Iran là một quốc gia nằm ở Vịnh Pếc-xích, có chung đường biên giới với Irắc và là quốc gia có vị trí chiến lược nằm giữa Trung Đông và Trung Á. Ngoài ra, Iran là một quốc gia có trữ lượng dầu lửa rất lớn, ước tính lượng dầu lửa dự trữ của Iran đứng thứ hai trên thế giới. Chính vì tầm quan trọng chiến lược của Iran và sự giàu có về dầu lửa của nước này mà Iran luôn là tâm điểm của sự tranh giành ảnh hưởng giữa các cường quốc Liên Xô, Anh, Mỹ để có được những lợi ích thiết thực ở đây.
Công nghiệp của Iran là lĩnh vực đạt được nhiều thành tựu phát triển nhất trong những năm gần đây. Các ngành công nghiệp chủ yếu của Iran gồm: dầu lửa, hóa dầu, chế tạo kim loại, sản xuất vũ khí…Dầu lửa là ngành công nghiệp then chốt đối với sự phát triển kinh tế ở Iran, chiếm 80% tổng doanh thu xuất khẩu. Iran là nhà sản xuất dầu lửa lớn thứ 2 của Tổ chức xuất khẩu dầu lửa thế giới (OPEC) và nắm giữ 10% sản lượng dự trữ dầu lửa thế giới. Vào ngày 20/3/2006, Iran đã tham gia vào thị trường chứng khoán dầu lửa thế giới. Đây là thị trường sôi động nhất và có nhiều cơ hội đầu tư mới cho các nhà đầu tư thế giới vào Iran, trong đó có Mỹ [13, tr. 65].
Bảng 2.1: Tình hình xuất khẩu dầu lửa ở Iran (Đơn vị: USD)
Năm 2006 2007 2008 2009 6 tháng đầu
năm 2010
Sản lượng dầu thô (triệu
thùng/ngày) 3,2 3,8 4,0 4,2 2,8
Tổng kim ngạch xuất khẩu dầu và khí gas (tỷ USD)
23,0 27,4 36,8 49,4 26,7 Giá bình quân xuất khẩu
dầu mỏ (USD/thùng) 27,2 28,0 35,9 50,6 65,2
31
Bảng 2.1 cho thấy sản lượng khai thác dầu lửa ở Iran trong các năm qua đã có sự gia tăng đáng kể (từ 3,2 triệu thùng/ngày năm 2006 lên 4,2 triệu thùng/ngày năm 2009). Trong 6 tháng đầu năm 2010, Iran đã khai thác được 2,8 triệu thùng/ngày, gần bằng tổng sản lượng khai thác cả năm 2009. Tổng kim ngạch xuất khẩu dầu lửa cũng đã gia tăng mạnh từ 23 triệu USD đến 49,6 triệu USD. Hơn nữa, ngoài việc gia tăng về sản lượng thì giá cả dầu lửa trên thế giới đã leo thang nhanh trong năm 2010 đạt 65,2 USD/ thùng, tăng 64,2% so với năm 2009. Cho nên dầu lửa đóng góp rất lớn cho quá trình phát triển ngành công nghiệp nói riêng và nền kinh tế Iran nói chung.
Sự kiện ngày 11/9/2001 nước Mỹ bị mạng lưới khủng bố Al Qaeda tấn công đã làm cho chính quyền của Tổng thống G.W. Bush có sự điều chỉnh trong chính sách đối ngoại của Mỹ đối với Iran. Mỹ lợi dụng lý do chống khủng bố quốc tế đã phát động cuộc chiến tranh đầu tiên tại Apghanistan chống lại chế độ Taliban. Cuộc chiến tranh tại Apghanistan do Mỹ lãnh đạo và chiến dịch chống chủ nghĩa khủng bố một lần nữa là cơ hội có một không hai cho Iran và Mỹ cải thiện mối quan hệ. Bởi Mỹ và Iran đều có những lợi ích chung trong việc tiêu diệt lực lượng Taliban và Al Qaeda:
Đối với Iran: việc tiêu diệt lực lượng Taliban và Al Qaeda ở Apghanistan sẽ giải quyết cho Iran mối lo, sự trỗi dậy của lực lượng Hồi giáo cực đoan ở trong nước được Taliban hậu thuẫn.
