Các chỉ tiêu định lượng

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH Nissei Electric Hà Nội trên thị trường Việt Nam (Trang 44 - 53)

2.2.2.1 Doanh thu

Doanh thu là số tiền mà công ty TNHH Nissei Electric Hà Nội thu được nhờ đầu tư cho sản xuất kinh doanh trong một thời kì nhất định. Đây là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp qua từng tháng, từng quý, từng năm. Bảng 2.2 dưới đây thể hiện doanh thu hàng tháng của công ty từ 2007 đến tháng 9/2010.

Bảng 2.2 : Doanh thu hàng tháng của công ty TNHH Nissei Eletric Hà Nội từ năm 2007 – 9/2010

( Đơn vị tính : triệu USD )

Năm T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12

2007 0.6 0.7 1 1 1.5 2.3 2.2 2.5 2.5 3.5 3.5 3

2008 3.8 2.5 3.2 3.1 3.2 3.2 4.2 4 3.7 4.3 4.1 4.1

2009 2 2 1.5 2.4 2.9 2.9 3 3 3.3 3.7 3.4 3.5

2010 4.2 3.4 4.3 4.2 4.2 4.2 4.8 3.7 4.2

( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Nissei Electric Hà Nội )

mỗi tháng và đặc biệt là tăng nhanh vào các tháng cuối năm. Điều này cũng không khó lý giải. Công TNHH Nissei Electric Hà Nội được thành lập từ đầu năm 2006, nhưng chưa đi vào hoạt động sản xuất ngay mà phải đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, vận hành sản xuất thử. Đến tháng 6/2006 công ty mới chính thức bắt tay vào hoạt động sản xuất. Chính vì thế năm tháng đầu năm 2007 doanh thu của công ty vẫn hạn chế, một là do quy mô sản xuất còn nhỏ nên hàng hoá sản xuất ra chưa nhiều, hai là các sản phẩm hầu như được sản xuất ra là để làm mẫu. Hơn nữa do mới được thành lập nên số bạn hàng còn hạn chế, số lượng đơn đặt hàng và giá trị của mỗi đơn cũng ít, chủ yếu là để thử nghiệm chất lượng của sản phẩm. Nhưng từ tháng 7/2007 doanh thu của công ty bắt đầu tăng, do tình hình sản xuất đã ổn định, trung bình đạt 3,5triệu USD/ tháng.

Riêng những đơn đặt hàng của 2 chi nhánh của Canon tại Việt Nam đã là khoảng 600 nghìn USD/ tháng, Brother gần 650 nghìn USD/tháng, Panasonic, Sharp là khoảng 300 - 400 nghìn USD/tháng. Chỉ cần cung cấp đủ số lượng theo đơn đặt hàng của 4 hãng này cũng đã chiếm đên gần 50% doanh thu của công ty. Điều này chứng tỏ, Nissei đã thực sự có được chỗ đứng và uy tín trên thị trường mới.

Do cuộc khủng hoảng tài chính vào cuối năm 2008, đã gây ra những tổn thất không nhỏ cho Nissei, những tháng đầu năm 2009, doanh thu mà công ty thu về giảm đến gần 50 % so với cùng kì năm 2008. Nhưng nguyên nhân của vấn đề này không phải do sự giảm sút năng lực cạnh tranh của công ty, đây là tình hình chung của hầu hết các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh. Giai đoạn này, công ty phải thu hẹp quy mô để duy trì sản xuất. Và đến giữa năm 2009 khi tình hình kinh tế có dấu hiệu phục hồi thì doanh thu đã tăng trở lại và khá đều đặn, mặc dù mức tăng tưởng qua các tháng còn chưa ổn định và thấp.

với Nittto Kogyo và Synztec từ 2007 – 2009

(Đơn vị tính : Triệu USD)

Công ty 2007 2008 2009

Nissei 24.3 41.4 33.6

Nitto Kogyo 28.3 35.8 31.3

Synztec 29.7 39.7 36.9

( Nguồn : Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Nissei Electric Hà Nội và tài liệu tham khảo về đối thủ cạnh tranh của công ty )

