Chiến tranh lạnh
Đối với các quốc gia vùng Vịnh, chính sách đối ngoại của Mỹ được cụ thể hóa đến từng quốc gia một. Trong đó, Mỹ đã thay đổi chính sách đối với các quốc gia trong khu vực như Arập Xê-út, Ai Cập, Cô-oét…theo chiều hướng tích cực nhằm tạo cơ sở tốt cho cuộc chiến chống khủng bố và tấn công Irắc.
Việc hoạch định chính sách đối ngoại của Mỹ ở vùng Vịnh sau Chiến tranh lạnh vẫn đảm bảo tính liên tục và duy trì những mục đích mà Washington đề ra mặc dù gặp không ít khó khăn. Chính sách của chính quyền mới cho đến nay vẫn chưa có gì rõ nét mặc dù Tổng thống Bush tuyên bố “sẽ bảo vệ các quyền lợi của Mỹ tại Vịnh Pếc - xích và thúc đẩy hòa bình ở Trung Đông, cho dù là bất kỳ một nền hòa bình nào trên cơ sở một Ixraen được đảm bảo về an ninh” [19, tr.25].
Từ khi xóa bỏ được Tổng thống Saddam Hussein năm 2003 cho đến nay, Mỹ lại tiếp tục thay đổi chính sách đối ngoại của mình bằng một phương án thực hiện mới. Ngoại trừ trường hợp thực hiện một chính sách cứng rắn đối với vấn đề hạt nhân của Irắc, Washington chuyển sang kế hoạch bình định Vịnh Pếc-xích bằng lộ trình hòa bình và kế hoạch kinh tế, trong đó lấy việc xây dựng khu vực mậu dịch tự do Mỹ -Trung Đông làm miếng mồi kinh tế để “dụ dỗ và xoa dịu” các nước thù địch với Mỹ trong khu vực này. Ngày 9/5/2003, phát biểu trước tập thể giảng viên và sinh viên Trường Đại học Nam Carolina trong lễ tốt nghiệp, Tổng thống Bush cho rằng “sự sụp đổ của chính quyền Saddam Hussein đã đưa lại cơ hội lịch sử cho toàn bộ khu vực vùng Vịnh…Mỹ cần phải nắm bắt cơ hội này giúp các quốc gia vùng Vịnh Pếc-xích phát triển phồn vinh kinh tế và hòa bình vĩnh cửu, thúc đẩy kinh tế Trung Đông vào quỹ đạo tốt đẹp”[16, tr. 74]. Tuy nhiên, bản kế hoạch mới này của Mỹ chỉ nhận được sự phản ứng tích cực của Ixraen, còn hầu hết các nước còn lại đều tỏ ra nghi ngờ ý đồ của Mỹ.
30
Chính sách dầu lửa của Mỹ đối với khu vực vùng Vịnh còn thể hiện qua hợp tác song phương giữa Mỹ với từng quốc gia trong khu vực. Mục tiêu chiến lược của Mỹ là hỗ trợ các quốc gia Vịnh Pếc-xích về mặt kinh tế, thúc đẩy cải cách, dân chủ và qua đó tăng cường quan hệ song phương trên lĩnh vực khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên, đảm bảo nguồn cung ứng dầu lửa, khí đốt cho Mỹ.