Sự điều chỉnh chính sách của Mỹ đối với các quốc gia vùng Vịnh Pếc-xích

Một phần của tài liệu Nhân tố dầu lửa trong quan hệ giữa Mỹ với các quốc gia vùng vịnh Péc Xích sau chiến tranh lạnh.PDF (Trang 80 - 83)

Giai đoạn hậu Chiến tranh lạnh, Mỹ phát động chiến lược toàn cầu “cam kết và mở rộng” với mục tiêu chủ đạo là duy trì vị thế lãnh đạo thế giới trên nền tảng sức mạnh toàn diện về kinh tế, chính trị và quân sự. Để thực hiện điều đó, giới chiến lược Mỹ đề ra ba mục tiêu lớn: Thứ nhất, phục hưng nền kinh tế, giành lại vị trí lãnh đạo số một của Mỹ trong nền kinh tế thế giới và đây là ưu tiên số một trong chiến lược toàn cầu. Thứ hai, duy trì và củng cố ưu thế quân sự của Mỹ trên thế giới cả về hạt nhân và vũ khí thông thường làm công cụ răn đe chiến lược, nhằm khống chế các nước đồng minh đồng thời là đối thủ, đối phó với các cuộc xung đột khu vực. Và thứ ba, thúc đẩy dân chủ ở nước ngoài nhằm đặt thế giới vào một trật tự chính trị do Mỹ điều khiển. Những mục tiêu này đòi hỏi Mỹ không những phải duy trì được ưu thế tuyệt đối cả về

“sức mạnh cứng”“sức mạnh mềm” so với các đối thủ tiềm tàng mà còn phải “khống chế được các khu vực “cửa ô”, đầu mối giao thông và nguồn dầu mỏ” ở các Châu lục. Chính vì vậy, Vịnh Pếc-xích từ lâu đã là trung tâm trong các chiến lược an ninh quốc gia về quân sự - an ninh, chính trị và dầu lửa của Mỹ.

Cựu Bộ trưởng Quốc phòng William Perry nói: “Sự tiếp cận an ninh khu vực vùng Vịnh của Mỹ là can dự, có mặt trước và phản ứng nhanh. Hoa Kỳ duy trì và áp dụng các mối quan hệ đối tác an ninh với các quốc gia chủ chốt ở khắp Khu vực, mở rộng các quan hệ kinh tế và văn hóa, thúc đẩy việc dàn xếp hòa bình các tranh chấp trước khi chúng bùng nổ thành xung đột. Tại Vịnh Pếc-xích, chúng ta tập

81

trung đạt được các mục tiêu bằng cách đảm bảo rằng Iran và Irắc tuân thủ luật lệ quốc tế, củng cố các cơ sở thân thiện với Mỹ để bảo vệ những lợi ích chung và bày tỏ cam kết lâu dài với an ninh vùng Vịnh” [17, tr. 77].

Báo cáo về Chiến lược an ninh quốc gia gần đây cho thấy rõ hơn những lợi ích lâu dài của Mỹ tại khu vực: “Hoa Kỳ có những lợi ích lâu dài ở vùng Cận Đông đặc biệt liên quan đến việc đột phá hòa giải hòa bình Cận Đông, bảo vệ Ixraen và các bạn bè Ảrập của chúng ta, đồng thời bảo đảm sự thâm nhập tự do tới các nguồn dầu lửa của khu vực theo giá cả hợp lý đối với chúng ta. Chúng ta cố gắng củng cố hòa bình và ổn định ở đây. Đồng thời chúng ta tiến hành chính sách kiềm chế Irắc và Iran chừng nào những nước này còn là nguy cơ đối với quyền lợi của Hoa Kỳ” [67, pg.19].

Kiềm chế kép Irắc và Iran

Việc kiềm chế Iran và Irắc vừa là sự trừng trị của Mỹ đối với các chính quyền không thân thiện này, vừa nhằm đảm bảo không một cường quốc nào có thể nổi lên ở Vịnh Pếc-xích để thách thức của các đồng minh thân cận của Mỹ. Trong khung cảnh mà các nhà chiến lược Mỹ gọi là “bóng ma của các cuộc xung đột” đang trải rộng từ “xung đột cường độ thấp” (chiến tranh du kích và xung đột nhỏ) cho tới “xung đột cường độ cao” (chiến tranh toàn diện giữa các cường quốc), họ nhấn mạnh tới “xung đột cường độ trung bình” nhằm đối phó với những nước gọi là cường quốc quân sự ở thế giới thứ ba được trang bị vũ khí hiện đại. Chiến dịch “Bão táp sa mạc” do Mỹ chỉ huy đánh bại Irắc là thí điểm của “xung đột cường độ trung bình” và “chiến tranh kỹ thuật cao”. Bằng chiến dịch này và việc cấm vận xuất khẩu dầu mỏ của Irắc sau đó, Mỹ đã cô lập được Irắc và Iran. Đây là chính sách tiếp nối chủ trương trước đó của Mỹ là không để nước nào trong hai nước trở nên quá mạnh để có thể áp chế được cả vùng Vịnh, đồng thời cũng không để nước nào yếu quá để tạo ra khoảng trống quyền lực và tình trạng không cân bằng. Cũng vì lôgíc này mà Mỹ đã không sẵn sàng trả mọi giá để loại bỏ Saddam Hussein vào giai đoạn cuối của chiến tranh vùng Vịnh [20, tr. 43].

