Môi trường kinh doanh quốc gia

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH Nissei Electric Hà Nội trên thị trường Việt Nam (Trang 27 - 32)

1.3.2.1 Các yếu tố kinh tế

Kinh tế bao gồm các yếu tố như tăng trưởng kinh tế, thu nhập quốc dân, lạm phát, thất nghiệp…nó có tầm ảnh hưởng lớn tới các quyết định sản xuất, chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Tập đoàn tài chính Citigroup Inc của Mỹ ngày 5/1/2010 nhận xét tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong quý IV/2009 vượt quá sự “mong đợi” và tăng trưởng trong cả năm mạnh hơn so với tất cả các quốc gia ở châu Á, trừ Trung Quốc đạt mức 5,32%

cho thấy khả năng phục hồi của nền kinh tế Việt Nam rất khả quan. Mức thu nhập bình quân của người Việt Nam cũng tăng lên nhanh chóng, đứng thứ 8 trên thế giới về tốc độ tăng thu nhập, điều này mở ra cơ hội kinh doanh cho Nissei vì nó thúc đẩy nhu cầu tiêu dung, đặc biệt là đối với các mặt hàng có chứa yếu tố công nghệ kĩ thuật cao. Tuy Nissei không phải nhà sản xuất các sản phẩm điện tử, nhưng lại là người cung cấp linh kiện quan trọng trong việc sản xuất các mặt hàng điện tử, nên khi nhu cầu về loại hàng hoá này tăng lên cũng đồng nghĩa với sự gia tăng các đơn đặt hàng cho Nissei, là nhân tố giúp mở rộng thị phần kinh doanh cũng như tăng doanh thu và lợi nhuận của công ty.

Cuối năm 2008 khủng hoảng tài chính toàn cầu, xuất phát từ Mỹ đã gây ra phản ứng dây truyền ảnh hưởng tới nền kinh tế nhiều quốc gia trong đó có cả Việt Nam, làm nhu cầu mua sắm giảm, ảnh hưởng đến doanh số bán hàng của Nissei, doanh thu của năm 2009 giảm 19% so với 2008. Khách hàng của Nissei lại là các hãng sản xuất các sản phẩm có giá thành không rẻ, nên việc xuất khẩu mặt hàng này đến các nơi trên thế giới giảm mạnh Nissei cũng rơi vào tình trạng khó khăn. Lúc này biện pháp duy nhất để vượt qua khủng hoảng là cố gắng duy trì tình hình sản xuất không bị ngưng trệ. Kết quả là 4 tháng cuối năm 2009 sản doanh thu của công ty đã tăng trở lại.

Ngoài ra, còn phải tính đến sự ảnh hưởng của lạm phát, bởi nó sẽ gây biến đổi khá lớn tình hình sản xuất vì sự tăng giá của tất cả các yếu tố đầu vào, các dịch vụ vận chuyển…làm cho chi phí sản xuất tăng cao, tác động lớn đến công cụ cạnh tranh vô cùng quan trọng đó là giá thành sản phẩm. Lạm phát ở Việt Nam cao hơn so với các nước trong khu vực, mức lạm phát trung bình của các nước đang phát triển trong khu vực là 3,3% năm 2006, trong khi của Việt Nam là 7,5%. Đây là vấn đề chính gây ra sự bất ổn trong việc bình ổn chi phí sản xuất và định giá bán cho sản phẩm, hạ thấp năng lực cạnh tranh của công ty khi thực hiện kinh doanh tại Việt nam.