Bảng 2.3 cho ta cơ sở để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty so với hai đối thủ cạnh tranh mạnh nhất. So với doanh thu của Nitto Kogyo và Synztec thì năm 2007 khi Nissei mới đi vào sản xuất chưa lâu, có phần yếu thế hơn, chỉ gần bằng 86% doanh thu của Nitto Kogyo và 82% của Synztec. Năm 2008, doanh thu của cả ba công ty đều tăng mạnh, nhưng Nissei bằng việc loại bỏ được hai đối thủ khi dành quyền cung cấp sản phẩm cho Brother, doanh thu đã tăng một cách bất ngờ, 70% so với 2007 ( từ 24.3 triệu lên 41.4 triệu USD ) trong khi mức tăng trường của Nitto Kogyo chỉ đạt 26% và Synztec là xấp xỉ 34%. Tuy tổng doanh thu của Nissei chỉ hơn Synztec 400.000 USD, nhưng cũng đã khẳng định được sự nỗ lực của công ty trong việc cố gắng nâng cao năng lực cạnh của mình. Đặc biệt là đã vượt Nitto Kogyo đến hơn 3 triệu USD. Điều này là kết quả nỗ lực của toàn thể ban lãnh đạo và các nhân viên trong công ty cố gắng để có được sự tín nhiệm của khách hàng.

Tuy nhiên, có một điều dễ nhận thấy là sự bất ổn trong tăng trưởng của công ty. Cùng với việc tăng tới 70 % doanh thu so với 2007, thì 2009 Nissei cũng đứng đầu so với hai đối thủ về việc tụt giảm doanh thu. Nitto Kogyo có doanh thu thấp nhất nhưng lại chỉ bị sut giảm 12,5% so với 2008, Synztec là 7%, trong khi công ty TNHH Nissei Electric Hà Nội giảm tận 19% so với 2008. Điều này chính tỏ sự thiếu hiệu quả trong công tác quản lý của Nissei, làm giảm bớt khả năng cạnh tranh của công ty so với các đối thủ khác.

2.2.2.2 Thị phần

dung lượng thị trường, nó là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty so với các đối thủ cạnh tranh. Chỉ tiêu này cũng được phân ra thành thị phần của toàn bộ công ty so với thị trường : Đó chính là tỷ lệ phần trăm giữa doanh số của doanh nghiệp so với doanh số của toàn ngành, và thị phần tương đối : Đó là tỷ lệ so sánh về doanh số của công ty so với đối thủ cạnh tranh mạnh nhất, nó cho biết vị thế của công ty cạnh tranh trên thị trường như thế nào. Tuy nhiên do công ty TNHH Nissei Electric Hà Nôi kinh doanh các mặt hàng ở các lĩnh vực khác nhau như thiết bị điện, chât bán dẫn, sợi quang học,…nên rất khó xác định được chính xác thị phần của công ty so với thị trường vì muốn so sánh thì phải phân nhỏ hoạt động kinh doanh của công ty theo từng ngành.

Trong trường hợp của công ty Nissei, bài viết này chỉ có thể đánh giá được thị phần tương đối của công ty dựa vào doanh thu của công ty so với hai đối thủ là Synztec và Nitto Kogyo do sự tương đồng trong các loại sản phẩm mà các công ty này cung cấp. Hình 2.1lần lượt thể hiện sự thay đổi về mức độ chiếm lĩnh thị phần của công ty Nissei so với Synztec và Nitto Kogyo qua các năm 2007, 2008 và 2009.

2007 2008

2009

Hình 2.1: Thị phần của công ty TNHH Nissei Electric Hà Nội với Nitto Kogyo và Synztec năm 2007, 2008, 2009.

(Nguồn : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Nissei Electric Hà Nội năm 2009 và tài liệu tham khảo về đối thủ cạnh tranh của công ty )

Từ năm 2007 – 2009, so sánh Nissei, Nitto Kogyo và Synztec, thì thị phần của cả ba công ty khá đồng đều, và có xu hướng ngang bằng nhau, điều

này chính tỏ tình hình cạnh tranh ngày càng diễn ra gay gắt hơn giữa ba công ty. Năm 2007, Nissei chiếm thị phần nhỏ nhất, với 30%. Nhưng ngay lập tức, sang năm 2008 sau một khoảng thời gian đi vào ổn định sản xuất, Nissei không những đã loại được Nitto Kogyo trong việc giành quyền cung cấp cho Brother, mà còn dành nốt cả đơn đặt hàng của công ty này dành cho Synztec, công ty nhanh chóng chiếm lĩnh vị trí số một của Synztec, tuy nhiên sự chênh lệch này là rất nhỏ, và nếu như coi thị trường chỉ có ba công ty này thì gần như là nó được chia đều cho cả ba. Điều này lại càng được thể hiện rõ hơn vào năm 2009, khoảng cách về việc chiếm lĩnh thị phần của ba công ty được thu hẹp hơn nữa, điều này cũng đồng nghĩa với việc, Nissei lại để tuột mất vị trí dẫn đầu. Nguyên nhân của việc công ty Nissei Electric Hà Nội để tuột mất thị phần của mình vào tay đối thủ cạnh tranh, chính là do những sai xót trong quản lý, điều hành, sử dụng các nguồn lực và các phương án mà ban lãnh đạo lựa chọn để tiếp tục hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời kì khủng hoảng.

