Vị trí chiến lược của các quốc gia vùng Vịnh Pếc-xích đối với Mỹ trên lĩnh vực an ninh, chính trị

Một phần của tài liệu Nhân tố dầu lửa trong quan hệ giữa Mỹ với các quốc gia vùng vịnh Péc Xích sau chiến tranh lạnh.PDF (Trang 25)

trên lĩnh vực an ninh, chính trị

Vịnh Pếc - xích là khu vực có vị trí địa lý tiếp giáp với Châu Á và Châu Phi, giữa biển Địa Trung Hải và biển Ấn Độ Dương, chứa đựng một lượng lớn nguồn tài nguyên dầu mỏ quý giá của thế giới. Vì thế, khu vực này luôn là điểm nóng và có một vị trí chiến lược rất quan trọng trong nền chính trị và kinh tế thế giới, được nhiều cường quốc trên thế giới quan tâm trong đó có nước Mỹ. Đối với Mỹ, tầm quan trọng của vịnh Pếc - xích “không chỉ vì quyền lợi về dầu lửa, mà đó còn là cửa ngõ đi vào Địa Trung Hải, vào Châu Phi, chỗ dựa của khối NATO, là vùng không chỉ liên quan đến các nước nhỏ ở đây mà còn liên quan tới cả tương lai chính trị của Châu Phi”.

26

Trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, các quốc gia vùng Vịnh cũng bị lôi cuốn vào cuộc đối đầu Xô-Mỹ. Ngoài những tranh giành về lợi ích kinh tế đơn thuần (tập trung chủ yếu vào lĩnh vực dầu lửa), khu vực này cũng chứng kiến những cuộc đối đầu, tranh giành ảnh hưởng về chính trị, quân sự và lôi kéo các quốc gia trong vùng ngả theo mình của 2 phe. Cuộc đối đầu 2 miền Nam - Bắc Yêmen trong suốt thời kỳ Chiến tranh lạnh giữa cộng hòa XHCN Nam Yêmen (do Liên Xô hậu thuẫn) và Cộng hòa Bắc Yêmen do Mỹ, Phương Tây hậu thuẫn kéo dài tới năm 1996.

Nước Cộng hòa Irắc ra đời năm 1968 do Saddam Hussein lãnh đạo đã lật đổ vương triều phong kiến thân Mỹ ở Irắc, phá tan khối quân sự CENTO (khối Bát Đa) do Mỹ, Anh, Pháp thiết lập năm 1954 để chống Liên Xô và khối XHCN. Sau đó, chính quyền nước Cộng hòa Irắc ở Abubaka và Hussein đã thực thi chính sách ngoại giao, quân sự, kinh tế thân thiết với Liên Xô, đối đầu với Ixraen và Mỹ ở Trung Đông. Điều này, làm cho tình hình Vịnh Pếc-xích rất căng thẳng và phức tạp.

Ngày 15/02/1979, cuộc cách mạng Hồi giáo Iran thành công, nhà nước Cộng hòa Hồi giáo Iran ra đời. Sự kiện này đã phá vỡ ý đồ của Mỹ muốn dựa vào vương quốc Hồi giáo Iran của vua Palevi chống Liên Xô, tranh giành ảnh hưởng của Liên Xô của khu vực này.

Tháng 2/1979, Liên Xô đưa quân sang Apghanistan giúp nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Apghanistan của Apđenkarman và NajiBula chống Mỹ và Pakixtan. Một lần nữa các quốc gia vùng Vịnh bị lôi cuốn vào cuộc đối đầu Xô-Mỹ. Bởi việc Liên Xô đưa quân vào Apghanistan với ý đồ muốn thiết lập nhà nước XHCN ở sườn phía nam nước mình, phá vỡ ảnh hưởng của Mỹ ở đây. Liên Xô không chỉ phải chống lại Mỹ, Pakixtan mà các lực lượng Hồi giáo cấp tiến trên thế giới trong đó lực lượng Hồi giáo ở Vịnh Pếc-xích đặc biệt ở Arập Xê-út, Baranh, Qatar…tham gia với Mỹ, chi tài chính, viện trợ kinh tế cho lực lượng đối lập ở Apghanistan chống Liên Xô [26, tr.43]. Cuộc đối đầu giữa Liên Xô với Mỹ, Pakixtan, lực lượng Mujadilin ở Apghanistan được các quốc gia Hồi giáo thân Mỹ trên thế giới trong đó có các nước vùng Vịnh như Arập Xê- út, Baranh…hậu thuẫn diễn ra rất quyết liệt suốt 10 năm (1979 - 1989) khi Liên Xô rút quân khỏi Apghanistan. Tất cả những sự kiện trên đã cho thấy: trong thời kỳ Chiến

27

tranh lạnh, Vịnh Pếc-xích luôn thuộc khu vực có tầm chiến lược về an ninh, chính trị, kinh tế không chỉ của khu vực mà còn với thế giới. Nó thực sự là nơi tranh giành ảnh hưởng của các cường quốc trên thế giới đặc biệt giữa Liên Xô và Mỹ.

Sau khi Liên Xô sụp đổ (1991), chiến tranh lạnh kết thúc, tình hình an ninh, chính trị của các quốc gia vùng Vịnh không những không bớt đi tính căng thẳng, phức tạp vốn có từ trước, mà giờ đây khu vực này còn nảy sinh ra rất nhiều vấn đề chính trị- an ninh phức tạp khác như: vấn đề hạt nhân Iran, cuộc chống khủng bố Al-Qaeda ở Irắc và Apghanistan; đường biển quốc tế vận chuyển dầu qua kênh đào Xuyê và eo biển Hormus; cuộc xung đột Ixraen - Palextin; vấn đề các lực lượng hồi giáo cực đoan ở Palextin (JiHad, Hamas); sự bất ổn định ở Irắc; vấn đề người Cuốc ở Thổ Nhĩ Kì, Irắc, Xiri; vấn đề dân chủ, nhân quyền và kế hoạch “Đại Trung Đông” cải tạo Hồi giáo ở Vịnh Pếc-xích của Mỹ. Những vấn đề này không chỉ đe dọa tới hòa bình, ổn định, an ninh của khu vực mà còn có nguy cơ ảnh hưởng phức tạp và lâu dài tới tình hình an ninh - chính trị của thế giới.

Tóm lại, từ các điểm phân tích trên đây cho thấy, các quốc gia vịnh Pếc-xích

có vị trí địa chiến lược quan trọng và là điểm tranh giành lợi ích của các nước lớn, trong đó có Mỹ với chiến lược toàn cầu hiện nay, Mỹ chủ trương thực hiện kế hoạch “Đại Trung Đông” để tạo cơ sở cho tham vọng bá chủ toàn cầu của mình. Những diễn biến về an ninh và chính trị khu vực này rất phức tạp dẫn đến tình hình chung của khu vực vẫn rất bất ổn. Lợi ích chiến lược cũng như cục bộ của các nước lớn tại đây đan xen nhau và khó dung hòa.

Một phần của tài liệu Nhân tố dầu lửa trong quan hệ giữa Mỹ với các quốc gia vùng vịnh Péc Xích sau chiến tranh lạnh.PDF (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)