Sự cạnh tranh của Nga và Trung Quốc

Một phần của tài liệu Nhân tố dầu lửa trong quan hệ giữa Mỹ với các quốc gia vùng vịnh Péc Xích sau chiến tranh lạnh.PDF (Trang 74 - 80)

Do vị trí địa chính trị cũng như nguồn tài nguyên năng lượng phong phú cho nên Vịnh Pếc-xích không chỉ lọt vào tầm ngắm của Mỹ. Các cường quốc Nga, Trung Quốc từ lâu đã đưa khu vực này vào vị trí ưu tiên trong chính sách đối ngoại của mình. Với Nga, vùng Vịnh là khu vực lợi ích “truyền thống” và “bất khả xâm phạm”. Còn với Trung Quốc, khu vực này cũng có ý nghĩa chiến lược vô cùng quan trọng, có lợi cho Trung Quốc trong việc đảm bảo an ninh và ổn định nguồn cung năng lượng. Do đó, hai cường quốc Nga, Trung Quốc không thể đứng nhìn Mỹ tự do khai thác nguồn tài nguyên quý ở khu vực này mà cũng đã ráo riết đẩy mạnh quan hệ với các nước trong khu vực.

75

Nga bảo vệ thế độc quyền

Vào thời điểm các quốc gia bên ngoài bắt đầu chủ trương thúc đẩy việc kiểm soát nguồn dầu khí ở Vịnh Pếc-xích, tình hình nội bộ Nga lúc đó không ổn định khiến nước này chưa có chính sách ứng phó toàn diện. Tuy nhiên, Nga cũng đã nhanh chóng đưa ra những lời chỉ trích các nước lớn phương Tây, đặc biệt là Mỹ, tham gia khai thác dầu lửa ở vùng Vịnh, cho rằng nguồn tài nguyên này là tài sản chung của các quốc gia trong khu vực. Nga không bằng lòng với việc Mỹ mượn chiêu bài khai thác dầu lửa để thâm nhập vào phạm vi thế lực truyền thống miền Nam của Nga, khiến cho tình hình chiến lược biên cương miền Nam của Nga bị xấu đi.

Sau khi trữ lượng dầu mỏ ở Vịnh Pếc-xích được xác nhận, Nga thấy rằng các nước Phương Tây khi được quyền khai thác dầu ở đây thì sẽ làm yếu đi ưu thế của Nga trong việc khai thác mỏ dầu và hệ thống đường ống dẫn dầu khí ở vùng Serbia. Các quốc gia vùng Vịnh và Mỹ đã phớt lờ lời chỉ trích và phản đối của Nga, tiếp tục khai thác với quy mô lớn, đặt Nga vào tình thế bị động không có lợi.

Trên thực tế, Nga là nước xuất khẩu khí đốt thiên nhiên lớn nhất thế giới. Nga không trực tiếp tiêu dùng sản phẩm năng lượng của Vịnh Pếc-xích, nhưng khống chế nguồn năng lượng của khu vực này khiến Nga có lợi ích chính trị và hợp tác kinh tế với các nước quanh vùng biến Caspi. Nga đã ký Hiệp định phân định vùng biển và hợp tác khai thác năng lượng ở vùng biển Caspi với Kazakhstan và đẩy nhanh tiến trình xây dựng đường ống dẫn dầu quanh biển Caspi nhằm củng cố vị trí chủ đạo xuất khẩu dầu ở vùng biển Caspi.

Tháng 01/2001, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Turkmenistan đã ký tuyên bố chung tại Matxcơva, kêu gọi Trung Đông và các nước vùng biển Caspi xây dựng “Liên minh năng lượng Âu- Á”. “Ý đồ của Nga là giành quyền khống chế nguồn dầu lửa và khí đốt thiên nhiên ở vùng biển Caspi và Vịnh Pếc-xích xây dựng đúng vào thời điểm diễn ra sự cạnh tranh giành quyền khống chế nguồn năng lượng ở khu vực này” [34, tr. 58].

Tháng 4/2003, Nga đã tiến hành một “cuộc đảo chính” lớn chống lại quyền lợi của Mỹ với việc ký một thỏa thuận lớn với Turkmenistan- nước có một trữ lượng khí

76

đốt đã được xác định là lớn nhất thế giới để mua tất cả lượng khí đốt xuất khẩu của nước này ở Trung Đông trong vòng 25 năm tới. Thỏa thuận trên đã tạo cơ sở vững chắc cho Matxcova thành lập một “Tổ chức OPEC về khí đốt” nhằm tạo ra một kênh chủ chốt về xuất khẩu khí đốt từ các quốc gia khác thuộc Liên Xô cũ sang Châu Âu. Thỏa thuận này làm cho các dự án xây dựng đường ống dẫn khí từ Caspi xuyên Capcađơ được Mỹ hậu thuẫn bị phá sản. Thỏa thuận về khí đốt với Turkmenistan cũng mở đường cho một dự án của Matxcova cung cấp khí đốt của Iran cho Apghanistan.

