Nằm ở Vịnh Pếc-xích, các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất (UAE) là một đất nước nhỏ với diện tích lãnh thổ 83.600 km2, dân số năm 2008 ước tính khoảng 6 triệu người, trong đó chỉ có dưới 20% dân số mang quốc tịch UAE, còn lại là các chuyên gia
49
và người lao động đến từ khắp nơi trên thế giới. Đi lên từ dầu lửa, UAE đã biến đất nước sa mạc thành một đất nước giàu có và thịnh vượng. Tận dụng được nguồn tài nguyên dầu lửa dồi dào và những điều kiện thuận lợi của môi trường quốc tế, quan hệ giữa Mỹ và UAE ngày càng cải thiện do sự tác động của yếu tố dầu lửa.
UAE bao gồm 7 tiểu vương quốc là Abu Dhabi, Dubai, Sharjah, Ajman, Umm al-Qwain, Ras al-Khaimah và Fujairah, trong đó Abu Dhabi là tiểu quốc lớn nhất và là thủ đô của UAE (diện tích khoảng 67.340 km2) và tiểu quốc nhỏ nhất là Ajman với diện tích chỉ là 259 km2. Mặc dù có 7 tiểu quốc, nhưng phần lớn những đóng góp đối với sự phát triển kinh tế của UAE chủ yếu là từ 2 tiểu quốc Dubai và Abu Dhabi. Hai tiểu quốc này hiện chiếm tới trên 80% GDP và chiếm tới 88% lực lượng lao động của toàn UAE. Đây là một quốc gia Hồi giáo có nguồn tài nguyên dầu lửa dồi dào.
Sản lượng dầu lửa của UAE tiếp tục đà tăng trưởng mạnh trong quá trình cung ứng nguồn năng lượng cho thị trường thế giới. Trong khi một số quốc gia OPEC và nhiều quốc gia không nằm trong OPEC đã đối mặt với việc sụt giảm sản lượng trong vòng năm năm qua, tổng sản lượng dầu thô của UAE vẫn tiếp tục tăng 31% và không có năm nào sản lượng trung bình rơi thấp hơn năm trước đó [5, tr. 78].
Trữ lưỡng dầu lửa của UAE đạt 97,6 tỉ thùng vào tháng 1/2007. Abu Dhabi chiếm 92,2 tỉ thùng, tiếp theo là Dubai với 4 tỉ thùng, Sharjah có 1,5 tỉ thùng, và Ras al Khaimah có 500 triệu thùng.
Mỹ nhập một lượng dầu lửa và khí gas từ UAE, do khoảng cách về địa lý và các tuyến vận tải đường biển phức tạp giữa 2 quốc gia. Thay vào đó, UAE xuất khẩu khoảng 62% lượng dầu thô sang Nhật Bản, khách hàng lớn nhất của UAE. Các quốc gia Châu Á khác hưởng lợi ích từ vị trí địa lý liền kề, tiêu thụ phần lớn sản lượng còn lại của UAE. Trong tương lai, các cơ sở cung cấp sản phẩm dầu lửa và khí đốt khâu khai thác sẽ tiếp tục tiến hành các dự án mới nhằm mục đích đẩy mạnh tổng sản lượng dầu thô của cả nước lên khoảng 4 triệu thùng/ngày vào năm 2020, tăng khoảng 40% so với sản lượng hiện nay.
Đạt được mục tiêu đầy tham vọng như vậy yêu cầu phải thực hiện các nguồn lực cũng như nguồn đầu tư khổng lồ, đặc biệt là nguồn nhân lực và nguồn nguyên
50
vật liệu nếu không đáp ứng đủ yêu cầu sẽ gây ra khủng hoảng, đây cũng chính là nguyên nhân gây ra khủng hoảng trong ngành dầu mỏ kể từ năm 2003. UAE đã đầu tư khoảng 7 tỉ USD vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng sản xuất đầu mối kể từ năm 2004 và tham gia đầu tư thêm khoảng 43 tỉ USD vào những năm sắp tới. Đồng thời cùng thời gian này, UAE đã đầu tư hơn 6 tỉ USD để mở rộng cơ sở lọc dầu trong nước, mở ra khả năng xuất khẩu sản phẩm tinh lọc.
