Xây dựng mặt hàng xuất khẩu chủ lực giai đoạn 2001 cho đến nay

Một phần của tài liệu Thực trạng xây dựng và giải pháp phát triển các mặt hàng xuất khẩu (Trang 28 - 29)

Trong những năm gần đây, Việt nam đã xác định rõ chiến lợc xuất khẩu là phải tăng nhanh tỷ trọng sản phẩm chế biến sâu và tinh trong lợng xuất khẩu các mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Tăng cờng đầu t máy móc công nghệ chế biến chế tạo cho các sản phẩm xuất khẩu nhằm tạo ra lợng giá trị gia tăng cao hơn, đáp ứng ngày một tốt hơn những yêu cầu của thị trờng và ngời tiêu dùng quốc tế. Có nh vậy hiệu quả về kinh tế- xã hội mà xuất khẩu mang lại cho nền kinh tế mới cao, nhằm đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nớc.

Năm 2002, xuất khẩu các sản phẩm phi dầu thô tăng tới 12%, cao hơn mức tăng 8,7% của năm 2001. Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu t nớc ngoài tăng 17%, khu vực 100% vốn trong nớc tăng 9,7% ( tốc độ tơng ứng của 2 khối này năm 2001 là 11% và 7,7%). Đáng chú ý là tỷ trọng khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong xuất khẩu của khu vực 100% vốn trong nớc đã lên tới 48,5%, các doanh nghiệp nhà nớc chỉ chiếm khoảng 51,5% đã cho thấy sự vơn lên của các doanh nghiệp trong nớc ngoài quốc doanh là rất mạnh mẽ là một bộ phận quan trọng, đóng góp không nhỏ vào việc tăng kim ngạch xuất khẩu cũng nh xây dựng các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam nhất là trong các mặt hàng công nghiệp nhẹ và chế biến. Năm 2002 có thêm mặt hàng hạt tiêu góp phần vào danh sách các mặt hàng xuất khẩu chủ lực và nh vậy Việt Nam có 13 mặt hàng chủ lực. Trong số 13 mặt hàng chủ lực có kim ngạch tăng thì đa số đều do lợng tăng. Điều này cho thấy thị tr- ờng tiêu thụ vẫn đợc đảm bảo, thị phần trên thế giới đối với một số mặt hàng tiếp tục tăng. Riêng xuất khẩu nông sản mặc dù giá vẫn thấp nhng đã có tới 3 mặt hàng có lợng tăng là cao su, hạt tiêu, hạt điều. Hai mặt hàng gạo và cà phê lợng xuất khẩu giảm nhng nguyên nhân chính là do chuyển dịch cơ cấu

kết hợp với tác động của hạn hán chứ không phải do thiếu thị trờng. Mặt hàng thuỷ sản và một số mặt hàng chế biến nh dệt may, giầy dép, hàng thủ công mỹ nghệ tiếp tục tăng khá cả về lợng và kim ngạch, trong đó riêng phần đóng góp của 2 nhóm hàng dệt may và giầy dép đối với tăng trởng chung đã là 7,2%( dệt may 4,85; giầy dép 2,4%). Tuy mới tham gia vào cơ cấu xuất khẩu nhng chúng sẽ là những mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh của Việt Nam trong những năm tới.

Chất lợng hàng xuất khẩu cũng đã đợc nâng lên đáng kể, đã góp phần làm gia tăng sức cạnh tranh trên thị trờng thế giới và tác động tích cực tới chất lợng sản phẩm trong nớc. Một số nông sản phẩm của Việt Nam đã có vị trí trên thị trờng thế giới đồng thời giá cả các sản phẩm đó cũng đợc tăng lên một cách đáng kể. Ví dụ nh hạt điều giá trung bình trong cả giai đoạn 11991-1995 đạt 908 USD/tấn đến năm 1998 giá 1 tấn điều đạt 1015,6 USD; năm 1999 mỗi tấn tăng lên 309 USD so với năm 1998. Tính trung bình trong cả giai đoạn 1996 –2000 giá điều là 1078,4 USD/tấn. Tơng tự hạt tiêu của Việt Nam giá xuất khẩu liên tục tăng trên thị trờng thế giới, từ 1845,8 USD/ tấn(1996) tăng lên 3945 USD/tấn(1999). Có đợc kết quả này là do chúng ta đã có những đầu t vào công đoạn chế biến sản phẩm nông sản. Đây sẽ là một hớng đi đúng và then chốt để Việt Nam có thể tăng kim ngạch xuất khẩu trong giai đoạn 2001-2010.

II. Đánh giá tình hình xây dựng các mặt hàng xuất

khẩu chủ lực của Việt Nam

Xây dựng các mặt hàng xuất khẩu chủ lực là một phần quan trọng trong chính sách công nghiệp hoá hớng về xuất khẩu của các nớc đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Nó đòi hỏi phải có sự phối hợp từ hai phía: Nhà nớc và các doanh nghiệp. Vì vậy việc đánh giá hoạt động này phải đợc xét từ cả hai chủ thể tham gia là Nhà nớc và các doanh nghiệp. Dới đây là một số đánh giá về tình hình xây dựng các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam từ thực trạng nêu trên.

Một phần của tài liệu Thực trạng xây dựng và giải pháp phát triển các mặt hàng xuất khẩu (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w