Nga cũng điều chỉnh chính sách theo hướng các khoản tiền mà các nước Trung Đông nợ của Nga sẽ được chuyển thành các khoản đầu tư. Tháng 1/2006, Tập đoàn khí đốt của Nga Gazprom đã ký một hiệp định với Uzbekistan để mua 3 mỏ khí đốt lớn nhất nước này. Gazprom cũng đã ký một thỏa thuận với Kyrgyzstan về khai thác và phát triển các khu vực dầu lửa và khí đốt, hiện đại hóa và xây dựng các cơ sở vận chuyển khí đốt mới. Gazprom và Kazakhstan, Uzbekistan cũng đã ký các hiệp định 5 năm, theo đó công ty này được độc quyền vận chuyển khí đốt tự nhiên từ Trung Đông đi qua lãnh thổ hai nước này sang Châu Âu.

Trong bối cảnh cuộc chiến giành quyền kiểm soát các nguồn năng lượng trên thế giới giữa các cường quốc đang diễn ra ngày một quyết liệt, ngày 12/5/2007, Tổng thống Nga Vladimir Putin tạo ra bước ngoặt lớn khi đạt được một thỏa thuận với Kazakhstan và Turkmenistan về việc xây dựng một tuyến đường ống khí đốt mới từ hai nước thuộc Liên Xô cũ này sang Nga. Sự kiện này không chỉ vạch rõ ranh giới giữa Nga với các nước địch thủ mà còn khẳng định vị trí không thể đảo ngược của Nga trong cuộc chiến năng lượng.

Ngày nay, Gazprom đã trở thành một phương tiên chính trị mới của Điện Kremli. Trong “Chiến lược năng lượng đến 2020”, Matxcova nhận định rằng: “vai trò của Nga trên thị trường thế giới sẽ quyết định một phần lớn ảnh hưởng địa - chính trị” và khu vực dầu lửa là “một phương tiện chính trị đối nội và đối ngoại”.

Là nhà cung cấp ¼ lượng khí đốt ở Châu Âu, Gazprom cũng bắt đầu cung cấp cho Mỹ và có kế hoạch cung cấp cho Trung Quốc. Gazprom đã ký thỏa thuận với Công ty Dầu mỏ quốc gia Iran, theo đó có thể tham gia kế hoạch xây dựng đường ống

77

vận chuyển khí đốt của Iran sang Ấn Độ và Pakixtan. Ngoài ra, Gazprom cũng hợp tác trong việc khai thác mỏ dầu ở vùng Tây Nam Iran. Gazprom dự định từ năm 2014 cung cấp khí tự nhiên hóa lỏng từ mỏ khí Stốcman, ngoài khơi biển Baren, cho Mỹ và Canada. Ngoài Gazprom, các hãng khai thác dầu khí lớn của Nga còn có thể kể như “Rosneft”, “Lukoil” và “Multinational Corporation-BP” [24, tr. 92].

Thỏa thuận về việc xây dựng đường ống khí đốt mới giữa Nga với Kazakhstan và Turkmenistan được coi là một “cú đấm chết người” giáng vào tham vọng của Mỹ định xây dựng một tuyến đường ống dẫn khí đốt trực tiếp từ các quốc gia Trung Đông qua biển Caspi, Azerbaijan, Thổ Nhĩ Kỳ, không qua lãnh thổ Nga để sang thẳng Châu Âu nhằm giảm bớt sự lệ thuộc vào Nga cũng như loại bỏ ảnh hưởng còn lại của nước này tại Trung Á. Đây thực sự là một thất bại đối với những nỗ lực suốt nhiều năm qua của Mỹ và các nước Phương Tây. Theo thỏa thuận đạt được, trong vòng 3 năm tới, tuyến đường ống mới có thể vận chuyển trung bình mỗi năm 10 tỷ m3 khí đốt vào hệ thống phân phối khí đốt của Nga. Theo đó, đến năm 2012, mỗi năm Nga sẽ nhận được từ các quốc gia Trung Á khoảng 90 tỷ mét khối khí đốt. Như vậy, Matxcova sẽ kiểm soát phần lớn lĩnh vực xuất khẩu năng lượng của khu vực Trung Á-nơi vẫn được xem là sân sau của Nga.Việc ba quốc gia khai thác khí đốt lớn nhất trong khu vực: Nga, Turkmenistan và Kazakhstan nhất trí xây dựng tuyến đường ống dẫn khí này sẽ mang lại cho Nga một thỏa thuận “kiểm soát phần lớn lĩnh vực xuất khẩu dầu mỏ của Trung Á, càng làm tăng vai trò của Nga với tư cách là quốc gia xuất khẩu khí đốt chủ yếu cho Châu Âu. Thỏa thuận trên cũng làm tăng mối lo ngại của Phương Tây rằng, Matxcova sẽ sử dụng sức mạnh năng lượng của mình như một công cụ chính trị” [57, pg. 48].

