Nhứng mặt tồn tại trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH Nissei Electric Hà Nộ

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH Nissei Electric Hà Nội trên thị trường Việt Nam (Trang 59 - 63)

2007 2008 2009 Quý 3/2010 Lợi nhuận ròng

2.3.2Nhứng mặt tồn tại trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH Nissei Electric Hà Nộ

Bên cạnh những điểm mà Nissei làm rất tốt trong thời gian qua, thì hoạt động kinh doanh của công ty cũng bộc lộ một số hạn chế.

Thứ nhất, năng lực tài chính của công ty tuy được đảm bảo bởi nguồn vốn lớn nhưng do phân bổ sử dụng không hợp lý nên các chỉ tiêu phản ánh năng lực cạnh tranh của công ty so với trung bình của ngành còn thấp. Việc

sử dụng tài sản của công ty còn nhiều hạn chế, chưa có sự cân bằng, nên đôi khi sự cố gắng trong công tác này lại bị sự bất hợp lý của công tác khác làm giảm hiệu quả chung của cả công ty. Doanh thu tăng giảm không ổn định, cùng với việc tăng tới 70% so với 2007, thì 2009 Nissei cũng đứng đầu so với hai đối thủ về việc tụt giảm doanh thu. Nitto Kogyo có doanh thu thấp nhất nhưng lại chỉ bị sut giảm 12,5% so với 2008, Synztec là 7%, trong khi công ty TNHH Nissei Electric Hà Nội giảm tận 19% so với 2008. Đây là biểu hiện của sự bất ổn trong hoạt động của công ty, và sự thiếu chắc chắn trong năng lực của Nissei.

Việc sử dụng tài sản cố định được xử lý khá tốt, tạo ra được một nguồn doanh thu tương đối lớn chiếm trên 70% giá trị TSCĐ. Lợi nhuận tạo ra cũng không thấp so với trung bình của ngành, nhưng chỉ số ROA lại thấp, nghĩa là lợi nhuận tạo ra chưa tương xứng với quy mô vốn của công ty. Chính tỏ sự bất hợp lý, không cân bằng trong việc quản lý tài sản lưu động như hàng tồn kho, các khoản phải thu, tạo ra sự mất cân đối trong việc quản lý tổng tài sản.

Đồng thời biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh bằng việc tăng quy mô vốn dưới hình thức đi vay vào đúng giai đoạn khủng hoảng của nền kinh tế là không phù hợp. Người dân cắt giảm chi tiêu cho mua sắm các hàng hóa xa xỉ, nên việc công ty duy trì sản xuất bằng vốn vay với lãi suất cao làm lợi nhuận giảm đáng kể, sản xuất kinh doanh không đạt hiệu quả. Vì vậy sự đóng góp của nguồn này vào vốn còn hạn chế. Tuy VCSH chiếm đến hơn 50% trong tổng tài sản nhưng hầu như là do sự rót vốn từ phía công ty mẹ, nên thiếu mất tính chủ động về thời gian, giảm tính quyết đoán trong mọi quyết định sản xuất kinh doanh, đồng thời cũng làm mất đi cơ hội nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty.

Thứ hai, về thị phần của công ty tuy đã đạt gần như ngang bằng với các đối thủ nhưng đây chỉ là số liệu tương đối, vì trên thực tế rất khó để có được số liệu chính xác về doanh thu của họ. Năm 2009 thị phần của công ty có tăng

lên so với năm 2007, nhưng lại giảm so với 2008, để mất thị phần vào tay Synztec. Sự tăng nhanh qua một thời kì, nhưng lại không giữ được ưu thế của người dẫn đầu là do việc sử dụng các công cụ cạnh tranh không hiệu quả nên đã không nâng cao được năng lực của công ty TNHH Nissei Electric Hà Nội so với đối thủ.

Thứ ba, là chất lượng và sự đa dạng của sản phẩm. Ngoài những phế phẩm do sai xót trong quá trình sản xuất gây ra thì chất lượng sản phẩm cũng chưa ổn định mặc dù trên lý thuyết và cả trong quá trình vận hành sản xuất, mỗi công đoạn đều được kiểm tra và thực hiện kĩ càng nhưng vẫn còn nhiều sản phầm lỗi. Và hiện tại vẫn xuất hiện một số lỗi mà bộ phận kỹ thuật của công ty vẫn chưa tìm ra nguyên nhân. Những sản phẩm này không thể tái sản xuất hay sử dụng, đã làm lãng phí nguồn lực của doanh nghiệp. Ngoài ra, những phế phẩm do lỗi của việc sử dụng nguồn nguyên liệu không đạt tiêu chuẩn vẫn xuất hiện khá nhiều. Tuy đầu tư lớn vào máy móc trang thiết bị hiện đại nhưng những sản phẩm công ty sản xuất ra vẫn chưa thể hiện được tính năng vượt trội so với đối thủ và cũng chưa nghiên cứu được những dòng sản phẩm mới để tạo áp lực thay thế sản phẩm cũ của đối thủ.

