào cải thiện môi trờng kinh tế, hiện đại hoá cơ sở kinh tế hạ tầng (cả phần cứng và phần mềm) để thu hút mạnh mẽ đầu t nớc ngoài vào những ngành công nghiệp mũi nhọn có công nghệ hiện đại nh sản xuất máy vi tính, điện tử bán dẫn, chế tạo máy, hoá dầu nhằm biến sản phẩm của những ngành này trở thành các mặt hàng xuất khẩu

chủ lực. Singapo trở thành trung tâm chế tạo, lắp ráp các đồ điện tử bán dẫn và vi mạch điện tử lớn nhất Đông Nam á.

Để đẩy mạnh việc xuất khẩu các mặt hàng xuất khẩu chủ lực trong hai giai đoạn, Singapo đã thực hiện việc quản lý thơng mại và xuất khẩu hết sức hiệu quả bằng việc áp dụng chính sách thơng mại tự do. Đây là một trong những hệ thống thơng mại tự do nhất thế giới. Đặc trng nổi bật của Singapo là để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu, các cơ quan của chính phủ sử dụng hệ thống Tradenet để làm thủ tục xuất khẩu hàng hoá. Đây là một hệ thông máy điện toán nối mạng giữa các nhà chức trách Singapo phụ trách thủ tục xuất nhập khẩu và các công ty, nhờ thế các Công ty có thể hoàn tất toàn bộ thủ tục xin phép xuất nhập khẩu qua máy điện toán trong vòng khoảng 30 phút mà không cần đem các chứng từ đến các cơ quan này để xin phép, do vậy một container đi qua cổng cảng của Singapo chỉ mất khoảng 45 giây. Bên cạnh đó, chính phủ Singapo một mặt xây dựng, phát triển và hoàn thiện các tổ chức xúc tiến thơng mại mạnh để giúp đỡ các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất nhập khẩu, mặt khác cải thiện môi trờng đầu t nhằm khuyến khích đầu t nớc ngoài. Hệ thống xúc tiến thơng mại rất đợc chú trọng phát triển. Cục Phát triển Thơng mại Bộ Thơng mại và Công nghiệp là cơ quan quản lý Nhà nớc cao nhất về xúc tiến thơng mại. Các cơ quan xúc tiến thơng mại bán thông tin cho các doanh nghiệp với giá chỉ bằng từ 30-50% chi phí. Theo họ cần phải bán thông tin vì nếu cho không thì các doanh nghiệp sẽ không biết quý trọng các thông tin này và sử dụng lãng phí. Chính phủ Singapo cũng đã đề ra một loạt các chính sách mới về tự do hoá thơng mại, bỏ các hàng rào thuế quan và phi thuế quan, khuyến khích đầu t nớc ngoài vào những ngành hàng u tiên xuất khẩu.

Nhờ có những định hớng và chính sách trên, Singapo đã xây dựng đợc nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực có vai trò hết sức quan trọng đối với nền ngoại thơng.

2.2. Đài Loan

Một phần của tài liệu Thực trạng xây dựng và giải pháp phát triển các mặt hàng xuất khẩu (Trang 38 - 39)