Bộ trưởng Ngân sách Hoa Kỳ Henry Paulson đã ủng hộ những nỗ lực này trong bài phát biểu vào tháng 6/2008, trong đó có đoạn “những đầu tư trên sẽ mang lại lợi ích nhiều hơn cho các quốc gia sản xuất dầu lửa” và “ngay cả Hoa Kỳ cũng có lợi từ những đầu tư này của UAE” và “những nhà cung cấp trang thiết bị,dịch vụ của Hoa Kỳ cung cấp 45% lượng nhập khẩu của UAE cho các cơ sở khai thác dầu lửa” [5, tr. 23].
Tháng 4/2004, UAE ký Hiệp định khung về thương mại và đầu tư với Mỹ và tháng 11/2004 UAE ký kết FTA với Mỹ. Để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, UAE đã khuyến khích hình thức đầu tư 100% vốn FDI trong các khu thương mại tự do được thành lập khắp Dubai và Abu Dhabi. Trong quan hệ thương mại, UAE luôn ở trong tình trạng xuất siêu với các nước (chủ yếu là xuất khẩu dầu lửa). Chẳng hạn, vào tháng 12/2008, xuất khẩu của UAE sang Mỹ đạt 509.258 Dirham, trong khi nhập khẩu từ Mỹ chỉ là 27.640 Dirham [44].
Phần lớn sản lượng dầu thô hiện có của UAE được khai thác bằng công nghệ bơm nén khí gas tự nhiên vào các mỏ dầu chính để tăng áp lực. Nếu không có chương trình quy mô này, sản lượng dầu thô của UAE sẽ bị đình trệ và sụt giảm. UAE đang thử nghiệm các công nghệ cô lập tách rời carbon để thay thế công nghệ bơm nén khí gas tự nhiên. Công nghệ này sẽ góp phần tăng xuất khẩu khí gas tự nhiên, tạo ra nhiều khả năng hơn trong sản xuất dầu và đem lại nhiều lợi ích quan trọng đối với môi trường toàn cầu.
Năm 2005, UAE trở thành một trong các quốc gia đầu tiên và chủ yếu sản xuất dầu thông qua Nghị định thư Kyoto của Hiệp ước Biến đổi Khí hậu của Liên Hợp Quốc. Một phần của chiến lược đa dạng hoá nguồn năng lượng của mình, Abu Dhabi đang đầu tư hơn 20 tỉ USD ở Masdar, chương trình năng lượng thay thế toàn
51
diện và lớn nhất thế giới. Các đối tác Mỹ bao gồm MIT, Columbia University, Colorado University, Chicago Adrian Smith Gordon Gill Architecture và các tổ chức khác trên khắp thế giới, như Đại học Imperial College của London và Học Viện Công nghệ Tokyo.
UAE hiện đang khai phá nguồn năng lượng hạt nhân nhằm đáp ứng nhu cầu về điện ngày càng tăng nhanh chóng, do sự tăng trưởng mạnh mẽ cũng như những yêu cầu trong việc khử muối nước biển. Công nghệ mới giúp giảm bớt nhu cầu về khí gas tự nhiên và những cơ sở đốt dầu gây ô nhiễm đặc biệt nhu cầu về điện đỉnh điểm trong những tháng hè nóng nực.
Làm việc với các đối tác toàn cầu đặc biệt là Mỹ: Abu Dhabi có lịch sử tiếp nhận đầu tư tư nhân trong việc khai thác và sản xuất dầu mỏ và khí gas. Trong thực tế, Abu Dhabi là thành viên duy nhất của OPEC không quốc hữu hoá cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài trong suốt thời gian làn sóng quốc hữu hoá quét qua ngành công nghiệp vào giữa thập niên 70, UAE vẫn tiếp tục duy trì lợi ích từ tỷ lệ lớn đầu tư tư nhân. Hiện nay, các công ty dầu lửa quốc tế từ Mỹ, Nhật, Pháp, Anh và các quốc gia khác tiếp tục nắm giữ cổ phần từ 40-100% quyền sở hữu các giếng dầu lớn của Abu Dhabi.
Tập đoàn Occidental Petroleum của Mỹ và Total của Pháp, mỗi tập đoàn nắm giữ 24,5% cổ phần trong dự án đường ống dẫn khí gas Dolphin. Exxel Mobil gần đây giành được một hợp đồng xây dựng khu khai thác Upper Zakum, sẽ tăng sản lượng dầu lửa lên hơn 220.000 thùng/ngày. Gần đây nhất, tập đoàn ConocoPhillips giành được một dự án nhiều tỉ USD trong chương trình phát triển các mỏ khí gas tự nhiên và chiếm vị trí quan trọng ở Abu Dhabi, góp phần hạn chế lượng dầu thô cần đốt để tạo ra điện phục vụ nhu cầu trong nước [5, tr. 79].