Hạn chế nạn buôn bán ma túy từ Apghanistan sang Iran và giải quyết được mối lo lực lượng Taliban sẽ tấn công Iran.
Iran coi Taliban và Al Qaeda là lực lượng Hồi giáo khủng bố cực đoan, điều này tương đồng với quan điểm của Mỹ khi đánh giá Taliban.
Đối với Mỹ: có điểm tương đồng là Mỹ coi Taliban và Al-Qaeda là lực lượng đã gây ra vụ khủng bố 11/9/2001 tại Mỹ. Quy chúng là lực lượng Hồi giáo cực đoan cần phải tiêu diệt.
Việc tiêu diệt lực lượng Taliban sẽ giúp nước Mỹ giải quyết được nạn buôn thuốc phiện từ Apghanistan sang thị trường Mỹ.
Mặc dù có những điểm tương đồng trong cuộc chiến chống lại Taliban ở Apghanistan nhưng điều đó cũng không làm giảm bớt sự căng thẳng trong quan hệ
32
giữa hai quốc gia. Đặc biệt, từ khi cuộc khủng hoảng hạt nhân chính thức bắt đầu từ năm 2003 quan hệ Mỹ và Iran vốn đã căng thẳng lại trở nên căng thẳng hơn.
Thứ nhất, cả hai chính phủ Mỹ và Iran đều có những mục tiêu đối ngoại, lợi ích quốc gia và mối quan tâm khác biệt.
Mỹ luôn coi chính quyền Hồi giáo ở Iran là cái gai trong mắt Mỹ, vì vậy cần phải triệt tiêu. Với sự không hiệu quả của chính sách cấm vận đơn phương của Mỹ từ chính quyền Clinton và gặp phải phản đối từ các quốc gia đồng minh gồm Pháp, Đức v.v..cũng như các cường quốc khác như Nga, Trung Quốc khiến cho lợi ích và mục tiêu của Mỹ tại Iran chưa đạt được. Sự kiện 11/9/2001 là cái cớ để chính quyền Mỹ phát động cuộc chiến tranh chống khủng bố và thậm chí chống cả các nguy cơ đe dọa đến an ninh quốc gia Mỹ. Lấy cớ này chính quyền G.W. Bush tiếp tục thực hiện chính sách cấm vận và cô lập Iran trên trường quốc tế. Tuy nhiên, chính quyền Bush đã có sự thay đổi trong cách tiếp cận đối với vấn đề Iran đó là sử dụng cộng đồng quốc tế, mà công cụ là IAEA và Liên hợp Quốc để đưa ra các căn cứ hợp pháp hóa cho việc lật đổ chính quyền Iran [23, tr. 59].
Đối với Iran, lợi ích trước mắt và quyết định đó là sự tồn tại của chính quyền Hồi giáo kể từ khi cuộc Cách mạng Hồi giáo nổ ra năm 1979 làm thay đổi chế độ Iran. Với những lợi thế của mình về dầu lửa, Iran luôn muốn khẳng định vị thế và vai trò trong khu vực Vịnh Pếc-xích. Về lợi ích Iran không muốn để đất nước rơi vào tình trạng như chế độ Saddam Hussein bị lật đổ ở Irắc do Mỹ và liên quân thực hiện cuộc chiến tranh. Hơn nữa, xung quanh Iran là các đồng minh thân cận của Mỹ, sát biên giới là Ixraen- một quốc gia đồng minh chiến lược của Mỹ tại Trung Đông. Chính vì những nguy cơ trước mắt và tiềm ẩn luôn ám ảnh sự tồn tại của chính quyền Iran dưới thời Tổng thống Khatami và Amedinejar, nên Iran quyết định theo đuổi chương trình hạt nhân của mình cho dù ban đầu đã có những động thái “xuống nước” của mình trước sức ép dư luận quốc tế như IAEA, EU, Liên Hiệp Quốc nhằm đảm bảo sự tồn tại của chính quyền. Đồng thời cũng là lý do để Iran mặc cả trong các vấn đề quốc tế với Mỹ và các nước khác.