Với chiến lược “thêm bạn”, Nga kiên trì biến đối thủ thành đối tác, biến “sân sau” của Mỹ thành “mảnh vườn canh tác” của mình: Nga - Arập Xê út chẳng hạn. Phải mất khoảng 70 năm Nga mới biến đối thủ thủa ấy trở thành đối tác ngày nay.

Không những thế, Nga - Iran ký kết hợp tác dầu khí, bởi Iran là một quốc gia có nhiều nguồn tài nguyên năng lượng quý giá ở khu vực Trung Đông và là nước chống Mỹ kịch liệt. Chỉ tính riêng trữ lượng khí đốt, hiện trên lãnh thổ Iran có khoảng 28

78

nghìn tỷ m khí chưa được khai thác. Năm 2006, sản lượng khai thác khí đốt của Cộng hòa Iran đạt 105 tỷ m3. Khí đốt chiếm 50%, dầu lửa 44%, thủy điện 2% và than đá là 1% trong tổng cộng tất cả các nguồn năng lượng khai thác được của nước này. Gazprom, tập đoàn năng lượng lớn nhất của Nga, đã và đang tham gia hợp tác giai đoạn 2 và giai đoạn 3 tại khu vực Nam Pars cùng với các tập đoàn năng lượng Total của Pháp, Petronas của Malaysia. Được biết, dự án hợp tác hỗn hợp này có khả năng sản xuất ra 20 tỷ m3 khí/năm. Khu vực Nam Pars của Iran chiếm khoảng 60% tổng trữ lượng khí đốt của Iran và nếu đem so sánh với trữ lượng khí đốt toàn cầu thì nó chiếm tới 10%. Tại mỏ dầu Bắc Azerbaijan có trữ lượng 33 tỷ thùng dầu thô [13, tr. 54].

Tháng 4/2008, Tập đoàn Dầu lửa Quốc gia của Iran (NIOC) và chính quyền Iran cùng Tập đoàn năng lượng khổng lồ của Nga-Gazprom đã đạt được một thỏa thuận chung về hợp tác dầu khí nhằm phát triển một số khu vực tại khu mỏ khí đốt Nam Pars trong Vịnh Pếc-xích và khu vực mỏ khai thác dầu Bắc Azerbaijan ở miền Nam Iran.

Hiện nay, Nga tăng cường hợp tác với Iran thông qua việc giúp Iran phát triển chương trình năng lượng hạt nhân. Nga giúp Iran xây dựng các lò phản ứng hạt nhân ở Natan, Isphahan, Busơ. Đổi lại Iran tăng cường hợp tác với Nga trong việc khai thác dầu mỏ và khí đốt. Việc Nga và Iran tăng cường hợp tác trong việc khai thác năng lượng là một đòn giáng mạnh vào tham vọng của Mỹ muốn cô lập Nhà nước Cộng hòa Hồi giáo Iran. Nhất là tham vọng muốn kiểm soát nguồn dầu lửa phong phú của Iran nhằm phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế của nước Mỹ trong tương lai.

Trung Quốc tạo dựng lòng tin với các nước vùng Vịnh

Không có vị thế mang tính “độc quyền” như Nga, không rót tiền đầu tư một cách ồ ạt như Mỹ, Trung Quốc chọn cách tăng cường hợp tác song phương, tạo dựng lòng tin với các quốc gia Vịnh Pếc-xích để tìm chỗ đứng vững chắc trong ngành khai thác dầu khí.