Bên cạnh đó, UAE thực hiện các biện pháp nhằm đảm bảo an toàn cho việc vận chuyển dầu. Trong nỗ lực nhằm tăng cường sự an toàn cho nguồn cung, chính quyền các quốc gia vùng Vịnh đang nghiên cứu hoàn thiện hệ thống đường ống dẫn dầu xuyên qua Eo biển Hormuz. Hiện nay, khoảng hai phần năm lượng dầu giao dịch trên thế giới được vận chuyển bằng tàu chở dầu xuyên qua eo biển rộng 34 dặm này.
52
Nếu hệ thống được xây dựng, các ống dẫn dầu có thể vận chuyển được tới 6.5 triệu thùng dầu mỏ mỗi ngày hay khoảng 40% sản lượng chở bằng tàu hiện nay. Vào năm 2010 sẽ hoàn tất xây dựng hệ thống đường ống dẫn quy mô nhỏ hơn, có thể vận chuyển 1,5 triệu thùng/ngày, hệ thống ống dẫn sẽ bắt đầu từ dàn khoan Habshan của UAE và kết thúc tại Bang Fujairah, nằm ở bên ngoài eo biển thuộc Vịnh Oman [45].
Duy trì hoà bình và ổn định ở Vịnh Pếc-xích, có ý nghĩa quan trọng với nguồn cung và cầu thị trường năng lượng toàn cầu. UAE hợp tác chặt chẽ với Mỹ, Liên Hợp Quốc, Uỷ ban Châu Âu, các lực lượng NATO trong việc đóng góp công sức và hưởng lợi ích từ sự hợp tác an ninh trong khu vực. Trong quan hệ đối tác đặc biệt với Mỹ, UAE có những hỗ trợ về việc tiếp cận cảng biển, về dịch vụ hậu cần, vốn trước đây chưa từng có tiền lệ, UAE cho phép Mỹ lập căn cứ không quân và tham gia tập trận chung với quân lực Mỹ. UAE hiện có đơn đặt hàng một hệ thống phòng thủ tên lửa toàn diện với nhà cung cấp Mỹ, hệ thống này sẽ góp phần tăng cường an ninh cho UAE, bao gồm các phương tiện sản xuất và vận chuyển dầu.
Nhằm đáp ứng nhu cầu về năng lượng ngày càng tăng, UAE đang xây dựng một chương trình năng lượng hạt nhân hoà bình. Chính phủ UAE đặt mối quan tâm sâu sắc tới các mặt nhạy cảm liên quan đến việc vận hành các lò phản ứng hạt nhân và những dự án đánh giá tiền khả thi. Do đó, Chính phủ UAE đã và đang nỗ lực làm rõ các mục tiêu còn lu mờ và các mục tiêu năng lượng hạt nhân hoà bình, Chính phủ cũng đang nghiên cứu đánh giá về chương trình năng lượng hạt nhân hoà bình hiện đang trong giai đoạn xây dựng cũng như làm thế nào để có thể vận hành chương trình đem lại hiệu quả trong tương lai.
Chính phủ UAE đã ban hành các văn kiện thông tin chi tiết với nhân dân để chứng tỏ sự phát triển hiệu quả của chương trình năng lượng hạt nhân và lý do cần theo đuổi một cách an ninh và hoà bình. Các văn kiện sau đã được Chính phủ UAE chính thức ban hành cho thấy quan điểm của Chính phủ trong việc thành lập chương trình năng lượng hạt nhân dân sự hoà bình ở UAE:
UAE cam kết tiến trình thực hiện minh bạch và theo đuổi các chuẩn mực cao cấp của chương trình Không phổ biến vũ khí hạt nhân. Tiếp theo đó, UAE sẽ làm
53
việc trực tiếp với Tổ chức Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) tuân thủ các nguyên tắc của tổ chức trong việc đánh giá và xây dựng chương trình năng lượng hạt nhân hoà bình. Sau đó, UAE sẽ tiến hành các chương trình năng lượng hạt nhân hoà bình với quan điểm đảm bảo sự bền vững lâu dài.