33
Thứ hai, trong quan điểm của một trong hai bên đều tìm cách buộc tội nhau. Về phía Mỹ, chính quyền nước này xác định và phản đối 5 lĩnh vực mà Iran đang theo đuổi. Một là, nỗ lực theo đuổi vũ khí hạt nhân và vũ khí giết người hàng loạt của Iran; hai là, Iran có sự dính líu đến chủ nghĩa khủng bố quốc tế; ba là, Iran ủng hộ các lực lượng chống đối nhằm phá hoại tiến trình hòa bình Trung Đông; bốn là, Iran là mối đe dọa và có các hoạt động lật đổ các quốc gia láng giềng trong khu vực; năm là, Iran là quốc gia vi phạm nhân quyền.
Ngược lại, về phía Iran cũng đưa ra danh sách một loạt các vấn đề mà nước này cho rằng Mỹ đã và đang âm mưu tiêu diệt chính quyền Iran: Một là, trong quá khứ Mỹ đã thông qua chương trình AJAX do CIA tổ chức lật đổ chế độ dân chủ Iran và khôi phục chế độ độc tài Shad lưu vong trước đó; hai là, cho đến nay Mỹ vẫn đóng băng các tài khoản của Iran kể từ khi cuộc cách mạng Hồi giáo xảy ra năm 1979; ba là, Mỹ tài trợ cho các tổ chức khủng bố chống lại Iran (như tổ chức MKO); bốn là, các công ty của Mỹ đã tài trợ cho Irắc các vũ khí, thiết bị hóa học trong cuộc chiến tranh Iran- Irắc những năm 1980; năm là, Mỹ đã bắn hạ máy bay 655 của Iran, làm chết nhiều dân thường; sáu là, Mỹ thực hiện lệnh cấm vận và gây áp lực về chính trị và kinh tế đối với Iran; bảy là, các máy bay do thám của Mỹ luôn vi phạm không phận của Iran từ năm 2003; tám là, Mỹ vu cáo Iran vi phạm nhân quyền.
Từ năm 2003 đến năm 2011 do cuộc khủng hoảng hạt nhân Iran nên quan hệ Mỹ và Iran luôn trong tình trạng căng thẳng. Cuộc khủng hoảng hạt nhân Iran trở thành một trong những tiêu điểm trong chính sách đối ngoại của chính quyền Bush. Chính sách của Mỹ đối với cuộc khủng hoảng hạt nhân Iran bao gồm các hoạt động cấm vận liên quan đến tài chính, các chương trình liên quan đến phổ biến vũ khí hạt nhân. Chính quyền Bush đã giành sự ưu tiên đối với vấn đề ngăn chặn Iran sản xuất làm giàu uranium. Do đó, chính quyền Bush và Obama luôn tìm cách sử dụng các biện pháp thuyết phục và trừng phạt đối với Iran nhằm mục đích làm cho Iran ngừng việc làm giàu uranium, đồng thời cam kết toàn diện rằng Iran theo đuổi một chương trình hạt nhân dân sự mà đã được IAEA thông qua và cho phép hoạt động.
34
Mỹ đã thông qua nhóm T5+1 (5 nước thường trực Hội đồng bảo an và Đức) thực hiện các biện pháp cấm vận Iran [13, tr. 64].
Với vị trí chiến lược ở Vịnh Pếc-xích, lại là quốc gia giàu dầu mỏ, Iran trở thành vị trí tranh giành ảnh hưởng của các cường quốc mà trong đó có Mỹ. Trước năm 1979 Iran và Mỹ có mối quan hệ thân thiết hơn bao giờ hết. Mục đích của Mỹ không ngoài ý đồ xây dựng chế độ thân Mỹ nhằm khai thác nguồn dầu mỏ to lớn tại đây. Hơn nữa, Nga cũng là quốc gia có quan hệ mật thiết với Iran trong các lĩnh vực khai thác dầu mỏ và hợp tác cung cấp vũ khí và trang thiết bị quân sự cho Iran, giúp Iran xây dựng các lò phản ứng hạt nhân. Đây cũng chính là vấn đề khiến Mỹ và các nước phương Tây chưa dám có những biện pháp quân sự cứng rắn đối với Iran vì nhiều cường quốc khác như Nga, Trung Quốc v.v…cũng có lợi ích ở Iran.