Các chính sách tiền tệ, tỉ giá hối đoái cũng ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của doanh nghiệp. NHNN luôn kiểm soát ngoại tệ bằng cách bắt các doanh nghiệp có thu nhập ngoại tệ bán cho NHNN và khi các doanh nghiệp này có nhu cầu về ngoại tệ thì lại phải mua lại ngoại tệ từ NHNN, gia tăng sự rủi ro về tỉ giá, nhất là trong giai đoạn này khi mà tỷ giá hối đoái đang bất ổn. Hơn thế nữa, các quy định của chính phủ đối với thị trường kinh doanh ngoại tệ không chặt chẽ, thị trường chợ đen hoạt động quá mạnh làm cho tỷ giá biến đổi một cách bất thường. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến lợi nhuận, việc chuyển lợi nhuận của Nissei về công ty mẹ mà còn ảnh hưởng lớn đến việc mua bán, nhập khẩu các nguyên vật liệu ở các thị trường nước ngoài. Hiện nay, tỷ giá đô la ở Việt Nam đang tăng cao bất ngờ, phần lớn là do sự kích thích của những giao dịch tại thị trường chợ đen, tức là sẽ mất nhiều đồng Việt Nam hơn để mua một đồng đô la, trong khi đó tại Nhật, hiện tại đồng Yên lại tăng giá nghĩa là một đô la sẽ mua được ít đồng Yên hơn. Khi đó số lợi nhuận được chuyển bằng đồng đô la từ Việt Nam về Nhật rồi chuyển sang đồng Yên sẽ làm giảm lợi nhuận của công ty do sự chênh lệch về tỷ giá. Tuy nhiên nó cũng có lợi cho Nissei khi công ty thực hiện việc xuất khẩu, vì nó giúp tạo ra tính cạnh tranh về giá thành sản phẩm, làm giảm tương đối mức giá khi được tính bằng đô la, đồng thời làm tăng lợi nhuận. Nhưng đây vẫn là một yếu tố có tính rủi ro cao đối với công ty.

1.3.2.2 Các yếu tố chính trị luật pháp

Các doanh nghiệp FDI nói chung và bản thân công ty TNHH Nissei Electric Hà Nội cần phải có khả năng phân tích, dự đoán về yếu tố chính trị luật pháp và xu hướng vận động của yếu tố đó. Bởi chính trị, luật pháp là cơ sở pháp lý cho hoạt động của công ty. Khi hoạt động ở Việt Nam, Nissei có thể yên tâm về mức độ ổn định của chính trị, hơn thế nữa theo đánh giá của ngân hàng WB Việt Nam cũng được đánh giá cao về những cải cách đối với môi trường kinh doanh. Đặc biệt là sự cải cách trong luật đầu tư nước ngoài

2005, mức thuế TNDN đối với các doanh nghiệp FDI là hết sức ưu đãi, cao nhất là 25%, và được điều chỉnh tuỳ theo ngành nghề. Nhưng do Nissei thuộc nhóm ngành nằm trong danh mục lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư trong theo nghị định 108 nên chỉ phải chịu mức thuế TNDN là 10%. Đồng thời, từ 28/11/2006 việc nhập khẩu và xác nhận miễn thuế đối với máy móc thiết bị để tạo tài sản cố định cho các doanh nghiệp FDI không cần có sự phê duyệt của các cơ quan chủ quản, giúp giảm bớt các thủ tục phức tạp cho công ty, vì Nissei thường xuyên phải nhập khẩu các loại máy móc thiết bị để phục cho quá trình sản xuất.

Tuy nhiên,Việt Nam vẫn bị WB xếp vào nhóm 10 quốc gia kém nhất thế giới về mức độ bảo vệ nhà đầu tư, vấn đề ở đây là thực chất của việc cải thiện chất lượng môi trường kinh doanh. Nhất là trong vấn đề nộp thuế, thủ tục còn quá phức tạp và làm tốn nhiều thơi gian. Thứ hai, là về thuế TNDN vẫn chưa thực sự ưu đãi như những gì trong luật đầu tư quy định. Vì thực tế, bên cạnh khoản thuế TNDN mà công ty phải đóng là 10% thì khi chuyển lợi nhuận về công ty mẹ, lại phải chịu mức thuế suất thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài. Như vậy, thuế TNDN đối với doanh nghiệp FDI thực chất là sự cộng gộp thuế TNDN và thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài. Một vấn đề nữa cũng rất nổi cộm ở Việt Nam đó là sự rườm rà trong thủ tục hành chính như xin cấp phép đầu tư, thuê đất đai…, những người có thẩm quyền quan liêu, đôi khi gây khó khăn cho doanh nghiệp, làm phát sinh ra nạn tham nhũng. Đây thực sự là vấn đề gây khó khăn cho không ít các nhà đầu tư nước ngoài nói chung, và Nissei nói riêng khi kinh doanh tại thị trường Việt Nam.

