Môi trường kinh doanh quốc tế

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH Nissei Electric Hà Nội trên thị trường Việt Nam (Trang 26 - 27)

Xu thế toàn cầu hoá hiện nay đang diễn ra rất mạnh mẽ, Việt Nam đã ra nhập rất nhiều tổ chức, liên minh liên kết mang tính quốc tế điều này đã làm tăng hoạt động buôn bán và đầu tư giữa các nước vào Việt Nam. Đồng thời khi gia nhập vào các tổ chức quốc tế này Việt Nam phải cam kết thực hiện các điều khoản của tổ chức, vì vậy khi các doanh nghiệp FDI nói chung và công ty TNHH Nissei Electric Hà Nội đầu tư để thực hiện hoạt động sản xuất vào đây thì cần phải tim hiểu rõ rang, kỹ lưỡng nguyên tắc hoạt động của các định chế quốc tế mà Việt Nam tham gia. Để từ đó có thể tận dụng được những chính sách ưu đãi nhằm làm tăng hiệu quả kinh tế đồng thời đưa ra các biện pháp để khắc phục những khó khăn và rào cản trong những nguyên tắc đó.

Một sự kiện quan trọng nhất và có tầm ảnh hưởng lớn đối với tất cả các doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nma trong thời gian qua là việc Việt Nam được chấp nhận gia nhập tổ chức thương mại WTO vào tháng 11/2006. Điều này đã tạo ra nhiều cơ hội cho Nissei Electric Hà Nội khi được thành lập vào đúng giai đoạn đầu năm 2006, lúc đó Việt Nam đang đẩy nhanh tiến độ các vòng đàm phán để chính thức gia nhập WTO. Bắt đầu từ 01/01/2007 các doanh nghiệp FDI được kinh doanh XNK tương tự như các doanh nghiệp Việt Nam. Các doanh nghiệp FDI trong đó có Nissei được đối xử công bằng hơn, có nghĩa là các doanh nghiệp Việt Nam được hưởng quyền lợi và nghĩa vụ gì thì các nhà đầu tư nước ngoài cũng được hưởng như thế. Ngoài ra các doanh nghiệp có vốn đầu tư FDI không còn bị ràng buộc bởi quy định tỷ lệ nội địa hóa. Điều này sẽ tạo điều kiện cho Nissei nâng cao năng lực cạnh tranh của mình so với khi Chính Phủ thực hiện các biện pháp bảo vệ ngành công nghiệp trong nước.

Thuế VAT; thuế XNK; thuế TNDN; lệ phí sử dụng đất… Lãi suất, tín dụng đều ưu đãi hơn trước. Tại thời điểm 2006 khi bắt đầu gia nhập WTO thì mức thuế suất đối với mặt hàng máy móc thiết bị điện mà Nissei sản xuất là 13,9 % nhưng sau khi gia nhập thì thuế suất cam kết cuối cùng là 9,5 %, đây là yếu tố quan trọng giúp tăng lợi nhuận cho công ty. Ngoài ra Việt Nam cũng cam kết thực hiện quyền sở hữu trí tuệ và các quyền tác giả, điều này sẽ tạo ra rào cản đối với những đối thủ muốn sử dụng các phát minh sáng chế của công ty, bảo vệ quyền lợi cho công ty. Nissei cũng được phép đưa các cán bộ quản lý có kinh nghiệm từ Nhật sang Việt Nam và chỉ cần đảm bảo tối thiểu 20% số cán bộ đó là người Việt Nam. Đây là nhân tố giúp Nissei tránh khỏi tình trạng sử dụng những nhà quản lý không có năng lực, hay không hiểu rõ văn hoá công ty, gây xáo trộn trong bộ máy quản lý.

Bên cạnh đó là sự xuất hiện của ngân hàng thế giới, quỹ tiền tệ quốc tế, ngân hàng phát triển Châu Á…, đây là những tôt chức tài trợ khá nhiều cho các chương trình xã hội, giúp xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư phát triển kích thích gia tăng thương mại. Đây cũng là những tổ chức cung cấp nguồn vốn vay để mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư mua sắm trang thiết bị để cải thiện tình hình sản xuất kinh doanh, giúp tăng năng suất, cũng như hạ giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm. Tạo ra lợi thế cạnh tranh cho Nissei Electric Hà Nội.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH Nissei Electric Hà Nội trên thị trường Việt Nam (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w