Xét về lợi ích dầu lửa, Mỹ là quốc gia tiêu thụ năng lượng lớn nhất trên thế giới và nhu cầu năng lượng trong tương lai của Mỹ tăng liên tục, do đó đòi hỏi Mỹ phải có biện pháp tìm kiếm các nguồn năng lượng trên thế giới phục vụ cho chính mình và cả các nước đối tác của Mỹ. Theo số liệu của Bộ Năng lượng Mỹ, năm 2009 Mỹ tiêu thụ 25,5% lượng dầu và 26,9% lượng khí gas trên thế giới. Trước cách mạng Hồi giáo các doanh nghiệp của Mỹ được hưởng rất nhiều từ việc hợp tác khai thác dầu tại Iran tuy nhiên cuộc cách mạng nổ ra khiến cho Mỹ cắt đứt quan hệ ngoại giao đồng thời cắt đứt quan hệ kinh tế với Iran. Các chính quyền Mỹ (Bill Clinton, G. W. Bush) sử dụng các lệnh cấm vận không chỉ đối với các công ty trong nước mà còn với các công ty nước ngoài hợp tác với Iran khai thác dầu. Lệnh cấm vận của Mỹ không chỉ nhằm làm kiệt quệ nền kinh tế Iran mà mặt khác Mỹ cũng không được hưởng những lợi ích từ việc cấm vận Iran đối với việc khai thác dầu mỏ.
Những đánh giá về tình hình phát triển kinh tế của Iran những năm gần đây cho thấy Iran là một nước phát triển kinh tế chưa ổn định, nền kinh tế của Iran vẫn còn phụ thuộc nhiều vào dầu lửa. Iran là một nước đã từng bước mở rộng quan hệ với thế giới nhưng do vấn đề hạt nhân nên quan hệ giữa Mỹ và Iran về phương diện chính trị - ngoại giao có nhiều căng thẳng liên quan đến hạt nhân của Iran.
35
Nhân tố dẫn đến quan hệ Mỹ-Iran trong thời gian gần đây trở nên căng thẳng là xuất phát từ lý do của Mỹ muốn thay đổi dân chủ ở Trung Đông. Washington cho rằng Iran, Xiri, Libi thuộc những quốc gia không thân thiện với mình. Mỹ cho rằng sự tồn tại của những quốc gia này sẽ cản trở việc Mỹ thực hiện cải cách mang tính chất “dân chủ” với những chính thể Hồi giáo mà Washington cho là cấp tiến, bảo thủ, ủng hộ cho chủ nghĩa khủng bố. Vì vậy, Mỹ xác định muốn thực hiện được kế hoạch Đại Trung Đông thì phải thay đổi dân chủ ở những quốc gia không thân thiện này.
Trong khi đó Têhêran cho rằng, việc Mỹ đưa ra kế hoạch Đại Trung Đông hay chương trình hạt nhân chỉ là bức bình phong. Còn nguyên nhân sâu xa, Mỹ muốn có sự thay đổi ở Iran chính là việc Washington muốn độc chiếm nguồn dầu mỏ phong phú của quốc gia Hồi giáo nay.
Để quan hệ Mỹ và Iran phát triển hơn nữa, trong thời gian tới chính phủ hai nước cần có những chính sách kinh tế phù hợp, tự do hóa thương mại và đầu tư (đặc biệt là dầu mỏ và nguồn năng lượng hạt nhân) trên tinh thần hợp tác, tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau. Với những điều kiện sẵn có về tài nguyên thiên nhiên, cơ sở hạ tầng, cơ sở các ngành công nghiệp, nguồn nhân lực dồi dào và những chính sách cải cách, hy vọng quan hệ giữa Mỹ và Iran ngày càng trở nên tốt đẹp hơn.