2.2.2.3 Giá cả sản phẩm

Giá là công cụ cơ bản trong cạnh tranh thị trường, tác động mạnh đến tâm lý, hành vi người tiêu dung, đồng thời cũng là chỉ tiêu để đánh giá các biện pháp mà công ty đã sử dụng để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Muốn thâm nhập một thị trường mới, thì theo nguyên tắc phải cần phân đoạn thị trường cho phù hợp, đưa ra những mức giá hợp lý cho từng đoạn. Các sản phẩm của Nissei được sản xuất tại Việt Nam, thì giá thành chắc chắn phải rẻ hơn so với khi nó được sản xuất ra tại Nhật.

Trong phương châm hoạt động của công ty TNHH Nissei Electric Hà Nội, thì giá là yếu tố đầu tiên được nhắc tới, đó là đảm bảo mang đến mức giá rẻ nhất và hợp lý nhất cho khách hàng. Hơn nữa để có thể cạnh tranh được với Synztec và Nitto Kogyo thì Nissei phải có một chính sách về giá thực sự hiệu quả, nhưng không được hạ thấp chất lượng của sản phẩm.

công ty TNHH Nissei Eletric Hà Nội và Nitto Kogyo ( Đơn vị : USD ) Tên công ty Mã sản phẩm Trục máy in (tên sản phẩm) Giá thành phẩm Nissei Electric HN 3220084 L 1013 2.732 Nitto Kogyo // // 2.873

( Nguồn : Bảng giá thành một số loại sản phẩm của công ty Nessei Electric Hà Nội_ Phần giá thành của công ty là Nitto Kygyo là dựa trên sự đồng nhất về tính năng và chất lượng của sản phẩm )

Bảng 2.4 cho thấy giá của mặt hàng trục máy in Nissei đưa ra rẻ hơn khoảng 5% so với công ty Nitto Kogyo. Nhưng trên thực tế, đây chỉ là sự so sánh tương đối, dựa trên sự giống nhau về tính năng , công dụng, chất lượng của sản phẩm. Vì đối với mỗi một dòng sản phẩm, công ty Nissei sản xuất ra rất nhiều loại khác nhau, và mỗi loại lại có mức giá khác nhau. Nhưng sự so sánh tương đối đó cũng phần nào cho thấy sự nỗ lực của công ty trong việc cố gắng giảm chi phí sản xuất, để hạ giá thanh sản phẩm. Nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty, thu hút nhiều khách hàng bằng cách cung cấp những sản phẩm đạt chất lượng với mức giá hợp lý nhất.

Ngoài ra, công ty còn có những chính sách ưu đãi cho những khách hàng lớn như giảm giá 2% cho tổng giá trị hoá đơn trên 100.000 USD. Điều này thực sự hấp dẫn khách hàng, kích thích họ sẽ mua nhiều hơn để được hưởng lợi ích chiết khấu. Mặc dù hình thức giảm giá này, sẽ làm ảnh hưởng đến lợi nhuận, nhưng bù lại Nissei lại có thể bán được nhiều hàng hơn, doanh thu tăng, là điều kiện để mở rộng sản xuất, như vậy thì chi phí cũng sẽ giảm đi. Kết quả cuối cùng thì Nissei vẫn thực sự có lợi. Tuy nhiên, hình thức ưu đãi này không thực sự hiệu quả, vì Nissei làm được thì hai công ty trên cũng có khả năng làm như thế, thậm chí còn có thể chiết khấu nhiều hơn. Đây là điều

sẽ gây khó khăn cho công ty khi cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt, giảm giá sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, và nhiều hoạt động khác của công ty.

2.2.2.4 Lợi nhuận

Khi xét về chỉ tiêu lợi nhuận, cần xem đó là loại lợi nhuận nào. Vì trong kế toán có lợi nhuận gộp, lợi nhuận thuần, tổng lợi nhuận trước thuế, và lợi nhuận ròng. Nhưng điều mà công ty quan tâm cuối cùng là lợi nhuận ròng. Đây là khoản lợi nhuận cuối cùng sau khi trừ đi giá vốn hàng bán, và tất cả các loại chi phí khác kể cả lãi vay, và thuế TNDN. Kinh doanh lỗ hay lãi, có thực sự hiệu quả không sẽ thể hiện trong lợi nhuận ròng.