Thông qua việc áp dụng các chính sách và chương trình hành động nêu trên, Chính phủ UAE mong muốn hợp tác với Hoa Kỳ để xây dựng một mô hình mới qua đó các quốc gia chưa thực hiện chương trình này có thể tìm hiểu và sử dụng năng lượng hạt nhân hiệu quả với sự hỗ trợ và tin tưởng toàn diện bởi cộng động thế giới. Bên cạnh đó, UAE còn thực hiện các hoạt động khác nhằm hỗ trợ chương trình không phổ biến vũ khí hạt nhân như:
UAE gia nhập Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân năm 1996, là thành viên của Tổ chức năng lượng nguyên tử Quốc tế và hợp tác với Hệ thống Kiểm soát Công nghệ tên lửa. UAE cũng là một quốc gia thành viên trong chương trình Sáng kiến toàn cầu chống Khủng bố hạt nhân.
UAE hiện đang làm việc với Bộ Năng lượng Mỹ thực hiện chương trình Megaports Initiative, một nỗ lực hợp tác nhằm mục đích ngăn chặn quân khủng bố sử dụng các cảng biển trên thế giới vận chuyển các vật liệu cấm; ngăn chặn các vật liệu phóng xạ hay vật liệu hạt nhân nếu vận chuyển bằng đường hàng hải; và cấm các vật liệu có hại có thể sử dụng bởi quân khủng bố.
UAE đã ký Sáng kiến An ninh không phổ biến vũ khí hạt nhân (Proliferation Security Initiative (PSI)) với Mỹ, nhằm mục đích ngăn chặn việc vận chuyển vũ khí giết người hàng loạt, ngăn chặn các hệ thống vận chuyển các nguyên vật liệu liên quan đến vũ khí này trên toàn thế giới.
UAE tham gia vào Sáng kiến An ninh Công-te-nơ của Mỹ (US Container Security Initiative (CSI)), hệ thống an ninh bao gồm một nhóm hải quan và bảo vệ biên giới Mỹ đóng thường xuyên trong các cảng của Dubai, tại đây họ làm việc kết hợp chặt chẽ với hải quan Dubai để giám sát công-te-nơ chuyển tới Mỹ.
Hãng Dubai Ports World đã được xác nhận UAE là một thành viên của sáng kiến hợp tác giữa doanh nghiệp và hải quan chống khủng bố (Customs-Trade
54
Partnership Against Terrorism), một sáng kiến về an ninh hàng hoá giữa doanh nghiệp và chính phủ chỉ đạo bởi Bộ An ninh Nội địa Mỹ và nhóm bảo vệ biên giới.
Bộ Ngoại Giao Mỹ thông qua chương trình Hỗ trợ An ninh Biên giới và Kiểm soát xuất khẩu hiện đang giúp UAE tăng cường năng lực thực thi và cấp phép ngăn chặn vận chuyển hàng trái phép. Mỹ xác định tăng cường mối quan hệ đối tác chiến lược với UAE trên các mặt kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao nhằm mục đích:
UAE là quốc gia giàu tiềm năng dầu lửa, khí đốt. Tăng cường mối quan hệ với quốc gia này sẽ giúp cho Mỹ đảm bảo được nguồn năng lượng phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế trong nước mình.
UAE hiện có mối quan hệ không mấy tốt đẹp với Cộng hòa Hồi giáo Iran. Giữa UAE và Iran hiện nay vẫn xảy ra tranh chấp các hòn đảo giàu dầu lửa ở eo biển Homuz (cửa ngõ của Vịnh Pếc-xích). UAE luôn muốn dựa vào Mỹ để giải quyết cuộc tranh chấp với Iran. Đây là cơ hội thuận lợi để Washington gia tăng ảnh hưởng ở khu vực này. Chính quyền UAE có mối quan hệ đồng minh thân cận với Mỹ từ lâu. Tăng cường quan hệ với UAE, Mỹ có thể xâm nhập sâu vào Tổ chức hợp tác vùng Vịnh (GCC), gia tăng ảnh hưởng ở tổ chức này. Định hướng hoạt động của Tổ chức này theo hướng của Mỹ.
Việc tăng cường quan hệ với UAE giúp Mỹ có thể thực hiện chiến lược “thay đổi Đại Trung Đông” thuận lợi. Với những hợp tác quan trọng trong lĩnh vực dầu lửa và chương trình năng lượng hòa bình, chính trị, kinh tế, quân sự…quan hệ Mỹ và Các tiểu vương quốc Arập thống nhất ngày càng trở nên thân thiện trên cơ sở hợp tác, bình đẳng và tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau.