Hạ giá thành sản phẩm

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH Nissei Electric Hà Nội trên thị trường Việt Nam (Trang 69 - 70)

2007 2008 2009 Quý 3/2010 Lợi nhuận ròng

3.2.2 Hạ giá thành sản phẩm

Hạ giá thành sản phẩm sẽ kích thích cầu tiêu dùng, doanh thu nhờ đó tăng lên, đồng thời giúp tăng lợi nhuận cho công ty. Để tiến hành giảm giá cho sản phẩm thì công ty cần xem xét một số đề xuất sau :

- Có được các cách quản lý, lưu chuyển, bảo quản hợp lý vật liệu cũng như sản phẩm. Ngoài ra nó còn phụ thuộc rất nhiều vào nhà lãnh đạo doanh nghiệp, việc tiên đoán và dự báo về thị trường, về sự lên xuống của hàng hoá sẽ giúp công ty điều tiết được lượng vốn đầu tư một cách có hiệu quả và từ đó đẩy nhanh tốc độ lưu thông của đồng vốn. Giảm những chi phí phát sinh của vốn vay không hợp lý.

- Đảm bảo chất lượng nguồn nguyên liệu đầu vào để tránh sản xuất ra phế phẩm làm tăng chi phí sản xuất. Nâng cao trình độ kĩ thuật của các kỹ sư, năng suất lao động của công nhân, tiết kiệm chi phí về thời gian, tăng sản lương. Hạn chế tối đa các phế phẩm, giảm chi phí sản xuất bằng việc giám sát chặt chẽ mọi bước của quá trình sản xuất.

- Giảm chi phí cố định. Chi phí cố định bình quân trên một đơn vị sản phẩm sẽ thay đổi và biến động ngược chiều với sản lượng. Do đó, khi sản lượng sản xuất tăng sẽ giảm chi phí cố định bình quân trên một đơn vị sản phẩm. Muốn mở rộng sản xuất để tận dụng lợi thế quy mô, công ty phải tăng năng suất lao động, tận dụng triệt để năng lực máy móc thiết bị, bảo quản tốt

tài sản cố định để tránh hỏng hóc, giảm chi phớ sửa chữa. Thường xuyên thực hiện công tác bảo dưỡng để giảm những hao mòn trong quá trình sản xuất, nâng cao tuổi thọ cho thiết bị.

- Tìm kiếm nguồn cung cấp nguyên vật liệu mới tại Việt Nam hoặc các nước lân cận để giảm chi phí vận chuyển, tận dụng sự chênh lệch tương đối về giá thành, đồng thời tránh rủi ro do biến động của tỉ giá hối đoái.

- Sử dụng hợp lý, hiệu quả, tiết kiệm các nguồn lực tránh sự lãng phí không cần thiết. Cân đối trong việc quản lý tài sản cố định và tài sản lưu động, vốn vay và vốn chủ sở hữu. Quản lý chặt chẽ trong việc phân bổ tài sản trong kì sản xuất, tránh tình trạng làm phát sinh chi phí của hàng tồn kho.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH Nissei Electric Hà Nội trên thị trường Việt Nam (Trang 69 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w