Nguyên nhân của những tồn tại trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH Nissei Electric Hà Nộ

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH Nissei Electric Hà Nội trên thị trường Việt Nam (Trang 63)

2007 2008 2009 Quý 3/2010 Lợi nhuận ròng

2.3.3 Nguyên nhân của những tồn tại trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH Nissei Electric Hà Nộ

2.3.3.1 Nguyên nhân chủ quan

- Năng lực và bộ máy quản trị điều hành còn thiếu kinh nghiệm. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến sự gia tăng chi phí quản lý doanh nghiêp, và các chi phí phát sinh khác do những quyết định không hợp lý của nhà quản trị. Ví dụ như trong giai đoạn khủng hoảng, chính phủ kêu gọi cắt giảm chi tiêu, tăng tiết kiệm, lãi suất tiền vay cao, nhưng Nissei lại sử dụng nguồn vốn vay không hiệu quả, làm chi phí lãi vay cao, dẫn đến tăng chi phí sản xuất, giảm lợi nhuận của công ty. Tiếp theo đó là việc quản lý tài sản không cân đối, dẫn đến sự mất cân bằng trong việc kết hợp sử dụng và quản lý TSCĐ và tài sản lưu động.

- Chính sách đào tạo, khuyến khích nguồn nhân lực chưa phát huy hết hiệu quả. Những lao động có tay nghề kĩ thuật cao còn hạn chế nên không tránh được những sai xót về kĩ thuật. Ngoài ra, các chính sách lương thưởng của công ty trong giai đoạn gần đây không còn phù hợp so với sự thay đổi xã hội. Những ưu đãi, mức lương công nhân quá thấp so với mức độ gia tăng giá cả sinh hoạt làm cho nhiều công nhân bỏ việc. Các biện pháp khuyến khích sáng tạo, đổi mới, tạo động lực làm việc cho nhân viên rất hạn chế, công nhân phải làm việc 6ngày/tuần nhiều hơn so với các doanh nghiệp nhà nước một ngày nhưng mức lương trả cho ngày thứ 7 cũng giống như các ngày khác.

Dẫn đến việc nhân viên không muốn tìm tòi, nghiên cứu đổi mới các hoạt động sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh doanh.

- Nguồn nguyên vật liệu nhập ngoại chịu ảnh hưởng của sự thay đổi tỷ giá hối đoái. Đặc biệt từ năm 2007 đến nay, tỷ giá liên tục gia tăng làm cho chi phí đầu vào cũng tăng lên, khiến công cụ cạnh tranh bằng giá cả khó thực hiện. Ngoài ra chất lượng của nguyên vật liệu cũng chưa ổn định nên gây ra những lỗi không thể khắc phục trong quá trình sản xuất.

- Nguồn lực tài chính phụ thuộc vào công ty mẹ nên kéo theo sự phụ thuộc của rất nhiều hoạt động khác như việc sản xuất cái gì, số lượng bao nhiêu, cung cấp cho khách hàng nào…làm mất đi tính chủ động của nhà quản trị đồng thời cũng hạn chế việc đa dạng hóa sản phẩm của công ty.

- Hoạt động Marketing còn quá kém, thiếu bộ phận đảm nhiệm chức năng này một cách chuyên nghiệp. Đây là nguyên nhân gây ra sự hạn chế trong việc thiếu thông tin về thị trường, thiếu sự nghiên cứu tìm hiểu xu thế và không hiểu rõ những biến động của thị trường, đồng thời không nắm bắt được dung lượng mà đây lại là điều quan trọng nhất để đi đến quyết định sản xuất, làm nhiễu thông tin khi đưa ra quyết định. Các hoạt động quảng cáo, khuếch trương hình ảnh của công ty dường như không có, các khách hàng đến với Nissei là do công ty mẹ liên hệ và tìm kiếm. Hạn chế việc quảng bá thương hiệu của công ty TNHH Nissei Electric Hà Nội.

- Thiếu chủ động trong việc tìm kiếm khách hàng, trong khi thông tin về công ty lại không được công khai. Đây là rào cản việc khách hàng tiếp cận với công ty và cũng làm mất đi cơ hội mở rộng thị phần kinh doanh của Nissei Electric Hà Nôi.

- Việc nghiên cứu và phát triển các sản phẩm mới, cũng như nâng cao tính năng và chất lượng sản phẩm hiện tại rất hạn chế. Làm giảm khả năng cạnh tranh của sản phẩm của công ty khi thị trường có nhiều nhà cung cấp cũng một loại sản phẩm.

2.3.3.2 Nguyên nhân khách quan

- Hệ thống pháp luật của Việt Nam còn tồn tại nhiều bất cập. Luật đầu tư tuy đã qua nhiều lần sửa đổi nhưng vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế như các quy định về quyền sử dụng đất, cấp phép xây dựng cơ sở hạ tầng cho các nhà đầu tư còn chưa thể hiện được sự ưu đãi của chính phủ trong việc kêu gọi đầu tư nước ngoài. Các thủ tục hành chính để xin giấy phép đầu tư rườm rà, gây nhiều khó khăn cho nhà quản lý nước ngoài.

- Thuế chồng thuế, ngoài thuế TNDN thì công ty còn phải nộp thuế cho khoản lợi nhuận chuyển về nước, làm giảm đi lợi nhuận ròng, cũng như làm mất đi một khoản tiền cho việc tái đầu tư mở rộng sản xuất.

- Các công cụ điều tiết nền kinh tế và cơ chế chính sách của Nhà Nước còn tồn tại nhiều hạn chế. Thị trường tài chính không hoàn hảo, bị khống chế bởi những nhà đầu tư lớn, làm tỷ giá hối đoái lên xuống thất thường. Tỷ giá tăng lên sẽ làm chi phí nguyên vật liệu tăng lên ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh cũng như gây khó khăn cho doanh nghiệp khi muốn lấy giá cả làm công cụ cạnh tranh chính.

- Các chính sách nhằm ổn định nền kinh tế chưa phát huy hiệu quả, làm cho lạm phát gia tăng, kéo theo là sự gia tăng chi phí sản xuất. Luật pháp có nhiều khe hở, nên nạn tham nhũng quan liêu vẫn chưa được giải quyết gây khó khăn cho hoạt động của công ty.

- Cơ sở hạ tầng kĩ thuật, nguồn thông tin thị trường kém, không đảm bảo chất lượng, là nguyên nhân của những hạn chế trong việc phân phối hàng hóa, tiếp cận khách hàng và các nguồn lực phục vụ sản xuất. Đồng thời cũng gây trở ngại cho việc nghiên cứu, dự đoán, nắm bắt nhu cầu thị trường.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH Nissei Electric Hà Nội trên thị trường Việt Nam (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w