Bảng 2.5 Lợi nhuận gộp các tháng từ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Nessei Electric Hà Nội từ 2007- 9/2010

( Đơn vị tính : Triệu USD )

Năm T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12

2007 0.1 0.12 0.18 0.2 0.28 0.45 0.46 0.46 0.47 0.68 0.65 0.61

2008 0.71 0.48 0.65 0.61 0.72 0.72 0.95 0.93 0.79 1.05 0.81 0.83

2009 0.13 0.12 0.09 0.37 0.41 0.45 0.52 0.53 0.59 0.62 0.61 0.62

2010 0.91 0.71 0.85 0.8 0.81 0.81 0.73 0.61 0.83

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Nessei Electric Hà Nội )

Bảng 2.5 cung cấp số liệu về lợi nhuận gộp hàng tháng từ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty từ 2007 – tháng 9/2010. Số liệu cho thấy, lợi nhuận gộp chiếm khoảng trên dưới 20% doanh thu của công ty, điều này có nghĩa là giá vốn của sản phẩm chiếm khoảng trên 80% doanh thu. Tỷ suất lợi nhuận gộp trung bình của ngành sản xuất thiết bị điện trung bình từ năm 2006- 2009 là 16%. Như vậy, so với mức trung bình của ngành, chỉ số này của Nissei cao hơn chứng tỏ việc sử dụng, phân bổ chi phí nguyên vật liệu của công ty là hợp lý, hoạt động của công ty trên thị trường Việt Nam có hiệu quả.

nguyên vât liệu, máy móc…chứ chưa thể hiện được công ty kinh doanh có lãi không, có hiệu quả không. Điều này sẽ được thể hiện bằng lợi nhuận ròng mà công ty thu được. Bởi lợi nhuận ròng là khoản tiền cuối cùng mà công ty thu được sau khi trừ đi tất cả các khoản chi phí và thuế TNDN. Hình 2.4 dưới đây sẽ cho thấy sự thay đổi lợi nhuận ròng của công ty từ 2007 – tháng 9/2010.

Hình 2.2 : Lợi nhuận ròng của công ty TNHH Nissei Electric Hà Nội từ 2007 – tháng 9/2010.

( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Nissei Electric Hà Nội).

Lợi nhuận ròng nhìn chung có xu hướng tăng dần theo doanh thu, và ngày càng chiếm tỉ lệ % cao hơn so với tổng doanh thu, từ 8% - 11.7%. Đối với doanh nghiệp sản xuất thì mức lợi nhuận này là tương đối cao. Chỉ số này của ngành là 8%, chững tỏ rằng mức lãi ròng của công ty khá lơn, điều này chính tỏ hiệu quả trong quản lý và phân bổ các nguồn lực để giảm tối đa những chi phí phát sinh mà không tạo ra giá trị gia tăng cho sản phầm và phần nào khẳng định được năng lực cạnh tranh của công ty trên thị trường Việt Nam. Tuy nhiên tốc độ tăng lợi nhuận ròng không ổn định. Năm 2008, lợi nhuận ròng tăng hơn 130 % so với 2007, nhưng lại giảm đột ngột đến gần 150% vào năm 2009. Nguyên nhân của sự biến động này, cũng phù hợp với

lý giải về sự tăng giảm doanh thu nói ở trên. Năm 2009, chi phí bỏ ra để duy trì sản xuất, đồng thời giá cả hàng hoá nguyên vật liệu lại tăng cao, đã kéo tụt lợi nhuận của công ty. Nhưng đồng thời cũng bộc lộ sự thiếu sáng suốt của những nhà quản trị trong việc đề xuất các phương án giải quyết khó khăn do khủng hoảng thế giới gây ra. Sang năm 2010, lợi nhuận ròng bắt đầu tăng lên nhưng vẫn còn chậm. Và mặc dù doanh thu có tăng cao nhưng lợi nhuận thu được thấp. Lý do là trong 3 tháng 7, 8 ,9 của 2010 công ty đang sản xuất thử để cho ra đời sản phẩm mới, chi phí phục vụ cho nghiên cứu, và phát hàng mẫu cho khách hàng khá lớn, số hàng mẫu sản xuất ra không mang lại lợi nhuận cho công ty.

Tình hình hoạt động chung của công ty trong thời gian qua, có nhiều tiến triển, lợi nhuận đang tăng lên, nhưng vẫn khá bấp bênh, do công ty mới đi vào sản xuất chưa lâu, nên tình trạng này là khó tránh khỏi. Tuy không thể

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH Nissei Electric Hà Nội trên thị trường Việt Nam (Trang 44 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w