Thứ tư, là giá cả sản phấm, là điều mà công ty vô cùng trú trọng, nhưng những biện pháp nhằm làm giảm giá thành đã được sử dụng chưa phát huy hiệu quả của nó. So sánh về giá của sản phẩm trục máy in của Nissei với Nitto Kogyo ở bàng 2.4 chỉ là tương đối, nên không phản ánh được những mặt tổn tại bên trong nó. Việc vay vốn đầu tư sản xuất nhằm lợi dụng tính hiệu quả của quy mô không đúng lúc đã gây ra những tác động ngược chiều, chi phí lãi vay cao khiến công ty càng khó cắt giảm giá thành của sản phẩm khi muốn duy trì chất lượng của nó. Đồng thời sự gia tăng phế phẩm cũng sẽ làm tăng chi phí sản xuất. Giá nguyên vật liệu nhập khẩu thường xuyên biến động và ngày càng tăng càng gây khó khăn hơn cho doanh nghiệp khi sử dụng công cụ giá cả làm vũ khí chính để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.

Thứ năm,là khả năng tiếp cận khách hàng. Mặc dù Công ty TNHH Nissei Electric Hà Nội đã có mặt tại Việt Nam từ 2006 nhưng việc tìm kiếm khách hàng đều vẫn phụ thuộc vào công ty mẹ. Không có mấy khách hàng ở Việt Nam biết đến công ty, hay cho dù có biết thì họ cũng chưa tìm đến với công ty vì một lý do đó là sự thiếu thông tin về doanh nghiệp. Nissei Hà Nội, chưa tự thực hiện việc tiếp cận những khách hàng mới, nên hiện tại tất cả bạn hàng của doanh nghiệp vẫn là những khách hàng trung thành với thương hiệu Nissei Nhật Bản chứ không hẳn là với cái tên Nissei Electric Hà Nội. Điều này sẽ hạn chế việc mở rộng thị phần của công ty.

Thứ sáu, công tác nghiên cứu phát triển thị trường chưa được chú trọng. Vì vậy, số lượng khách hàng của công ty hiện nay còn ít, phần lớn chỉ tập trung vào một số nhà sản xuất lớn, có quan hệ lâu năm như canon, panasonic... Còn đại bộ phận những khách hàng mới chưa được khai thác, đặc biệt là tại thị trường Việt Nam.

Thứ bảy, là những tồn tại trong các biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh mà công ty đã áp dụng. Đó là vấn đề về nguồn nhân lực, hiện nay rất nhiều công nhân bỏ việc do lương quá thấp trong khi chi phí sinh hoạt ngày càng tăng. Làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất cũng như năng suất lao động của toàn bộ công ty. Kinh nghiệm của các nhà lãnh đạo còn hạn chế ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả kinh doanh cũng như năng lực cạnh tranh của công ty.

Công ty Nissei Electric Hà Nội vẫn còn phụ thuộc nhiều vào công ty mẹ, bị động trong dung lượng hàng hoá sản xuất ra. Vì tất cả các quyết định như sản xuất bao nhiêu, sản xuất cái gì, cung cấp cho ai hầu như đều là do sự chỉ đạo của công ty mẹ. Nên trên thực tế, hoạt động của Nissei hiện nay chỉ có vai trò như là một nhà máy sản xuất, chứ không đảm nhận nhiệm vụ kinh doanh, và cũng không nắm rõ được tình hình dung lượng, nhu cầu thị trường. Điều này sẽ rất bất lợi và làm mất năng lực cạnh tranh của công ty so với các

đối thủ nếu như sự nhận định, đánh giá tình hình của công ty mẹ là không chính xác. Hình ảnh của Nissei Hà Nội trong tâm trí khách hàng thực chất mới chỉ là bản sao của công ty mẹ. Gần năm năm kể từ khi thành lập nhưng đến nay công ty vẫn chưa có Website riêng để giới thiệu về các hoạt động của mình tại Việt Nam, trong khi hai công ty đối thủ đã sớm triển khai hoạt động này. Điều này thực sự sẽ làm lu mờ đi hình ảnh của công ty TNHH Nissei Electric Hà Nội trên thị trường Việt Nam.

2.3.3 Nguyên nhân của những tồn tại trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH Nissei Electric Hà Nội

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH Nissei Electric Hà Nội trên thị trường Việt Nam (Trang 59 - 63)