Sau Chiến tranh lạnh, Mỹ đã bố trí được một hạm đội có tàu sân bay và hàng trăm máy bay hiện đại ở Vịnh Pếc-xích, đưa các nước trong vùng vào một loạt dàn

82

xếp an ninh khác nhau và triển khai thêm quân. Irắc là nước chứa khoảng 10% trữ lượng dầu thế giới song những lợi ích khác từ việc kiềm chế Irắc lớn hơn nên Mỹ sẵn sàng đánh đổi bằng cuộc cấm vận Irắc kéo dài. Mặt khác, Mỹ tin tưởng rằng trong trường hợp bóp ghẹt được Chính quyền Saddam Hussein trong giai đoạn sau đó thì khả năng tiếp cận dầu lửa tại Irắc không phải là điều quá khó khăn.

Với Iran, các nhà lãnh đạo Iran đều tiếp tục nghi kỵ Mỹ như một lực lượng thù địch với cách mạng Hồi giáo. Trở lại, Mỹ nghi ngại Iran sâu sắc trước những toan tính khu vực của nó, cho rằng Iran đang sản xuất vũ khí hủy diệt hàng loạt và ủng hộ chủ nghĩa khủng bố quốc tế. Dù hai nước đã có một số cuộc tiếp xúc phi chính thức nào vào đầu thập kỷ, các vấn đề chính để nối lại quan hệ bình thường không được giải quyết.

Quan hệ giữa Mỹ - Arập Xê út, nước có trữ lượng dầu lớn nhất thế giới và đứng thứ ba về sản lượng, bạn hàng thương mại lớn nhất của Mỹ ở vùng Vịnh diễn ra khá tốt đẹp trong thập kỷ 90, trừ một vài vụ tấn công và lực lượng quân đội Mỹ đóng ở vùng Vịnh, nên phần sau đây chỉ đi xem xét hai tiêu điểm trong chính sách đối với Vịnh Pếc- xích của Mỹ giai đoạn sau chiến tranh lạnh là vấn đề Palextin và hai nước Iran và Irắc. Sau đó là sự điều chỉnh chính sách của Mỹ đối với các quốc gia vùng Vịnh.

Sách lược của Mỹ đối với các quốc qia Vịnh Pếc-xích:

Thứ nhất, đối với Iran: thông qua chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Iran, Mỹ và phương Tây muốn sử dụng con bài này để kiềm chế sức mạnh kinh tế, chính trị và quân sự của Iran trong khu vực, không cho Iran sở hữu vũ khí hạt nhân, đe dọa lợi ích của các đồng minh Mỹ trong khu vực.

Thông qua con bài dân chủ nhân quyền, dân tộc và tôn giáo để lật đỗ chế độ thần quyền với các giáo sỹ lãnh đạo đất nước Iran, đưa Iran trở thành quốc gia theo hình mẫu của phương Tây.

Thứ hai, đối với Irắc: Mỹ muốn duy trì nguyên trạng tình hình Irắc hiện nay, với một nhà nước liên bang do 3 giáo phái: Sunni, Siai và người Cuốc lãnh đạo đất nước. Lợi ích của Mỹ ở Irắc vẫn được đảm bảo thông qua việc Mỹ duy trì một lực lượng quân sự nhất định ở quốc gia này.

83

Đối với các nước vùng Vịnh còn lại, thì Mỹ vẫn duy trì nguyên trạng các Chính phủ hiện hành thân Mỹ nhằm mục đích lợi ích kinh tế, chính trị, quân sự của Mỹ ở các quốc gia này.

Một phần của tài liệu Nhân tố dầu lửa trong quan hệ giữa Mỹ với các quốc gia vùng vịnh Péc Xích sau chiến tranh lạnh.PDF (Trang 80 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)