Năm 2007, một số chuyên gia Trung Quốc đã đề xuất một chiến lược năng lượng “hướng Tây”. Họ cho rằng, bất kể vị trí địa lý hay là vấn đề cung ứng và an ninh vận tải, so với Trung Á và Châu Phi, Vịnh Pếc-xích vẫn là nguồn cung ứng dầu lửa lý tưởng của Trung Quốc, giúp Trung Quốc có thể giảm bớt sự lệ thuộc vào các quốc gia

79

Trung Á và tăng thêm cơ số về an ninh năng lượng. Đồng thời, sự ràng buộc về năng lượng có thể giúp tăng cường lòng tin giữa Trung Quốc và vùng Vịnh Pếc-xích, bảo đảm an ninh vùng biên giới phía Tây của Trung Quốc.

Thực tế, Trung Quốc đã bắt đầu mở rộng hợp tác năng lượng với các nước vùng Vịnh. Tháng 9/2000, Trung Quốc và Iran đã ký hiệp định khai thác dầu, tổng giá trị hợp đồng là 9,5 tỷ USD.

Điều đáng chú ý là trong cuộc chiến tranh giành quyền khai thác dầu lửa ở Vịnh Pếc-xích, Trung Quốc đã tỏ rõ năng lực của mình. Nhận thấy các quốc gia vùng Vịnh rất thiếu vốn đầu tư cho việc khôi phục và phát triển công nghiệp năng lượng và chính phủ các nước này đang ráo riết tìm kiếm nguồn đầu tư nước ngoài, các nhà đầu tư Trung Quốc đã nhanh chóng nắm bắt được thời cơ này. Trong cuộc cạnh tranh với các công ty dầu lửa lớn phương Tây, Trung Quốc đã giành được quyền khai thác mỏ dầu “Yiuchinli mới” nằm ở phía Đông biển Caspi thuộc Kazakhstan. Đây là mỏ dầu lớn thứ hai của Kazakhstan với trữ lượng 1,5 tỷ thùng. Có thể nói, thắng lợi của chính sách năng lượng Trung Quốc ở Vịnh Pếc-xích thực sự làm các cường quốc như Nga, Mỹ và Châu Âu phải ghen tỵ. Năm 2005, Công ty Dầu mỏ quốc gia hải ngoại của Trung Quốc (CNOOC) đã mua công ty sản xuất dầu mỏ lớn nhất của Kazakhstan là PetroKazakhstan, với giá 4,2 tỷ USD. Kể từ năm 2007, CNOOC đã đầu tư gần 10 tỷ USD vào Kazakhstan [64, pg. 63].

Mối quan hệ Trung Quốc- Iran cũng được củng cố mạnh mẽ thông qua việc hai nước tăng cường hợp tác với nhau trong vấn đề chính trị, chống chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan, chủ nghĩa khủng bố, trong lĩnh vực kinh tế đặc biệt là về năng lượng. Năm 2006, Công ty dầu lửa Quốc gia Trung Quốc (CNOOC) đã ký Hợp đồng khai thác mỏ dầu Aganađét ở Iran với Hợp đồng trị giá khoảng 30 tỷ USD. Điều này, cũng đáp ứng một phần nào nhu cầu năng lượng trong lương lai của Trung Quốc.

Trong hiện tại và tương lai gần, Vịnh Pếc-xích vẫn là thị trường nhập khẩu dầu mỏ hàng đầu của Trung Quốc. Việc tăng cường mối quan hệ thân thiết với các quốc gia vùng Vịnh có ý nghĩa sống còn đối với sự phát triển kinh tế Trung Quốc

80

trong tương lai. Năm 2020, Trung Quốc dự báo sẽ nhập khẩu 20% nguồn dầu lửa từ bên ngoài trong đó chủ yếu từ các quốc gia Trung Đông.

Như vậy, Vịnh Pếc-xích hoàn toàn không phải là miếng bánh dễ ăn dành cho Mỹ. Để đạt được các lợi ích của mình trong lĩnh vực an ninh, chính trị và đặc biệt là dầu lửa trong khu vực, Mỹ không ngừng chịu sự cạnh tranh khốc liệt từ phía hai nước lớn là Nga và Trung Quốc. Đặc biệt, trong những năm gần đây, Nga và Trung Quốc đang có xu hướng hợp tác để giữ thế đối trọng với Mỹ tại vùng Vịnh. Điều này chắc chắn sẽ buộc Mỹ phải điều chỉnh chính sách để đạt được những mục tiêu mà nước này đã đề ra.

Một phần của tài liệu Nhân tố dầu lửa trong quan hệ giữa Mỹ với các quốc gia vùng vịnh Péc Xích sau chiến tranh lạnh.PDF (Trang 74 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)