1.3.2.3 Các yếu tố văn hoá xã hội

Yếu tố văn hoá, xã hội, trực tiếp ảnh hưởng đến các chính sách, cũng như quyết định của công ty khi lựa chọn phương thức thâm nhập thị trường. Hiện nay ở Việt Nam là nước có dân số trẻ, quy mô dân số lớn, thu nhập bình quân đang tăng lên, nên nhu cầu mua sắm cũng tăng cao và tập trung ở các

thành phố lớn chính vì vậy Nissei đã chọn Việt Nam là thị trường để công ty đầu tư sản xuất, và tiêu thụ sản phẩm đồng thời cũng xuất khẩu cho các nước trong khu vực Đông Nam Á. Việt Nam có nguồn nhân công, nguyên vật liệu giá rẻ, giúp giảm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm, nâng cao tính cạnh tranh cho sản phẩm. Tuy nhiên nguồn nhân lực của Việt Nam cũng có điểm yếu đó là thiếu trình độ kỹ thuật, thiếu sự sáng tạo và còn giữ tác phong làm việc không đúng giờ, đây là điều mà người Nhật rất không thích, vì vậy công ty TNHH Nissei Electric Hà Nội phải tốn thêm chi phí để đào tạo lại tay nghề cho công nhân trước khi vào làm việc. Nhưng như thế mới đủ đảm bảo cho chất lượng sản phẩm sản xuất ra.

Một điều nữa cũng tác động tới năng lực cạnh tranh của công ty, đó là yếu tố văn hoá, tín ngưỡng. Tuy nhiên đối với mặt nhàng mà Nissei sản xuất không bị ảnh hưởng bởi vấn đề này. Điều mà công ty cần quan tâm ở đây là văn hoá trong việc sử dụng lao động và cách cư xử đối với nhân viên trong công ty.

1.3.2.4 Các yếu tố khoa học và công nghệ

Yếu tố này tác động trực tiếp đên tuổi thọ của sản phẩm, phương thức tiêu thụ và bán hàng, tác động đến giá cả, chi phí sản xuất tạo ra khả năng cạnh tranh của công ty, nhất là đối với những mặt hàng đòi hỏi công nghệ cao như của Nissei lại càng quan trọng hơn. Việt Nam chưa có nền công nghệ tiến tiến, cơ sở hạ tầng vật chất còn thiếu thốn. Theo ước tính của WB, để cải thiện cơ sở hạ tầng, Việt Nam cần ít nhất 10 tỷ USD mỗi năm để xây dựng hệ thống đường bộ, cầu, cảng…Điều này đối với Việt Nam hiện nay là chưa thể thực hiện được, nên Nissei phải tự nhập khẩu các trang thiết bị cho sản xuất, tự xây dựng cơ sở hạ tầng cho kinh doanh, vì vậy công ty đã phải đầu tư khá nhiều vốn trong giai đoạn đầu khi mới vào Việt Nam.

Tuy nhiên thì việc đầu tư ban đầu này, sẽ được phân bổ chi phí đều vào mỗi kì kinh doanh. Về lâu dài việc đầu tư của Nissei sẽ thể hiện sự ưu việt

hơn khi công việc sản xuất đã được vận hành đều đặn.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH Nissei Electric Hà Nội trên thị trường Việt Nam (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w