III. Kinh nghiệm xây dựng các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của một số nớc Đông á
3. Bài học rút ra từ kinh nghiệm của các nớc Đông á
3.1. Đa dạng hoá mặt hàng xuất khẩu chủ lực
Một yếu tố then chốt của “đa dạng hoá hàng hoá xuất khẩu” là u tiên phát triển hàng chủ lực. Điều này không có gì trái với xu hớng mở rộng diện mặt hàng, trái lại chính trên cơ sở đó mà việc lựa chọn phát triển hàng xuất khẩu chủ lực càng đợc thực hiện tốt hơn. Vấn đề là sự lựa chọn và phát triển hàng xuất khẩu chủ lực phải đảm bảo đợc sự “đa dạng hoá”. Bởi lẽ “sự đa dạng hoá” hàng xuất khẩu chủ lực góp phần khắc phục hiện tợng phát triển lệch lạc và bất lợi trong lĩnh vực xuất khẩu của các nớc đang phát triển nh Việt Nam.
Vấn đề đặt ra ở đây là: vậy thì mỗi nớc cần bao nhiêu mặt hàng xuất khẩu chủ lực là vừa? Kinh nghiệm của các nớc Đông á nói chung và các nớc cụ thể nói trên cho thấy mỗi nớc nên tập trung u tiên cho việc phát triển từ 5-10 mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Số lợng mặt hàng chủ lực tuy không nhiều nhng lớn về khối lợng và giá trị xuất khẩu; có ý nghĩa chiến lợc, quyết định đối với sự thành bại của toàn bộ hoạt động xuất khẩu của một quốc gia. Với số l- ợng từ 5-10 mặt hàng nh vậy vừa cho phép khắc phục tình trạng thị trờng bất lợi cho mặt hàng này hay mặt hàng kia, vừa mở ra những khả năng tập trung phát triển quy mô lớn và có chiều sâu, kịp thời chớp lấy những thời cơ tốt của thị trờng thế giới.
3.2. Vai trò của chính phủ trong việc xây dựng các mặt hàng xuất khẩuchủ lực chủ lực
Cho đến nay, việc nâng cao năng lực cạnh tranh của một quốc gia thờng đợc coi là kết quả của sự nỗ lực cả từ phía Chính phủ lẫn giới kinh doanh. Ai có vai trò quan trọng hơn, giữa Chính phủ với những định hớng và chính sách can thiệp trực tiếp hoặc gián tiếp, hay giới kinh doanh với những “vũ
khí “ lợi hại là sự hiểu biết và khả năng vận dụng nhanh nhạy, ứng biến có hiệu quả trớc những biến đổi bất thờng của kinh tế thị trờng, cha ai có thể khẳng định đợc, nhng có một điểm mọi ngời đều thống nhất là sự thành công của một quốc gia có sự đóng góp quyết định của Chính phủ.
Nhà nớc thông qua nghiên cứu thị trờng nớc ngoài và chiến lợc phát triển kinh tế của các viện nghiên cứu và các cơ quan quản lý mà lựa chọn, định hớng sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm xuất khẩu chủ lực phù hợp với nguồn lực trong giai đoạn phát triển và bối cảnh quốc tế, đồng thời xây dựng hệ thống chính sách , biện pháp phục vụ việc phát triển sản phẩm chủ lực.
Tuy nhiên, điều đó cũng không có nghĩa là đánh giá thấp vai trò của giới kinh doanh. Giới kinh doanh chính là ngời cụ thể và chi tiết, hiện thực hoá sự lựa chọn sản phẩm xuất khẩu. Sự ganh đua, cạnh tranh, tìm tòi, sáng tạo để phát triển sản phẩm và thị trờng đa lại lợi nhuận cho công ty và đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của quốc gia.
3.3. Thay đổi mặt hàng xuất khẩu chủ lực một cách hợp lý
Mặc dù mặt hàng xuất khẩu chủ lực đợc ví nh những con “chủ bài” trong nền ngoại thơng của một quốc gia, nhng vị trí của một mặt hàng xuất khẩu chủ lực không phải là vĩnh viễn. ở thời điểm này, một mặt hàng này có thể đợc coi là hàng xuất khẩu chủ lực nhng ở thời điểm khác thì không. Điều quan trọng là quốc gia phải biết xác định khi nào cần tiếp tục duy trì, khi nào cần thay đổi. Điều này tuỳ thuộc vào khả năng của bản thân quốc gia và sự nhạy bén nhìn nhận thị trờng quốc tế của quốc gia đó.
Nói tóm lại, việc xây dựng các mặt hàng xuất khẩu chủ lực là một nội dung hết sức quan trọng trong chính sách ngoại thơng quốc gia. Không có một công thức cố định về việc xây dựng các mặt hàng xuất khẩu chủ lực để áp dụng chung cho tất cả các quốc gia. Tuy nhiên, những bài học về vai trò của Chính phủ, bài học về sự đa dạng hoá mặt hàng và thay đổi các mặt hàng xuất khẩu chủ lực một cách hợp lý chính là những bài học kinh nghiệm thực sự có ý nghĩa đối với các quốc gia đang phát triển nói chung và đặc biệt đối với Việt Nam.
Chơng 3
Các giải pháp xây dựng, đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của
Việt Nam